Tìm Hiểu Quy Trình Sản Xuất TVC Dành Cho Người Mới

Mặc dù phương tiện kỹ thuật số đang phát triển, TVC vẫn giữ nguyên giá trị nhờ khả năng tiếp cận rộng và tác động cảm xúc. Tuy nhiên, Blog này sẽ đi sâu vào TVC là gì, lợi ích của chúng, khi nào chúng ta cần TVC, các nguyên tắc sản xuất TVC, và một cái nhìn chi tiết về quy trình phát triển sản xuất TVC.
Creative Communication

Nội dung bài viết

Quảng cáo truyền hình (TVC) vẫn giữ vai trò quan trọng trong chiến lược truyền thông doanh nghiệp. Quy trình sản xuất TVC không chỉ là ghi hình và biên tập mà còn bao gồm nhiều bước khác. Bài viết này sẽ mang đến tổng quan và chi tiết quy trình sản xuất TVC dành cho người mới.

I. TVC là gì?

1. Định nghĩa của TVC

TVC là một video ngắn được sản xuất để quảng bá trên phương tiện truyền hình. Nó có thể quảng cáo về sản phẩm, dịch vụ hay thậm chí là thương hiệu. Mục tiêu chính là thu hút sự chú ý của khán giả, tạo nhu cầu và thúc đẩy hành động.

Thông thường, một TVC được sản xuất với những độ dài phổ biến sau:

  • 10 giây
  • 15 giây
  • 30 giây
  • 45 giây
  • 60 giây
  • 3 phút

2. Lịch sử & Tầm quan trọng của TVC

Từ những năm 1940, truyền hình bắt đầu nổi lên như một phương tiện phổ biến. Quảng cáo truyền hình đầu tiên chính thức được phát sóng vào ngày 1 tháng 7 năm 1941. Nó là quảng cáo của hãng đồng hồ Bulova, trong một trận đấu của đội Brooklyn Dodgers. Qua nhiều thập kỷ, TVC đã có nhiều sự thay đổi đáng kể. Từ sự đơn giản, trực tiếp, TVC dần trở nên phức tạp, storytelling với giá trị sản xuất cao.

TVC đầu tiên trên thế giới của thương hiệu bulova
TVC đầu tiên trên thế giới đến từ thương hiệu Bulova

TVC đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái quảng cáo. Chúng cung cấp trải nghiệm trực quan có thể để lại ấn tượng lâu dài cho người xem. Phương tiện này cho phép các thương hiệu kể câu chuyện của họ một cách sinh động. Kết hợp hình ảnh, âm thanh và kể chuyện, TVC thu hút khán giả một cách cảm xúc, đáng nhớ.

II. Lợi ích của TVC là gì?

  • Tiếp cận rộng rãi:

    Một trong những lợi ích chính của TVC là khả năng tiếp cận một lượng lớn khán giả. Truyền hình vẫn là một trong những phương tiện được tiêu thụ rộng rãi nhất. Có đến hàng triệu người xem truyền hình mỗi ngày. Điều này đảm bảo rằng quảng cáo có thể nhắm đến một đối tượng lớn và đa dạng.

  • Kết nối cảm xúc:

    TVC có khả năng gợi lên cảm xúc, dù đó là sự hài hước, hoài niệm hay cảm hứng. Kết nối cảm xúc này giúp xây dựng mối liên kết mạnh mẽ giữa thương hiệu và người tiêu dùng. Những quảng cáo mang tính cảm xúc thường dễ được nhớ đến và chia sẻ.

  • Nhận thức và ghi nhớ thương hiệu:

    Các TVC hiệu quả giúp tăng cường nhận thức và ghi nhớ thương hiệu. Thông qua sự lặp lại và kể chuyện hấp dẫn, TVC giúp khắc sâu thông điệp vào trí nhớ của người xem. Điều này có thể ảnh hưởng đáng kể đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng.

  • Trình diễn tính năng sản phẩm:

    TVC đặc biệt hiệu quả trong việc trình diễn các tính năng và lợi ích của sản phẩm. Sự kết hợp của các yếu tố hình ảnh và thính giác cho phép làm nổi bật các USP.

  • Tạo xu hướng và ảnh hưởng văn hóa:

    TVC có sức mạnh để ảnh hưởng đến văn hóa và tạo ra xu hướng. Những quảng cáo biểu tượng thường trở thành một phần của văn hóa đại chúng. Chúng có các khẩu hiệu và giai điệu trở thành ngôn ngữ chung. Tác động văn hóa này có thể tăng cường khả năng hiển thị và sự phù hợp của thương hiệu.

