Tự học kinh doanh online trên mạng xã hội

Social Commerce là thuật ngữ chỉ việc bán hàng trực tiếp và kiếm được tiền thông qua nền tảng mạng xã hội. Vậy một người bán hàng thành công cần có những kỹ năng và kiến thức gì để có thể gia tăng doanh số? Hãy từng bước khám phá quy trình ấy qua bài viết dưới đây nhé!
Digital Marketing

Nội dung bài viết

Social Commerce là thuật ngữ chỉ việc bán hàng trực tiếp và kiếm được tiền thông qua nền tảng mạng xã hội. Vậy làm sao để bạn có thể kéo được một mẻ “cá ngon” dứt điểm trên các nền tảng này? Một người bán hàng thành công cần có những kỹ năng và kiến thức gì để có thể gia tăng doanh số? Hãy từng bước khám phá quy trình ấy qua bài viết dưới đây nhé!

Ngày nay với sự phát triển vượt trội của công nghệ, kinh doanh trên mạng xã hội là hình thức vô cùng phổ biến và đem lại rất nhiều lợi nhuận cho các nhà kinh doanh. Đã có những người trẻ, đặc biệt là Gen Z dù còn ngồi trên ghế nhà trường, đã có thể kiếm hàng triệu, chục triệu hay thậm chí là trăm triệu từ việc hiểu nền tảng, hiểu công nghệ và biết cách khai thác thương mại từ nó.

I. Vai trò của social commerce

1. Tiếp cận được người dùng ở những điểm “chạm” quan trọng

Điểm “chạm” có nghĩa là điểm kích thích được người dùng mua hàng. Chẳng hạn như sau khi xem một quảng cáo sản phẩm trên Facebook, khách hàng có thế nhấp trực tiếp vào nút “mua ngay” thay vì phải đi thêm tới một trang web, như vậy sẽ làm “nguội” đi tinh thần mua hàng của họ. 

2. Tạo ra trải nghiệm mua hàng mượt mà

Việc tạo ra một trải nghiệm người dùng liền mạch bằng cách giảm bớt các điểm gián đoạn và cung cấp các tuỳ chọn mua hàng trực tiếp chỉ bằng một cú nhấp chuột, sẽ giúp nâng cao lòng tin của khách hàng và mang lại nhiều doanh thu hơn.

3. Thương mại điện tử đang lên ngôi 

Đại dịch Covid-19 đã phần nào khiến hành vi của người tiêu dùng thay đổi một cách nhanh chóng. Điều này đã góp phần thúc đẩy lĩnh vực thương mại điện tử và kinh tế số phát triển mạnh mẽ. Người mua hàng rất hứng thú và “nghiện” các yếu tố như: khuyến mãi, freeship, tiết kiệm thời gian. 

II. Tổng quan về social commerce

Bốn mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay là Facebook, Instagram, YouTube, và TikTok với những đặc thù riêng biệt về hành vi người dùng, định dạng nội dung, cơ chế hoạt động. Điều này đòi hỏi người kinh doanh online cần đầu tư thời gian và công sức để “nằm lòng” và biết cách khai thác tiềm năng của các kênh này.

1. Facebook 

Bán hàng trên Facebook cần có những kỹ năng và chiến thuật riêng để thu hút khách hàng

Bạn muốn bán hàng để tăng thu nhập và nghĩ rằng chỉ việc đăng sản phẩm lên sẽ có người mua? Mọi chuyện không đơn giản như bạn nghĩ đâu. Bán hàng trên Facebook cũng cần có những kỹ năng và chiến thuật riêng để thu hút khách hàng. 

Một số hoạt động marketing trên Facebook bao gồm: xây dựng fanpage, xây dựng hội nhóm, cộng đồng, tìm kiếm khách hàng, tương tác với khách hàng, lan tỏa nội dung và quảng cáo (Facebook Ads). 

