Lối Đi Nào Cho Người Trái Ngành Làm Marketing?

Số lượng sinh viên theo học ngành marketing mỗi năm là minh chứng vững chắc cho độ hot của lĩnh vực này ở thời điểm hiện tại. Đam mê với marketing, theo học và được làm việc trong ngành quả là một lộ trình sự nghiệp lý tưởng. Còn với tay ngang thì sao, lối đi nào dành cho người trái ngành làm marketing? Cùng AIM Academy khám phá liền nhé!!
Marketing Management

Nội dung bài viết

Số lượng sinh viên theo học ngành marketing mỗi năm là minh chứng vững chắc cho độ hot của lĩnh vực này ở thời điểm hiện tại. Đam mê với marketing, theo học và được làm việc trong ngành quả là một lộ trình sự nghiệp lý tưởng. Còn với tay ngang thì sao, lối đi nào dành cho người trái ngành làm marketing?

Cùng AIM Academy khám phá liền nhé!

I. Lối đi nào dành cho người trái ngành làm marketing?

Được nhiều người truyền tai nhau là “vua của mọi nghề”, marketing là đích đến của những con người bay bổng, không muốn nép mình vào khuôn khổ. Cũng chính vì lý do này mà cứ mỗi năm, lĩnh vực này luôn thu hút số lượng lớn sinh viên. 

Điều này dẫn đến sự cạnh tranh ngày một tăng cao, khiến nhiều sinh viên dù đam mê với ngành nhưng khó có thể đỗ vào trường đại học mong muốn. 

Tất nhiên, học đúng chuyên ngành tại trường đại học là một ưu thế, nhưng điều đó không có nghĩa rằng học trái ngành sẽ là một bất lợi trên con đường theo đuổi marketing.

Bất kỳ ai cũng có thể làm marketing nếu thật sự nỗ lực.

Dưới đây, AIM Academy sẽ gợi ý những hướng đi dành cho người trái ngành làm marketing mà bạn có thể cân nhắc.

1. Học thêm văn bằng 2

Có nhiều trường hợp dù vốn dĩ đam mê với marketing, nhưng tình thế bắt buộc bạn phải theo học ngành không yêu thích lắm. Lúc này, bạn có thể cân nhắc việc theo học văn bằng 2 song song với chương trình học chính.

Với văn bằng 2, bạn có thể chọn học trước hoặc sau khi tốt nghiệp đều được. Nếu chọn học trước tốt nghiệp, bạn có thể ra trường cùng một thời điểm với hai tấm bằng đại học, tuy nhiên sẽ rất khó khi lịch học các chuyên ngành chồng chéo nhau. Ngược lại, khi chọn học văn bằng 2 sau tốt nghiệp, sẽ có nhiều hình thức:

  • Vừa làm vừa học (hệ tại chức cũ)
  • Hình thức học từ xa, tự học có hướng dẫn
  • Hình thức tập trung liên tục tại trường

Dù chọn học văn bằng 2 trước hay sau tốt nghiệp, bạn cũng phải mất rất nhiều thời gian và công sức hoàn thành chương trình học (ít nhất 2 năm đối với hệ vừa làm vừa học và học từ xa)

Bên cạnh việc học thêm văn bằng 2 trong nước, một số bạn trẻ chọn đi du học với mong muốn tiếp thu những kiến thức vượt trội từ ngành Marketing & Communication trên thế giới. Sự lựa chọn này rất phù hợp với các bạn đã có một vốn tiếng Anh vững chắc.

các loại hình thức học thêm văn bằng 2 ngành marketing

2. Đi thực tập

Ngoài việc chọn học một bằng đại học hoàn toàn mới, nhiều “tay ngang” vào marketing quyết định dấn thân vào thế giới sáng tạo để trau dồi những kiến thức marketing thực chiến, sau đó bổ sung từng bước các kiến thức nền tảng.

Đây là một hướng đi khá tốt vì:

  • Điều này sẽ giúp bạn sinh viên tiếp cận tư duy làm nghề một cách dễ dàng.
  • Có có hội xây dựng networking chất lượng với các anh chị trong ngành, được học, được sai và phát triển. 

Tuy nhiên, khi thực tập trái ngành bạn sẽ phải bỏ nhiều nỗ lực, thời gian và công sức hơn gấp bội bởi bạn phải học lại từ đầu.

Người hướng dẫn không thể lúc nào cũng bên cạnh cầm tay chỉ việc từng chút mà bạn phải làm, biết sai, tự học và chỉnh sửa liên tục.

Chính vì thế, lộ trình thăng tiến của các nhân sự marketing trái ngành thường khá chậm và bắt đầu với mức lương khá thấp.