III. Khi nào thương hiệu cần TVC?

  • Ra mắt sản phẩm hoặc dịch vụ mới:

    Khi ra mắt một sản phẩm mới, TVC có thể tạo ra sự chú ý và hứng thú. Nó có thể tiếp cận lượng lớn khán giả, nêu bật những lợi ích và khuyến khích audience dùng thử.

  • Tái định vị thương hiệu:

    Đối với các thương hiệu đang tái định vị, TVC có thể truyền tải nhận diện thương hiệu mới. Chúng có thể giới thiệu giá trị và thẩm mỹ mới, giúp thay đổi nhận thức của công chúng.

  • Chiến dịch mùa vụ:

    TVC là cần thiết cho các chiến dịch mùa vụ như kỳ nghỉ lễ, năm học mới,… Chúng có thể thúc đẩy doanh số bằng cách tạo ra cảm giác khẩn trương và nhắc nhở kịp thời.

  • Thị trường cạnh tranh:

    Trong các thị trường cạnh tranh cao, TVC có thể giúp một thương hiệu nổi bật. Bằng cách giới thiệu các điểm bán hàng độc đáo của thương hiệu và xây dựng các kết nối cảm xúc, TVC có thể phân biệt một thương hiệu với các đối thủ cạnh tranh.

  • Quản lý khủng hoảng:

    Trong lúc thu hồi sản phẩm hoặc vấn đề quan hệ công chúng, TVC có thể được dùng để truyền tải các thông điệp quan trọng và trấn an khách hàng. Chúng có thể giải quyết các mối quan tâm một cách minh bạch.

IV. Nguyên tắc sản xuất TVC

1. Mục tiêu cùng đối tượng mục tiêu rõ ràng

Mỗi TVC nên bắt đầu với một mục tiêu rõ ràng. Mục tiêu của quảng cáo là gì? Cho dù đó là tăng cường nhận thức về thương hiệu, thúc đẩy doanh số bán hàng hay thay đổi nhận thức công chúng, một mục tiêu rõ ràng hướng dẫn toàn bộ quá trình sản xuất.

Kế đến, cần hiểu rõ đối tượng khán giả mục tiêu – những người sẽ xem TVC của mình. Họ là ai? Có sở thích, nhu cầu và mong muốn gì?… Từ đó, điều chỉnh thông điệp để phù hợp với đối tượng mục tiêu làm tăng hiệu quả của TVC.

2. Storytelling hiệu quả

Kể chuyện là trái tim của các TVC hiệu quả. Một câu chuyện hấp dẫn thu hút sự chú ý và gắn kết cảm xúc với người xem. Câu chuyện nên phù hợp với giá trị và thông điệp của thương hiệu.

3. Nhất quán thương hiệu

Sự nhất quán trong thương hiệu là điều cốt yếu. TVC nên phản ánh nhận diện thương hiệu, bao gồm logo, màu sắc và giọng điệu. Sự nhất quán này củng cố sự nhận biết và tin tưởng của thương hiệu.

Các nguyên tắc khác về kỹ thuật:

  • Key message: Đảm bảo tính single-minded (đơn nghĩa), chỉ nên phục vụ truyền tải cho duy nhất một thông điệp.
  • Brand association: Có tính liên kết mật thiết với thương hiệu; được ghi nhớ đúng cách và không ảnh hưởng đến những giá trị cốt lõi.
  • Unique: Đảm bảo tính độc bản, không thể bị sao chép hay nhầm lẫn với các thương hiệu khác.
  • Purchase intention: Phải mang thông điệp rõ ràng, thuyết phục người xem mua hàng sau khi xem quảng cáo.

