The Agency Series: Các "Sếp" Chú Ý Gì Ở Một Bạn Newbie?

Trong hàng trăm CV gửi về mỗi tuần, làm thế nào để bạn giành lấy tấm vé hiếm hoi vào agency mơ ước? Cùng AIM đoán ý các “lão làng” tại agency, xem họ chú ý điểm gì ở một em newbie mơn mởn vừa nộp đơn vào công ty mình.
Marketing Management

Nội dung bài viết

Trong hàng trăm CV gửi về mỗi tuần, làm thế nào để bạn giành lấy tấm vé hiếm hoi vào agency mơ ước? Cùng AIM đoán ý các “lão làng” tại agency, xem họ chú ý điểm gì ở một em newbie mơn mởn vừa nộp đơn vào công ty mình.

Đọc Phần 1: The Agency Series – Khám phá các phòng ban tại Agency

I. Học vấn

Nhà tuyển dụng rất để tâm việc ứng viên có chịu khó học hành không, có nền tảng kiến thức vững hay không

Ai cũng nói bằng cấp không quan trọng bằng kinh nghiệm, kĩ năng.
Tuy nhiên, với ứng viên mới toanh, chưa đi làm nhiều, các “tiền bối” lại rất để tâm xem cô/cậu bé này có chịu khó học hành không, có nền tảng kiến thức vững hay không.

1. Học chính quy tại trường đại học

Nếu có điều kiện học chính quy ngành marketing/communication tại các trường đại học, hãy học hành đàng hoàng tử tế. Kiến thức có thể không mới, nhưng quy củ và sẽ là gốc rễ để bạn tiếp cận với những kiến thức chuyên môn khác sẽ được học sau này, trong quá trình đi làm.

2. Học các khóa đào tạo Marketing – Communication bên ngoài

Nếu bạn học-làm trái ngành, có thể tham gia các khóa đào tạo marketing – truyền thông ở bên ngoài. Tại AIM Academy, hệ thống khóa học trải dài mọi phân ngành Marketing – Communication, sẽ giúp bạn tiếp cận với kiến thức – kĩ năng một cách ngắn gọn, thực tế nhất từ giảng viên là manager, director hiện đang đi làm tại các agency, tập đoàn lớn. Ngoài các lớp học offline, bạn có thể chọn học các lớp tương tác trực tuyến để học ngay tại nhà.

3. Tự học

Tự đọc các sách kiến thức nền như Nguyên lý Marketing của Philip Kotler, tự học một số chứng chỉ miễn phí của Facebook, Google, thường xuyên đọc tin tức về ngành, xem quảng cáo….

4. Học tiếng Anh

Học tiếng Anh vô cùng quan trọng. Vì hầu hết các agency đều có sếp người nước ngoài, hoặc làm với client là người nước ngoài, ngoại ngữ là yếu tố bắt buộc khi apply vào bất kì agency nào.

II. Đầu tư CV – Portfolio

Để lọt vào mắt xanh của các manager/director, nên chỉn chu khi làm cv, portfolio, tránh những lỗi không đáng có

Giữa một “rừng” CV được gửi về mỗi ngày, làm sao để hồ sơ của bạn lọt vào mắt xanh của các manager/director?

1. CV trên một trang A4

Hãy soạn một CV chỉn chu trong 1 mặt A4, không sai lỗi chính tả, giới thiệu ngắn gọn, rõ ràng về bạn và những kinh nghiệm trong quá khứ. Nếu chưa có kinh nghiệm đi làm, hãy viết vào những hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ, tình nguyện mà bạn từng tham gia. Đừng quên phần About Me thật súc tích, độc đáo, thế hiện “chất riêng” của bạn.

2. Portfolio

Portfolio là tuyển tập những tác phẩm, dự án mà bạn từng làm trong quá khứ. Đây là nơi để bạn “show” cho các sếp thấy mình có thể làm được gì, mindset của mình ra sao. Bạn có thể thêm các dự án mà bạn làm ở công ty cũ, chỗ làm thêm. ở lớp, câu lạc bộ hoặc nếu không có, bạn có thể tự “sáng tác”. Lấy một cái brief/đề bài nào đó trên mạng và tự giải, hoặc chế lại một mẩu quảng cáo, một câu slogan theo ý mình, tự lên một kế hoạch truyền thông đơn giản… Miễn là bạn thể hiện được cách suy nghĩ của mình, và trung thực với nhà tuyển dụng rằng đó là dự án mà bạn nghĩ ra, không phải một project thực tế.

III. Nhiều kinh nghiệm

Các sếp thích các bạn trẻ nhiều trải nghiệm

Các sếp khoái mấy bạn trẻ mà “già đời”. Từng đi đây đi đó, gặp người này người kia, có câu chuyện trong mình để kể, để đưa vào công việc.

Thời sinh viên còn rảnh rỗi, hãy tranh thủ tham gia câu lạc bộ, đi làm thêm, đi du lịch, nhìn ngó, tò mò về thế giới xung quanh, nói chuyện với những người giỏi hơn mình, thú vị hơn mình.

Rảnh rỗi thì đọc sách kiến thức (kinh tế, văn hóa, tâm lý, nghệ thuật, lịch sử…), xem tạp chí, xem tranh ảnh rèn luyện gu thẩm mĩ, xem vài bộ phim hay, đoạt giải thưởng hoặc phim về ngành (ví dụ: Mad Men, The Intern, The Wolf of Wall Street, Art & Copy).

Thử đi thi các cuộc thi về marketing & communication, đạt giải càng tốt. Ví dụ như đi thi Vietnam Young Lions, cuộc thi lớn nhất ngành MarCom với cơ hội được tham dự học hỏi tại Spikes Asia (Singapore) cho sinh viên. Năm nay, 2 mùa giải 2020 – 2021 được gộp làm một, tranh thủ đăng ký thi ngay để không phải đợi đến năm 2022: https://vietnamyounglions.net/

IV. Biết nói, biết hỏi

Nói nhiều không phải là tốt nhưng biết lên tiếng đúng lúc là cần thiết

Agency sợ nhất là những “người Việt thầm lặng”. Nói nhiều không phải là tốt nhưng biết lên tiếng đúng lúc là cần thiết.

Hãy tập cho mình suy nghĩ, phân biệt đúng sai, biết yêu-ghét rõ ràng, đừng lúc nào cũng trả lời “tùy”, “thế nào cũng được”, “em không biết”.

Tập cho mình vượt qua nỗi sợ thể hiện bản thân để phát biểu ý kiến. Khi còn trẻ, sai nhiều là tốt, đừng sai 2 lần trên cùng 1 lỗi.

Biết hỏi khi không biết, và hỏi có ý thức. Google trước khi hỏi.

Luyện cho mình kĩ năng nói hay, thuyết trình tốt. Làm việc tại agency, bạn sẽ gặp vô vàn tình huống mà mình phải dùng lời để thuyết phục người khác:

  • Account: thuyết phục client rằng đây là campaign “hái ra tiền”, thuyết phục creative đây là cái brief “chất nhất quả đất, làm sướng đê mê”
  • Planner: thuyết phục Account và Creative rằng đi chiến lược thế này vừa đảm bảo yêu cầu của client, vừa có dịp để Creative thỏa sức sáng tạo
  • Creative: thuyết phục Account dời deadline =))) thuyết phục CD đây là cái ý bá cháy nhất rồi, nhất định sẽ vai-rồ.

Tìm hiểu thêm về CÁC KHOÁ HỌC đa dạng và chuyên nghiệp của AIM Academy ngay nhé!