Khi phát triển chậm, đôi khi bạn sẽ đánh mất cơ hội và lợi thế cạnh tranh với các thực tập sinh khác trong công việc.

3. Tự học ở nhà

Không muốn gặp áp lực khi đi thực tập, cũng không muốn bỏ ra nhiều chi phí thời gian để học văn bằng 2, một hướng đi khác dành cho bạn đó là tự học ở nhà.

Bạn có thể tự học bằng cách đọc những trang thông tin cập nhật những tin tức chính thống về marketing về case study các chiến dịch marketing nổi bật, kiến thức về ngành như:

Đối với các nguồn thông tin nước ngoài bạn có thể tìm đọc:

Bên cạnh việc theo dõi các bài báo, bạn nên đọc thêm những cuốn sách về marketing để hệ thống hoá kiến thức một cách hoàn chỉnh. Bạn có thể đọc những quyển sách của Philip Kotler – ông tổ ngành marketing, hay bộ sách dài tập từ Gam7 và Rio Books để có thêm những góc nhìn mới mẻ từ chính người trong ngành. 

Thế nhưng, điểm hạn chế của phương pháp tự học marketing tại nhà đó chính là bạn chỉ nhìn và học được những lát cắt nhỏ trong bức tranh marketing rộng lớn. Các thông tin bạn tự học đôi khi sẽ thiếu hệ thống, và bạn sẽ khó thể nhanh chóng định hình vai trò, hoặc vị trí phù hợp của mình trong ngành MarCom.

bạn có thể tự học bằng cách đọc những trang thông tin cập nhật những tin tức chính thống, sách về marketing

4. Chọn chương trình đào tạo ngắn hạn

Mặc dù, bạn đã tự trau dồi nền tảng kiến thức về marketing, hoặc đi học nhưng đôi khi công việc thực tế sẽ khác xa so với tưởng tượng của bạn.

Bước vào môi trường marketing chuyên nghiệp, bạn sẽ có lúc phải sốc văn hoá khi các anh/chị đồng nghiệp giao tiếp với nhau bằng các thuật ngữ marketing mà bạn khó thể hiểu ngay lập tức như:

“Em ơi, chị thấy cái IMC Plan của em không holistic lắm” 
“Anh thấy, idea của em không thực sự related với insight consumers nha. Sửa lại giúp anh”

Lúc này, bạn nên đăng ký các khóa học ngắn hạn miễn phí theo lộ trình. Bạn có thể cân nhắc các khóa học của Google, LinkedIn và Coursera. Tuy nhiên, các khóa học này sẽ được giảng dạy bằng tiếng anh và chỉ cung cấp cho bạn những kiến thức tổng quát nhất, đôi khi một số kiến thức có thể áp dụng khác so với thị trường Việt Nam.

Để nắm được từ A-Z những kiến thức bài bản về marketing, bạn có thể học trực tiếp tại các trung tâm chuyên đào tạo về marketing, lưu ý hãy chọn trung tâm cung cấp các chương trình theo lộ trình từ cơ bản đến nâng cao.

Bạn có thể tham khảo bộ 3 program tại AIM Academy được thiết kế theo lộ trình bao gồm:

  • Chương trình học MARKETING MANAGEMENT: Quản trị marketing từ cơ bản đến nâng cao.
  • Chương trình học CREATIVE COMMUNICATION: Nắm vững truyền thông sáng tạo.
  • Chương trình học DIGITAL MARKETING: Trang bị kiến thức digital marketing toàn diện đến vận dụng chuyên sâu từng kênh.​​
bộ 3 program tại AIM Academy: marketing management, digital marketing, creative communication

Mỗi chương trình bao gồm 5-6 khóa học. Ngoài ra, khi đăng ký học theo chương trình, bạn sẽ nhận được chứng chỉ chuyên nghiệp do CANNES LIONS – chuẩn mực cao nhất ngành Marketing & Communication chứng nhận khi hoàn thành chương trình học.

Đồng thời, bạn sẽ được tiếp cận những kiến thức hệ thống, kỹ năng thực chiến từ các chuyên gia lão làng từ cả client và agency.

Chính những giấy chứng nhận này sẽ là điểm cộng gây ấn tượng với nhà tuyển dụng đó. 

II. Nhảy vào ngành marketing – Có phải ai cũng nhảy được?

Sau khi tham khảo thông tin AIM gợi ý trên, các “mem” trái ngành xác định được hướng đi phù hợp chứ? Tuy nhiên, khoan đã, mặc dù đây là một lĩnh vực vô cùng thú vị, thế nhưng trước khi bắt đầu chặng hành trình dài theo đuổi marketing, người trái ngành cần phải hiểu được những “góc tối” đằng sau.