Nếu bạn muốn tìm hiểu xem yếu tố nào quyết định sự thành công của một TVC thì có thể tham khảo bài TVC là gì? Các yếu tố tạo nên một TVC thành công

V. Quy trình các bước sản xuất TVC

Sơ đồ chi tiết về quy trình phát triển sản xuất TVC

Quá trình phát triển một TVC bao gồm nhiều bước nhằm đáp ứng các mục tiêu quảng cáo. Dưới đây là một sơ đồ chi tiết về quy trình phát triển sản xuất TVC:

Bước 1: Advertiser cung cấp thông tin cho agency

Quá trình bắt đầu bằng việc advertiser (hay bên client) cung cấp một bản creative brief cho công ty quảng cáo (phía agency). Bản brief này nêu rõ các mục tiêu, đối tượng mục tiêu, thông điệp chính, ngân sách và thời gian – đảm bảo rằng phía agency hiểu rõ nhu cầu và kỳ vọng của bên client. Một bản brief toàn diện phải đảm bảo rõ ràng về 3 thành phần chính sau:

  • Consumer insight: sự hiểu biết sâu sắc về hành vi, nhu cầu và động lực của đối tượng mục tiêu, thúc đẩy họ đưa ra quyết định và hành động
  • Position statement: nêu rõ cách thương hiệu hoặc sản phẩm được phân biệt với các đối thủ cạnh tranh và giá trị mà nó mang lại cho đối tượng mục tiêu.
  • Competitive analysis: xem xét điểm mạnh và điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh chính của thương hiệu, xác định các xu hướng thị trường và các khoảng trống tiềm năng mà thương hiệu có thể khai thác.

Sau đây AIM sẽ đưa ra một ví dụ về một bản creative cho sản phẩm “thiết bị theo dõi sức khỏe” (fitness tracker):

Bản TVC creative brief cho sản phẩm thiết bị theo dõi sức khỏe hay còn gọi là fitness tracker
(Lưu ý, đây chỉ là ví dụ minh họa nhằm mục đích tham khảo)

Tùy thuộc vào tính chất và đặc điểm của chiến dịch hay yêu cầu đặc thù từ phía client, bạn sẽ gặp thêm một công đoạn gọi là “re-brief” để đảm bảo rằng đôi bên đều xác nhận thông tin, những hiểu biết của nhau có chính xác hay phù hợp hay không.

Bước 2: Phát triển các ý tưởng sáng tạo (Brainstorming Sessions – Concept Development – Scriptwriting)

Sau khi team Creative thuộc phía agency được brief lại từ Account và Creative Director, các phiên họp sẽ được tổ chức để phát triển các ý tưởng sáng tạo. Tuy quy trình có vẻ tương đồng với các chiến dịch truyền thông tích hợp (IMC), nhưng đừng quên rằng yếu tố chủ đạo là TVC, dẫn đến quy trình này sẽ có đôi chút khác biệt.

Cụ thể, ở Creative Team trong một TVC campaign sẽ bao gồm Art Director, Copywriter và Artist (Diễn viên đóng TVC, Nhạc sĩ, Đạo diễn,…) cùng tham gia brainstorm và thống nhất phương án triển khai cho dự án.

Các ý tưởng tốt nhất từ các phiên họp sẽ được phát triển thành các concept – bao gồm cốt truyện (storylines), hình ảnh và thông điệp, ý tưởng lớn; được trình bày dưới dạng storyboard và được mang đi thuyết trình với client để nhận phản hồi và phê duyệt.

Sau khi concept được phê duyệt, quá trình viết kịch bản bắt đầu. Kịch bản nêu rõ đối thoại, lời dẫn và các cảnh quan trọng của TVC. Nó cung cấp một kế hoạch chi tiết cho đội ngũ sản xuất, đảm bảo rằng mọi người đều hiểu rõ công việc.

Bước 3: Quy trình sản xuất

Đây là công đoạn dài hơi nhất trong toàn bộ quy trình, khi phía agency quảng cáo tìm kiếm đơn vị sản xuất thứ 3, còn gọi là ‘Production House’, tham gia vào công việc sản xuất TVC. Ngoài ra, đối với dạng TVC hoạt hình hay có sự xuất hiện của nhân vật ảo, quá trình sản xuất còn có sự tham gia của bên chuyên phụ trách về hoạt hình – ‘Animator’

Về cơ bản, trong bước 3 chia thành những giai đoạn chủ yếu sau:

  • Lập kế hoạch tiền sản xuất (pre-production)

Tiền sản xuất bao gồm việc lập kế hoạch chi tiết để đảm bảo một quá trình sản xuất suôn sẻ. Điều này bao gồm việc chọn diễn viên, khảo sát địa điểm, tạo bảng phân cảnh và lập lịch trình. Mọi chi tiết được lập kế hoạch tỉ mỉ để tránh bất kỳ vấn đề nào trong quá trình quay phim.

Tại giai đoạn này, phía client cùng agency quảng cáo, production house lẫn animator (nếu có) sẽ bàn bạc và quyết định những đầu việc cần làm để đạt được mục tiêu của quảng cáo và đảm bảo thành quả sáng tạo “on-brief”.

