04 bước thiết kế data visualization dashboards dành cho marketers

Marketers sẽ mất thời gian để phân tích một lượng lớn dữ liệu theo cách thủ công. Tuy nhiên, việc thiết kế trang tổng quan trực quan hóa dữ liệu (Data Visualization Dashboards) thì sẽ tiết kiệm thời gian hơn. Từ đó marketers nắm bắt tình hình quan trọng và đưa ra quyết định phù hợp trong thời gian ngắn. Do đó, AIM Academy gửi đến bạn 4 bước để thiết kế và các mẫu thiết kế cho từng nhu cầu.
Marketing Management

Nội dung bài viết

Cụ thể, bạn sẽ biết cách chọn các điểm dữ liệu nào quan trọng với từng mục tiêu thiết kế Data Visualization Dashboards. Ví dụ bạn cần đo lường độ hiệu quả chiến dịch performance hay cần phân tích lưu lượng truy cập trên website của mình để tìm ra chiến lược content phù hợp.

I. 04 bước thiết kế data visualization dashboards

Bước 1: Xác định mục tiêu

Khi tổng hợp dữ liệu, bạn sẽ dính vào bẫy “mình có bỏ sót gì không?” và bạn sẽ cố đưa nhiều điểm khác nhau vào mà điều đó sẽ làm việc bạn truyền đạt thông tin trở nên rối ren cho bạn và người nghe. Do đó, bạn hãy trả lời các câu hỏi để xác định mục tiêu:

  • Mục đích dùng dashboard: Để làm gì? Ví dụ Xem KPIs, làm chiến lược hay chỉ theo dõi hiệu suất hoạt động nhân viên?
  • Tần suất sử dụng: Bạn cần đo lường hàng ngày; hàng tuần; hàng tháng hay toàn bộ chiến dịch.
  • Ai sẽ sử dụng: Nhân viên vận hành, trưởng nhóm, giám đốc? Mong muốn của họ là gì?
  • Nguồn nào: Nguồn dữ liệu nào sẽ phải dùng? Dữ liệu đó đã đủ chưa? Có chính xác không

Bước 2: List ra các Metric (số liệu) và Dimension (thứ nguyên) liên quan

  • Metric, Dimensions nào sẽ phải lấy ra? Có sẵn chưa hay phải tạo ra?
  • Các Metric đi theo Dimension nào?
  • Độ chính xác ra sao? Định dạng như thế nào?

Bước 3: Vẽ bản nháp và làm Wireframes

Bước 3 Vẽ bản nháp và làm Wireframes
  • Các chủ đề nào sẽ khai thác?
  • Cách liên kết các chủ đề lại?
  • Dữ liệu sẽ biểu diễn ra sao?
  • Người dùng sẽ xem như thế nào?

Bước 4: Dùng công cụ để vẽ chính thức

Đọc thêm: 04 Công cụ trực quan hóa dữ liệu Data Visualization

II. 05 mẫu data visualization dashboards phổ biến

1. Online marketing dashboard

Bảng điều khiển này cung cấp cho các marketer cái nhìn tổng quan về các hoạt động marketing của mình. Dashboard tập hợp dữ liệu từ các kênh tiếp thị khác nhau để bạn tiện theo dõi xu hướng, dấu hiệu để bạn kịp thời đưa ra phương án giải quyết.

Trong Dashboard, bạn sẽ theo dõi:

Các kênh quảng cáo mà bạn đang triển khai, như email, các nền tảng truyền thông xã hội và hiệu suất của chiến dịch performance. Ngoài ra, nó có thể chia nhỏ các chiến dịch theo doanh thu và khách hàng tiềm năng. Số liệu quan trọng nhất là tỷ lệ chuyển đổi – chỉ số này phải có trên tất cả các trang tổng quan vì nó hiển thị số lượng người chuyển đổi thành khách hàng tiềm năng.

2. Google analytics dashboard

Google Analytics Dashboard cung cấp khả năng truy cập nhanh và dễ dàng vào KPI để đánh giá nhanh mức độ thành công, đồng thời cho phép các nhà quảng cáo phân tích và thay đổi chiến thuật khi cần thiết.

Trong Dashboard, bạn sẽ theo dõi:

Các số liệu quan trọng cho lưu lượng truy cập trang web ở một nơi. Điều này bao gồm các KPI như tỷ lệ thoát (bounce rate), thời lượng phiên (session length), chuyển đổi (conversions), tương tác (interactions), nguồn (source) và lưu lượng truy cập tổng thể (overall traffic)…

3. Dashboard cho thương mại điện tử

Dashboard cho thương mại điện tử

Hiển thị các chỉ số và KPI cụ thể cho một trang web thương mại điện tử trên cơ sở liên tục, vì vậy các nhà quảng cáo có thể đưa ra quyết định về chiến thuật tiếp thị thương mại điện tử và ngân sách. Điều này cho phép bạn thích ứng với các xu hướng mới và bắt kịp với bối cảnh thương mại điện tử đang phát triển.

Trong Dashboard, bạn sẽ theo dõi:

Nó có thể theo dõi ROI, tỷ lệ churn (tỷ lệ khách hàng huỷ đăng ký), giá trị mỗi khách hàng tiềm năng, nguồn lưu lượng truy cập, cart abandonment (tỷ lệ bỏ qua giỏ hàng), chuyển đổi, tổng doanh thu và doanh số bán hàng.

4. Dashboard cho phân tích web 

Theo dõi hiệu suất trang web liên quan đến các mục tiêu marketing theo thời gian thực. Ngoài ra, nó được áp dụng cho các khung thời gian khác nhau, bao gồm cả dữ liệu lịch sử. Điều này cho phép người dùng phân tích cả dữ liệu thời gian thực và xu hướng theo thời gian.

Trong Dashboard, bạn sẽ theo dõi:
Nó sẽ theo dõi bounce rate (tỷ lệ thoát), page views (lượt xem trang), new visitors (khách truy cập mới), returning visitors (khách quay lại) và các KPI khác sẽ hiển thị các tương tác của khách hàng trên trang web.

5. Marketing performance dashboard

Hiển thị một cách chuyên sâu về các kênh chuyển đổi và các chỉ số liên quan khác. Nó hỗ trợ bạn đưa ra quyết định sáng suốt về chuyển đổi, doanh thu và tạo khách hàng tiềm năng.

Những gì dashboard theo dõi

Nó theo dõi các chỉ số như leads (khách hàng tiềm năng), site visits (lượt truy cập trang web) và tỷ lệ chuyển đổi thông qua giá trị thực để bạn có thể đánh giá những gì tạo nên một chiến dịch tiếp thị thành công.

Bạn vừa đi qua 04 bước cơ bản để thiết kế Data Visualization Dashboards. Bây giờ bạn có thể tiết kiệm thời gian cho việc thu thập thông tin và chuyển hoá thành insight từ đó bạn có thể ra hành động sáng suốt chỉ bằng cách trực quan hoá các điểm dữ liệu quan trọng nhất và liên kết với thông điệp của bạn.

Nếu bạn chưa thể áp dụng ngay vì tính chất và ngữ cảnh của dữ liệu quá phức tạp với bạn, hãy tham khảo khóa học DATA ANALYTICS FOR MARKETERS tại AIM Academy, giúp đơn giản hoá thế giới phức tạp của data, dù bạn không là người rành về công nghệ. 

Điền form đăng ký ngay để AIM tư vấn chi tiết hơn cho bạn!

Registration