Tham gia thương mại điện tử cũng giống như bạn mở một gian hàng ngoài chợ, chỉ khác là khu chợ đó nằm trên internet và các phương tiện điện tử. Đông vui thì đông vui thật, nhưng mức độ cạnh tranh cũng gay gắt hơn. Làm sao để khách hàng chọn bạn giữa vô vàn những gian hàng khác cũng đang khuyến mãi rầm rộ? Đừng bỏ qua những chiến thuật thương mại điện tử đáng giá này.
I. Tiếp thị thương mại điện tử là gì?
Tiếp thị thương mại điện tử là cách sử dụng các chiến thuật quảng cáo để tăng lưu lượng truy cập đến cửa hàng trực tuyến của bạn, chuyển đổi lưu lượng đó thành khách hàng, và khiến họ quay nhiều lần lại sau khi đã mua hàng.
Gian hàng đó có thể nằm trên chính các kênh của bạn như website, Facebook hoặc cũng có thể nằm trên các sàn thương mại điện tử như Tiki, Shopee, Lazada…
Tham khảo ngay những gợi ý về chiến thuật marketing để tăng doanh số này.
II. Chiến thuật marketing trên sàn thương mại điện tử
1. Upsell sản phẩm
Upsell nghĩa là có đơn hàng thôi chưa đủ, bạn phải tìm cách để có một đơn hàng “ngon” hơn, bằng cách tiếp cận bán cho khách hàng một sản phẩm cao cấp hơn loại ban đầu họ dự định mua.
Đối với nhiều doanh nghiệp, upsell thậm chí còn tăng doanh thu tốt hơn việc cố tìm kiếm những khách hàng mới. Lưu ý sản phẩm upsell của bạn phải:
- Phù hợp với nhu cầu ban đầu của khách hàng.
- Mức giá cao hơn nhưng không quá chênh lệch.
Ví dụ, nếu bán laptop, bạn hãy gợi ý bên cạnh một loại có cấu hình mạnh hơn, một loại bộ nhớ dung lượng lớn hơn.
Bên cạnh upsell thì cross-sell (bán thêm phụ kiện, sản phẩm liên quan) cũng là một cách tăng doanh thu nên xem xét.
2. Tích hợp với Instagram
Với hơn 500 triệu người dùng hoạt động mỗi ngày, Instagram là một trong những mạng xã hội phát triển nhất giúp kết nối thương hiệu với người tiêu dùng.
Nếu doanh nghiệp của bạn có thể mạnh là chụp được nhiều hình ảnh “hút hồn” thì không dại gì mà không tận dụng Instagram để tập hợp được nhiều người theo dõi là đối tượng khách hàng tiềm năng.
Trong các bài đăng và story trên Instagram, hãy thêm đường dẫn đến trang thương mại điện tử của bạn để tạo ra đơn hàng. Đừng quên sử dụng hashtags một cách thông minh để tăng cơ hội tiếp cận và tương tác nhé.
3. Nhắc nhở khách về đơn hàng chưa hoàn tất
Có khách hàng đã bỏ hàng vào giỏ nhưng cuối cùng lại không mua, giống như bạn đã đưa được miếng bánh lên miệng rồi còn bị rơi mất. Đáng buồn là theo khảo sát, có đến 69,23% giỏ hàng bị bỏ dang dở. Những lý do thường gặp là:
- Phụ phí (thuế, phí giao hàng…) quá cao
- Phải tạo tài khoản mới được mua hàng
- Quá trình đặt hàng, thanh toán phức tạp
- Không thể tính trước tổng tiền là bao nhiêu
- Lỗi website
- Không muốn thanh toán trước, không tin tưởng
- Thời gian giao hàng dự kiến quá lâu
- Chính sách hoàn tiền không hợp lý
- Không có nhiều phương thức thanh toán
- Thẻ bị từ chối
Hãy giải quyết các đơn hàng chưa hoàn tất này bằng cách gọi điện hoặc gửi email nhắc nhở khách hàng hoàn thành giao dịch, giải quyết những vấn đề mà họ gặp phải, hoặc thuyết phục thêm bằng cách giảm giá hoặc miễn phí ship chẳng hạn.
4. “Khai trương” một cửa hàng trên Facebook
Mở thêm một chi nhánh nghĩa là bạn có cơ hội có thêm nhiều khách hàng. Không có nhiều tiền để chi trả cho mặt bằng, nhân viên, sao không mở một cửa hàng trên Facebook với chi phí gần như bằng không? Facebook còn được xem là một nơi đông “dân cư”, nhiều người qua lại mỗi ngày.
Nếu sử dụng Shopify, bạn có thể tích hợp thông tin sản phẩm vào các mạng xã hội mà không cần phải tạo một kho lưu trữ riêng.
5. Đừng bỏ qua email marketing
Marketing bằng email cũng là một hình thức ít tốn kém, mang lại nhiều doanh thu nhưng lại thường bị bỏ quên. Khi ai nấy đều đua nhau post thật nhiều trên Facebook, người dùng thì bị quá tải, thì một chiếc email nhẹ nhàng có thể mang lại sự tương tác mật thiết hơn.
Không chỉ vậy, email cho bạn không gian để nói được những điều không thể truyền tải trong các bài đăng trên phương tiện truyền thông xã hội.
Có rất nhiều dịp để bạn có “cớ” gửi email cho khách hàng.
- Email chào mừng/cảm ơn ngay sau khi khách vừa mua hàng.
- Gửi thông tin về khuyến mãi/quà tặng.
- Gửi thông tin hữu ích hoặc đôi khi là tin tức về công ty.
6. Làm cho việc mua hàng dễ dàng hơn
Một cửa hàng ngoài đường nếu thiết kế không đẹp, hàng hóa trưng bày không hấp dẫn, không dễ tìm, thanh toán lâu… thì chắc chắn sẽ không thu hút được nhiều người ghé đến.