  • Quay phim

Quá trình quay phim thực tế của TVC diễn ra trong giai đoạn sản xuất – bao gồm việc chỉ đạo diễn viên, thiết lập các cảnh quay và quay từng phân đoạn của phim. Một đội ngũ sản xuất chuyên nghiệp, bao gồm đạo diễn, nhà quay phim và đội ngũ nhân viên sẽ đảm bảo TVC sở hữu kết quả chất lượng tốt nhất.

Thông thường, bước này được thực hiện gói gọn trong vòng 1 ngày để đảm bảo tối ưu chi phí cùng tiến độ thời gian sản xuất.

  • Hậu kỳ

Trong giai đoạn hậu kỳ của quá trình sản xuất TVC, quy trình cơ bản sẽ là:

  • Đầu tiên là edit (offline). Editor sẽ dựng một bản nháp chưa có lời thoại, nhạc và kỹ xảo.
  • Sau khi bản draft được phê duyệt, các hiệu ứng đồ họa âm thanh (2D, 3D, v.v.) sẽ được thêm vào. Tất cả phải dưới sự đồng ý, phê chuẩn từ phía client.
  • Tiếp theo, TVC sẽ được kiểm tra bởi nhóm tập trung (focus group) để đảm bảo rằng nội dung phù hợp và hiệu quả. Nếu kết quả đạt yêu cầu, bên editor sẽ thêm các đoạn ghi âm giọng nói và các footage nhạc vào TVC và tiến hành mixing.
  • Cuối cùng, sản phẩm hoàn thiện sẽ được trình bày để phê duyệt online, đảm bảo rằng mọi chi tiết đều hoàn chỉnh trước khi phát sóng. Giai đoạn này rất quan trọng vì các bên đều tập trung tối đa cho việc tinh chỉnh TVC và đảm bảo rằng nó đạt chất lượng như mong muốn.

Bước 4: Kiểm duyệt và phát sóng

TVC là một ấn phẩm truyền thông, nên sẽ được công chiếu đại chúng khắp nơi. Vì thế, TVC phải tuân thủ các quy định về phát sóng và kiểm duyệt. Các quốc gia khác nhau có các quy tắc khác nhau về nội dung quảng cáo. Và điều quan trọng là phải đảm bảo rằng TVC tuân thủ các tiêu chuẩn này.

Theo đó, TVC sẽ được gửi đến các cơ quan có thẩm quyền để phê duyệt và kiểm duyệt. Quá trình này nhằm đảm bảo rằng TVC đáp ứng các tiêu chuẩn đạo đức và pháp lý. Bất kỳ thay đổi nào cần thiết phải được thực hiện trước khi TVC có thể được phát sóng.

Sau khi được phê duyệt, TVC đã sẵn sàng để phát sóng. Việc của phía agency bây giờ là media buying. Việc này bao gồm chọn kênh và khung giờ phù hợp để tiếp cận hiệu quả đối tượng mục tiêu. Sự sắp xếp chiến lược này giúp tối đa hóa phạm vi tiếp cận và tác động của TVC.

Sau khi TVC phát sóng, hiệu suất của nó được giám sát và đánh giá. Các chỉ số như reach, engagement,…đều được phân tích để đánh giá hiệu quả của chiến dịch. Phản hồi này thông báo cho các sản xuất TVC và chiến lược tiếp thị trong tương lai.

VI. Thực hành sáng tạo kịch bản TVC tại AIM Academy

Sản xuất một TVC là một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự cẩn thận và sáng tạo. Mỗi bước đều đóng vai trò quan trọng nhằm đảm bảo quảng cáo đạt được mục tiêu đề ra. Vì thế, hiểu quy trình lên ý tưởng cho TVC từ sớm sẽ là nền tảng vững chắc cho marketer.

Với REAL PROJECT bạn sẽ được trực tiếp lên ý tưởng TVC cùng những trải nghiệm “siêu thật”:

  • Làm dự án thật với đề bài thật từ doanh nghiệp thật
  • Hướng dẫn 1:1 thật với Mentor là những chuyên gia marketing/truyền thông nhiều kinh nghiệm
  • Tuyển dụng thật từ các doanh nghiệp tại vòng báo cáo
  • Học kiến thức thật qua những bài học e learning tương tác cao

Điền form thông tin để nhận được tư vấn chi tiết về chương trình học Real Project sớm nhất!