Về Facebook page, bạn phải học được cách

  • Tối ưu hóa fanpage.
  • Xây dựng chiến lược và kế hoạch nội dung trên fanpage.
  • Triển khai đo lường, đọc được các chỉ số KPIs, từ đó so sánh các bài viết tìm ra đâu là những chủ đề khiến người xem cảm thấy bị hấp dẫn và tương tác nhiều nhất.
  • Học cách tối ưu hoá và xây dựng một profile thương hiệu “xịn sò” trên Facebook là một điều vô cùng quan trọng, điều này sẽ giúp người dùng tin vào những giá trị sản phẩm mà bạn mang lại đến họ.

Về Facebook group

Trong các group, bạn sẽ dễ dàng lắng nghe, tương tác trực tiếp với khách hàng thông qua những gì mà họ chia sẻ hay thảo luận. Đây là môi trường thân thiện để mọi người trò chuyện về niềm yêu thích của mình với các thành viên trong nhóm, từ đó tạo ra tác động tích cực và gián tiếp khuyến khích mua hàng dựa trên mối quan hệ gần gũi và hài lòng đối với sản phẩm

  • Trước khi tạo nhóm cộng đồng, hãy phân biệt các định dạng group để biết được loại nào sẽ phù hợp mà doanh nghiệp bạn muốn hướng đến. Tùy vào mục đích sử dụng mà có ba loại nhóm Facebook: công khai, kín và bí mật.
  • Tìm hiểu về cách xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển group.
  • Nắm rõ 5 tips tăng trưởng thần tốc (Growth hacking) cho Facebook group.
  • Những điều cần lưu ý khi quản lý và phát triển một nhóm cộng đồng.
  • Ngoài ra bạn cần nắm rõ các chiến lược đơn giản giúp tạo ra được chuyển đổi bán hàng trên Facebook như: Chiến lược phễu, chiến lược nội dung viral, chiến lược livestream.
  • Nắm bắt tổng quan về quảng cáo trên Facebook, cách chạy Facebook ads cơ bản và biết rõ tất tần tật về Business Manager.
  • Vận dụng các chiến thuật tối ưu hóa quảng cáo: Phân tích chỉ số, A/B testing, tư duy sáng tạo nội dung cho quảng cáo Facebook (Content ads mastermind), funnel ads.

​Đọc thêm: Lộ trình học Facebook Ads cho người mới

2. TikTok 

Lượt tải TikTok cũng tỷ lệ thuận với lượng thời gian lớn mà người dùng dành cho nền tảng này. Đặc biệt, đây là nơi doanh nghiệp có thể tiếp cận tệp gen Z rất dễ dàng. Những mặt hàng như thời trang, mỹ phẩm, đồ điện tử, gia dụng ở mức 200-500 nghìn đồng thì bán khá tốt. Hơn nữa, TikTok cũng nổi trội với cơ chế đề xuất video khiến cho khả năng thương hiệu bạn reach được lượng lớn người dùng trở nên dễ dàng hơn. 

  • Đầu tiên, bạn cần phải hiểu tổng quan về TikTok: chính sách và “luật chơi” của nó.
  • Làm quen với những định dạng nội dung phổ biến trên TikTok.
  • Cách xây dựng chiến lược phát triển kênh TikTok: về concept, chiến lược signature.
  • Với những đoạn video ngắn (từ 15 giây trở đi) cùng hiệu ứng âm thanh và hình ảnh sống động chính là một trong những lí do khiến nhiều người ưa chuộng nền tảng này. Vì vậy, hãy sẵn sàng làm quen với các kỹ thuật quay video TikTok như thiết bị, ánh sáng, góc quay hoàn hảo.
  • Dựng video TikTok trên Capcut: Hiện nay, Capcut là một trong những ứng dụng chỉnh sửa video miễn phí vô cùng phổ biến và dễ dàng sử dụng. Ứng dụng này nổi tiếng với nhiều chức năng, công cụ hỗ trợ đẹp mắt và vô cùng chuyên nghiệp. 

Ngoài ra, bạn có thể khám phá thêm các hướng khai thác thương mại trên TikTok: biolink, livestream, TikTok shop, từ đó chạy quảng cáo.