Một cửa hàng trực tuyến cũng vậy. Mua sắm online không có nhân viên bán hàng trợ giúp bên cạnh, nên mọi thứ còn phải được trình bày rõ ràng hơn. Việc thiếu mất những thông tin cần thiết, phông chữ khó đọc, điều hướng lung tung là những điều sẽ gây bất tiện, khó chịu cho khách mua hàng.
Hãy xem lại về thiết kế và trình bày. Bạn đã phân loại sản phẩm cho phù hợp chưa? Đã phối hợp tốt giữa hình ảnh và văn bản chưa? Có đang để quá nhiều sản phẩm trên một trang không?
7. Luôn sẵn sàng để chat trực tuyến
Nhiều công cụ chat trực tuyến cho phép bạn nhắm mục tiêu trình duyệt trên một số trang nhất định. Bạn có thể kịp thời trả lời và giải quyết ngay những vấn đề, những mối quan tâm của khách hàng ngay từ khi họ vừa có dự định mua hàng.
Nhiều nhãn hàng còn sử dụng trò chuyện trực tuyến để thông báo cho khách về tình trạng đơn hàng mà không cần đợi email hỗ trợ.
8. Dự đoán trước tình hình doanh số
Dự đoán xem doanh thu có xứng đáng với chi phí bỏ ra hay không bằng nhiều cách: nghiên cứu từ khóa, nghiên cứu nhân khẩu, địa lý, xu hướng social media… Ngoài ra, còn một cách nữa để biết một mặt hàng có được nhiều người quan tâm hay không, là bán trước nó xem có bao nhiêu người đặt hàng.
Chẳng hạn như bạn là một người bán giày và đang phân vân không biết nên tung ra loại nào trong 3 sản phẩm sắp nhập về. Bạn hãy đưa chúng lên cửa hàng trực tuyến, nhưng để chữ “hết hàng”. Hãy xem có bao nhiêu khách yêu cầu liên hệ lại khi có hàng, bạn sẽ biết đâu là sản phẩm nên nhập về bán trong tương lai.
9. Lên kế hoạch content marketing
Nếu đã làm thương mại điện tử, bạn nên viết blog thường xuyên để kết nối với khách hàng và xếp hạng cao hơn trên các công cụ tìm kiếm. Bạn có thể viết những bài cung cấp thông tin và giá trị cho khách hàng, hướng dẫn sử dụng sản phẩm hiệu quả, đăng bài trên những website cho phép khách truy cập viết bài để tăng nhận diện thương hiệu, tạo backlinks để phục vụ cho SEO.
Đồng thời hãy nhớ rằng nội dung của bạn không nhất thiết phải ở dạng chữ viết. Hãy linh động sử dụng hình ảnh, video, podcast…
10. Cá nhân hóa
Cá nhân hóa là một chiến thuật marketing hiệu quả khác để thúc đẩy doanh số trực tuyến. Bạn có trong tay những dữ liệu về hành vi và trải nghiệm người dùng, từ đó “chăm sóc” từng đối tượng một cách tận tình hơn, đáp ứng đúng insight hơn.
Nếu doanh nghiệp của bạn có chi nhánh ở nhiều tỉnh thành, thì xu hướng tiêu dùng cũng khác nhau vào các thời điểm trong năm. Chẳng hạn đầu xuân thì miền Bắc xúng xính các loại áo ấm, trong khi miền Nam lại tìm style thoáng mát để “đương đầu” với ánh nắng chan hòa.
11. Tối ưu cho phiên bản mobile
Theo tính toán, đến năm 2021, hơn một nửa số hoạt động mua sắm trực tuyến sẽ diễn ra trên các thiết bị di động. Điều đó có nghĩa là thiết kế trang web của bạn phải “hợp mắt” cho người sử dụng di động trong suốt trải nghiệm của họ.
Bạn có thể xem xét làm nút “Thêm vào giỏ hàng” lớn hơn để khách hàng dễ dàng nhấn vào mà không cần phóng to, hoặc thay đổi định dạng hình ảnh để sản phẩm nhìn to rõ và đẹp mắt hơn khi xem trên di động.
12. Đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử
Chưa bao giờ các sàn thương mại điện tử nhộn nhịp như bây giờ. Bạn sẽ tham gia vào một khu chợ với cực kỳ đông người đi mua sắm, nhưng các gian hàng thì cũng đông không kém gì. Vậy nên cuộc chơi thì đông vui nhưng cạnh tranh thì cũng khốc liệt. Chương trình quảng cáo, khuyến mãi của các sàn thì hấp dẫn, nhưng quan trọng là cửa hàng của bạn có “đu” theo nổi hay không.
Dù gì đi nữa, các sàn thương mại điện tử vẫn là một tiềm năng cực lớn để tăng doanh thu nếu bạn biết khai thác. Nếu bạn đang có gian hàng trên sàn nhưng chưa phát huy hết hiệu quả, hoặc đang chuẩn bị để bước vào cuộc chơi, tham gia ngay khóa học SOCIAL COMMERCE & ECOMMERCE tại AIM Academy để:
- Nắm vững toàn bộ kiến thức và kỹ năng kinh doanh online trên bốn mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay – Facebook, Instagram, YouTube, TikTok, và hai sàn thương mại điện tử – Lazada và Shopee.
- Định hình tư duy kinh doanh online cần có chiến lược bài bản để phát triển bền vững và tăng trưởng đột phá (growth hack)
- Gặp gỡ và học hỏi từ những sellers có kinh nghiệm kinh doanh trên sàn thương mại điện tử.
Đăng ký sớm để nhận được mức học phí ưu đãi!