1. Vô cùng áp lực

Không hề hào nhoáng như vẻ bề ngoài, các sự kiện cao cấp như Heineken Countdown, TikTok Award, hay gần đây nhất là sự kiện công bố logo mới của Vinamilk là kết quả của hàng trăm nhân sự vất vả ngày đêm chạy campaign, booking KOLs, lên plan mỗi ngày.

Đối với agency, khối lượng công việc còn nhân lên gấp bội bởi nhân sự phải làm việc nhiều nhãn hàng cùng lúc. Ở những giai đoạn cao điểm như Tết, mùa tựu trường,… họ phải chạy các sự kiện liên tục, những buổi shooting kéo dài đến 4-5 giờ sáng, cùng những cuộc họp kéo dài không hồi kết.

Trong mỗi cuộc họp, nhân sự sẽ phải lần lượt trình bày idea cho từng dự án khác nhau. Những ý tưởng được trình bày vô cùng tâm huyết, nhưng cũng sẽ dễ dàng bị bác bỏ bởi nhiều luồng ý kiến trái ngược. Khi đó, các tay ngang vào ngành cần phải trang bị một tâm lý vững vàng, và luôn sẵn sàng trước những thử thách sẽ diễn ra. 

Đọc thêm: Tổng Quan Nghề Marketing Mới Nhất 2023 – Tất Cả Những Gì Bạn Cần Biết

2. Luôn phải bắt kịp các xu hướng

Sự chuyển dịch trong quảng cáo diễn ra và marketers luôn phải bắt kịp các xu hướng

Marketing là ngành thay đổi liên tục mỗi ngày, bạn có thể dễ dàng nhận thấy sự chuyển dịch trong những quảng cáo truyền thống (traditional advertising) và quảng cáo kỹ thuật số (digital advertising). Những quảng cáo phát trên ti vi mà ngày nhỏ bạn thường coi cùng gia đình ngày nay đã dần nhường chỗ cho các TVC phát sóng trên các nền tảng digital.

Điều này không có nghĩa là quảng cáo truyền thống đã biến mất, nhưng các thương hiệu thường có xu hướng ưa chuộng digital hơn bởi chi phí tiết kiệm, dễ dàng đo lường, quan trọng nhất, đây là nơi người dùng hoạt động sôi nổi. 

Chừng nào đối tượng mục tiêu còn thay đổi, thì marketing vẫn tiếp tục biến chuyển.

Vì thế, là một marketers nếu không biết đón đầu xu hướng, thấu hiểu hành vi, nền tảng của khách hàng tiềm năng, bạn sẽ bị tụt hậu, lỗi thời theo thời gian.

3. Đòi hỏi phát triển kỹ năng mỗi ngày

Mỗi năm, khi Cannes Lions – liên hoan quảng cáo danh giá nhất thế giới diễn ra, một chuẩn mực mới trong ngành lại được thiết lập. Để theo kịp với những chuẩn mực marketing mới, bạn phải trau dồi kiến thức và liên tục học hỏi mỗi ngày. Tư duy học hỏi này nên được phát triển cả chiều dọc lẫn chiều ngang.

Phát triển theo chiều dọc nghĩa là bạn chọn phát triển con đường marketing từ những kỹ năng chuyên sâu trong 1 lĩnh vực cụ thể từ level thấp đến level cao. Ví dụ bạn thăng tiến từ vị trí từ Marketing Executive lên Junior Marketing Executive, Senior Marketing Executive và cuối cùng lả Marketing Manager.

  • Đặc điểm của phát triển theo chiều dọc trong ngành marketing là việc bạn làm một công việc nhiều năm, phát triển các kỹ năng chuyên môn liên tục cho đến khi chúng vươn một tầm cao mới.
  • Tuy nhiên, mặt trái của hướng phát triển này chính là bạn sẽ dễ dàng thấy nhàm chán, an toàn và thiếu những thử thách để phát triển. 

Trong khi đó, phát triển theo chiều ngang chính là việc chuyển đổi công việc đa dạng qua các phòng ban khác nhau. Marketing là một lĩnh vực rộng lớn với các vị trí đa dạng từ phía client lẫn agency.

  • Việc dịch chuyển qua từng vị trí giúp bạn có cái nhìn toàn cảnh về ngành, hiểu được cấu trúc phòng ban, trau dồi khối kiến thức đa dạng về ngành.
  • Thế nhưng, đối với phát triển theo chiều ngang, mức lương và lộ trình thăng tiến của bạn sẽ tương đối chậm.