3. Instagram 

Những thương hiệu nào nhắm đến gen Y và gen Z thì không thể bỏ qua Instagram

Theo thống kê của mạng xã hội Instagram, có 64% người dùng Instagram có độ tuổi từ 18-29. Vì thế, nếu những thương hiệu nào nhắm đến gen Y và gen Z – những lực lượng đã, đang và sẽ nắm giữ tài chính trong tương lai, thì Instagram là một kênh không thể bỏ qua.

Đặc trưng của Instagram là về cách sắp xếp hình ảnh, giúp các thương hiệu thể hiện thông tin một cách trực quan, sinh động và dễ dàng thu hút sự chú ý hơn. Do đó, bạn hãy chú trọng phần này kỹ nhé. Như những nền tảng khác, bạn cần nắm rõ:

  • Tổng quan và luật chơi của Instagram

Phân tích người dùng

Phân tích luật chơi và chính sách

  • Khai thác tính năng trên Instagram: Bio, Stories, Grid, Reels, Tutorial, Explore, Tag.
  • Xây dựng nội dung trên Instagram, lập kế hoạch nội dung và sáng tạo ý tưởng.
  • Nắm bắt các xu hướng visual trên Instagram.
  • Nắm rõ các chiến lược tăng trưởng trên Instagram: Instagram network, influencer marketing, viral videos, Instagram ads.

Đọc thêm: Các công cụ không nên bỏ lỡ khi làm Instagram Marketing

4. Youtube

YouTube cho phép doanh nghiệp có thể bán các mặt hàng giá trị cao nhờ sự trung thành của nó

Nếu như người dùng có thể lướt qua rất nhanh trên các nền tảng khác thì ngược lại ở YouTube, họ khá trung thành với video và tác giả. Xét thấy nội dung hấp dẫn thì họ sẽ xem hết, xem hồ sơ lý lịch và các loạt nội dung khác nữa. Chính sự trung thành này khiến YouTube cho phép doanh nghiệp có thể bán các mặt hàng giá trị cao. 

Đây là nền tảng rất phát triển, bạn cần phải nghiên cứu về:

  • “Luật chơi” của YouTube: Bao gồm quy định và nguyên tắc
  • Nắm rõ về SEO cho YouTube từ A – Z.
  • Đào sâu về các chiến lược khai thác thương mại trên YouTube.

III. Chiến lược xây dựng thương hiệu và phát triển kinh doanh trên social commerce

Sau khi đã thành thạo và nắm rõ các quy tắc của 4 nền tảng kể trên, thì đã đến lúc vận dụng sức mạnh của đa kênh thông qua chiến lược nội dung và chiến lược tăng trưởng thần tốc để sở hữu cho mình một lượng khách hàng khổng lồ. Dưới đây là các nội dung bạn cần nắm rõ để có thể tự lập ra một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh:

  • Chiến lược xây dựng thương hiệu và phát triển kinh doanh trên social commerce.
  • Phân biệt multi channel và omni channel.
  • Lập kế hoạch nội dung đa kênh: nội dung độc nhất (unique content), nội dung đan xen (cross content), nội dung phễu (funnel content).
  • Đẩy mạnh tăng trưởng thần tốc (Growth hacking): Nội dung lan truyền (viral content), cộng đồng (community), inbound marketing trên social media.

Như bạn có thể thấy, mỗi kênh bán hàng đều có những chiến lược, chiến thuật riêng đòi hỏi người kinh doanh online cần đầu tư thời gian và thu nạp một lượng kiến thức lớn để làm quen và biết cách khai thác tiềm năng của các kênh này. 

Giữa muôn vàng kiến thức rộng lớn trên internet, không biết nên chọn lọc sao cho đúng. Chi bằng tham gia ngay lộ trình đã vạch sẵn của khoá học SOCIAL COMMERCE & ECOMMERCE tại AIM Academy để có thêm nhiều góc nhìn sâu sắc về bốn mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay Facebook, Instagram, YouTube, TikTok và hai sàn Lazada, Shopee.

Đăng ký sớm để nhận những tư vấn phù hợp cho riêng bạn và ưu đãi từ nhà AIM !