Người Tiêu Dùng Tăng Tương Tác Với Các Brands Trên Mạng Xã Hội

Một báo cáo mới từ Sprout Social cho thấy gần 50% người tiêu dùng đang tích cực tương tác nhiều hơn với các brand trên mạng xã hội trong năm nay. Mặc dù có nhiều thông tin tiêu cực gần đây xung quanh mạng xã hội có thể làm các marketer lo ngại về tác động đến sự tương tác của người tiêu dùng, nhưng nghiên cứu này cho thấy điều ngược lại.
News

Nội dung bài viết

Một báo cáo mới từ Sprout Social cho thấy gần 50% người tiêu dùng đang tích cực tương tác nhiều hơn với các brand trên mạng xã hội trong năm nay. Mặc dù có nhiều thông tin tiêu cực gần đây xung quanh mạng xã hội có thể làm các marketer lo ngại về tác động đến sự tương tác của người tiêu dùng, nhưng nghiên cứu này cho thấy điều ngược lại.

Người tiêu dùng đang ngày càng tương tác nhiều hơn với các brands (Nguồn: Eclincher)

Cuộc khảo sát được thực hiện bởi Sprout Social vào mùa hè này cho thấy 48% người tham gia chia sẻ rằng họ tương tác với các brand nhiều hơn so với trước đây. Một kết luận quan trọng từ báo cáo là, bất chấp những lo ngại của người tiêu dùng về mạng xã hội và đầu tư vào AI, tất cả các nền tảng đều mang lại giá trị cho thương hiệu.

“Người tiêu dùng đang ngày càng tương tác nhiều hơn với các brands,” Layla Revis, Phó Chủ tịch Thương hiệu và Mạng xã hội tại Sprout Social, cho biết qua email. “Trong khi 36% người dùng giữ nguyên mức độ tương tác như trước, thì gần một nửa số người dùng hiện đang tương tác nhiều hơn với các thương hiệu so với sáu tháng trước, đặc biệt là đối với các follower của brand. Do đó, các nhà marketer cần chú ý đến các hoạt động hiệu quả và không hiệu quả trên từng nền tảng.”

Báo cáo từ Social Content Strategy 2024 đã phân tích phản hồi từ 4.400 người tiêu dùng ở Mỹ, Canada, Anh, Ireland và Úc. Tất cả những người tham gia đều có ít nhất một tài khoản mạng xã hội và theo dõi tối thiểu 5 brands. Cuộc khảo sát được thực hiện từ ngày 28 tháng 6 đến 10 tháng 7 năm 2024 bởi Cint thay mặt cho Sprout Social.

Sự chuyển mình của nội dung video ngắn

Nội dung video ngắn trên mạng xã hội đã thay đổi cách thức người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ trong việc tiếp cận việc mua sắm. TikTok hiện là ứng dụng hàng đầu cho Gen Z khi tìm kiếm mua sản phẩm, với 77% người dùng trong độ tuổi này sử dụng nền tảng để tìm hiểu thông tin, Instagram đứng thứ hai với 74%.

Sự chuyển mình của nội dung video ngắn (Nguồn: Influencer Marketing Hub)

TikTok trở thành nền tảng quan trọng cho các brands để tương tác với người tiêu dùng, với 54% người dùng tương tác với nội dung thương hiệu ít nhất một lần mỗi ngày và khoảng 30% tương tác ít nhất một lần mỗi tuần. Revis cho biết: “Video không chỉ là lựa chọn ưu tiên mà còn là yếu tố thiết yếu trong chiến lược nội dung hiện đại, vì nó là một công cụ hiệu quả để kể chuyện và thể hiện tính cách thương hiệu.”

Dù video ngắn đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao mức độ tương tác, điều này không có nghĩa là các brand nên bỏ qua nội dung dài (long-form content). Theo báo cáo, 78% người dùng mạng xã hội sở hữu tài khoản YouTube, và con số này còn cao hơn đối với Gen Z và Millennials. Trong số người dùng YouTube, 51% có khả năng tương tác cao với nội dung video dài từ các brands. Tuy nhiên, để thu hút sự chú ý, các thương hiệu cần điều chỉnh nội dung sao cho phù hợp với mong đợi của người xem. Người dùng YouTube thường ưa thích nội dung giải trí và giáo dục hơn là các bài đăng quảng cáo hoặc giveaways từ các brands. Việc bổ sung nội dung dài vẫn có thể hiệu quả, với 32% người dùng YouTube tương tác với thương hiệu hàng ngày, trong khi 47% tương tác ít nhất một lần mỗi tuần.

Mặc dù không phổ biến như Instagram Reels, ảnh hưởng của YouTube Shorts đang gia tăng (Nguồn: Evano)

Sự phổ biến của nội dung ngắn trên YouTube cũng có thể có tác động lớn đến các marketers. Mặc dù không phổ biến như Instagram Reels, nhưng ảnh hưởng của YouTube Shorts đang gia tăng. Hơn nữa, các nhà quảng cáo cũng có thể dễ dàng chuyển đổi nội dung dài sang các định dạng ngắn qua lại giữa các nền tảng.

“Trong khi tương lai của TikTok vẫn còn mơ hồ, sự chuyển dịch sang video, đặc biệt là video ngắn, giúp các thương hiệu không phụ thuộc quá nhiều vào một nền tảng duy nhất để tiếp cận đối tượng mục tiêu của họ,” Revis nhận định.

Chọn lựa nền tảng phù hợp cho thương hiệu

Mặc dù nghiên cứu cho thấy tất cả các nền tảng đều mang lại giá trị, không phải nền tảng nào cũng tương tự nhau. Khi người tiêu dùng tương tác với một thương hiệu trên mạng xã hội, họ thường có những kỳ vọng khác nhau cho từng nền tảng. Chẳng hạn, Facebook thường được xem là nền tảng chính cho dịch vụ chăm sóc khách hàng, đặc biệt đối với người tiêu dùng lớn tuổi.

Theo báo cáo, Instagram cũng thực hiện một chức năng tương tự đối với giới trẻ. Trong số 84% người có tài khoản Instagram, có 72% người thuộc thế hệ Gen Z rất có khả năng sử dụng nền tảng này để đáp ứng nhu cầu chăm sóc khách hàng. Hơn nữa, 44% người dùng mạng xã hội mong muốn các brands tăng cường hoạt động trên Instagram.

“Mỗi nền tảng đều có đặc thù riêng, vì vậy việc xây dựng một chiến lược mạng xã hội toàn diện là điều cần thiết cho các brands. Quan trọng hơn cả, các thương hiệu cần tập trung vào những gì người tiêu dùng mong muốn đối với từng nền tảng,” Revis nhấn mạnh. “Nếu Instagram là lựa chọn hàng đầu để khám phá sản phẩm, thì người tiêu dùng lại thường chọn Facebook cho dịch vụ khách hàng.”

Nguồn: Marketing Dive

Để cập nhật những thông tin mới nhất về ngành Marketing & Communication, cũng như những case study hay ho, đừng quên truy cập kho tài liệu của AIM nhé!