Với những người trái ngành làm marketing, bạn nên phát triển theo hướng T-shaped, đây là sự kết hợp tuyệt vời của phát triển theo chiều dọc và ngang.

marketers cần phát triển tư duy học hỏi cả chiều dọc lẫn chiều ngang, nên phát triển theo hướng T-shaped

Ví dụ như, sau khi phát triển theo chiều ngang bằng cách thực tập nhiều vị trí tại agency, sau khi thu thập nền kiến thức rộng về ngành như social media, email marketing, e-commerce marketing, digital, bạn xác định mình muốn trở thành Content Writer. Từ đây, bạn bắt đầu phát triển sâu về các kỹ năng chuyên môn như viết, tư duy logic,..

Đọc thêm: Khai Quật Các Loại Hình Agency Hot Nhất

III. Những tố chất cần có của một người làm marketing

Mỗi năm, chúng ta luôn chứng kiến sự cạnh tranh khốc liệt và sự đào thải liên tục của ngành Marketing & Communication. Ngoài một tâm hồn bay bổng, những nét tính cách, tố chất nào khiến các sinh viên trái ngành khác biệt.

1. Khả năng sáng tạo

Không phải ai cũng sinh ra với óc sáng tạo. Sáng tạo là tổng hòa của sự khéo léo, sự tinh tế, hiểu biết sâu sắc, óc quan sát và trí tưởng tượng để tạo ra một ý tưởng mới vượt xa khỏi chuẩn mực của xã hội. 

Đặc biệt, trong ngành marketing, óc sáng tạo là món quà tuyệt vời mà các marketers nào cũng ao ước sở hữu.

Sự sáng tạo trong ngành này sẽ được thể hiện qua những góc nhìn, ý tưởng hình ảnh, câu chữ mới lạ, nhưng vẫn phù hợp khiến cho thông điệp marketing của thương hiệu nổi bật, khác biệt đáp ứng nhu cầu người dùng từ đó thúc đẩy doanh số bán hàng. 

khả năng sáng tạo là tố chất cần có của một người làm marketing

2. Tư duy logic

Tuy nhiên, sáng tạo phải dựa trên sự thật, tính thực tế từ đó chúng ta mới có thể tạo nên những ý tưởng có giá trị. Lúc này tư duy logic sẽ là mũi neo giữ chân sự sáng tạo của bạn không bay đi quá xa.

Là một marketer, dù làm ở client hay agency, mỗi ngày bạn đều phải đương đầu với bài toán ý tưởng khó nhằn từ thương hiệu. Tư duy logic sẽ giúp bạn xác định được bối cảnh, cơ hội, mục tiêu và vấn đề cần giải quyết của doanh nghiệp, từ đó bạn mới có thể nghĩ ra những giải pháp phù hợp, những insight đắt giá tạo ra một chiến dịch ấn tượng hoá giải khéo léo vấn đề thương hiệu. 

3. Tư duy chiến lược

Nghĩ được ý tưởng hay vẫn chưa đủ. Một marketer giỏi còn phải là một nhà chiến lược đại tài. Chiến lược ở đây chính là khả năng nhìn thấy cơ hội trong mọi thách thức, xác định được tầm nhìn sâu rộng, từ đó đưa ra những phương án giúp thương hiệu phát triển bền vững. 

Tư duy chiến lược trong marketing hình thành qua kinh nghiệm nhiều năm chinh chiến trong ngành, sự cọ xát những campaign marketing thực tế,…Nếu bạn nhận thấy mình đang sở hữu những tố chất này khi thuyết trình, làm bài tập nhóm, hay qua công việc ở CLB, có thể bạn rất hợp với ngành marketing. 

4. Khả năng thấu hiểu tâm lý

Mục tiêu của các chiến dịch marketing chính nằm ở việc xây dựng mối quan hệ vững chắc với khách hàng mục tiêu. Nếu bạn là một người có hiểu biết về tâm lý học hành vi, dễ dàng đồng cảm với con người, bạn sẽ dễ dàng khám phá và đào sâu những thông tin về:

  • Khách hàng mục tiêu của mình là gì?
  • Sở thích của khách hàng là gì?
  • Pain point của họ ra sao?
  • Những giá trị nào họ coi trọng trong đời.

Mục tiêu của các nhà tiếp thị là giới thiệu một thông điệp thương hiệu gây được tiếng vang với khán giả. Bạn muốn thu hút trái tim của khách hàng của bạn. Bạn cần khơi gợi cảm xúc bằng cách biết cách giải quyết những điểm đau của họ. 

AIM chúc bạn chuyển ngành suôn sẻ và thành công. 

Nhanh tay điền form đăng ký tư vấn CHƯƠNG TRÌNH HỌC TOÀN DIỆN để AIM liên hệ bạn trao đổi chi tiết hơn.