Các bậc ‘Tiền Bối’ Nói gì về nghề Event?

Muốn phát triển trong nghề event bạn phải không ngừng học hỏi. Học từ những người đi trước, học từ bè bạn, học qua thực tế và học qua những khóa đào tạo chuyên sâu để có nền tảng vững chắc và bật xa trong nghề. Nếu bạn vẫn đang do dự chưa sẵn sàng lăn xả vào nghề hãy để khóa Event Management tại AIM giúp bạn:
Creative Communication

Nội dung bài viết

Đam mê nhưng không có người dìu dắt, mới ‘lon ton’ ra trường, làm thế nào để ‘đi đúng, bước nhanh’ khi theo đuổi nghề event? Cùng AIM lắng nghe những chia sẻ từ các ‘tiền bối’ trong nghề nha!

Vừa qua AIM Academy đã có dịp trò chuyện cùng anh Đào Duy Thiện Bảo – Event Director với hơn 15 năm kinh nghiệm điều phối vô số sự kiện đình đám như APEC CEO 2017, Heineken Greenroom 2016, Carnaval Hạ Long 2015 cùng muôn vàn Liveshow, Music Festival lớn nhỏ. Khi được hỏi về chủ đề ‘cơ hội và thách thức khi bắt đầu theo đuổi nghiệp event’, anh đã chia sẻ khá nhiều câu chuyện và quan điểm thú vị. Cùng AIM điểm lại những ‘đúc kết’ của anh qua bài viết dưới đây nhé.

I. Event là nghề lúc nào cũng thiếu người!

Event là nghề không bao giờ hết việc. Các sự kiện lớn thì dồn dập vào 2 dịp cuối năm-đầu năm khiến các event agency ‘đầu tắt mặt tối’. Các sự kiện nhỏ cỡ 100-200 triệu từ khai trương động thổ, gameshow cho tới các hoạt động marketing như PR, activation diễn ra mỗi ngày thì nhiều vô kể. Bởi vậy, sẽ chẳng lạ gì khi số lượng công ty sự kiện mới thành lập ngày càng tăng và cơ hội việc làm chưa bao giờ giảm sút!

nghề event luôn thiếu người

Tuy nhiên, dù event thì lúc nào cũng thiếu người đấy, nhưng nếu tìm trên trang tuyển dụng bạn sẽ không thấy nhiều thông tin đâu. Giải thích điều này, anh Bảo chia sẻ: “Nghề event phải tuyển qua công việc. Bọn anh ít khi tuyển những người mình chưa tiếp xúc bao giờ.”

Chính vì vậy, khi cần săn người, anh thường ưu tiên cộng tác viên của sự kiện đã làm hoặc học viên do chính mình đào tạo. Tất nhiên để biết offer ai công việc nào thì trong quá trình làm việc, anh cũng phải test các bạn khá nhiều rồi”.

Thế nên, nếu có gì đó như ‘máu event’ chảy trong người, đừng ngại ngần đăng ký làm cộng tác viên cho các sự kiện lớn, đây chính là cơ hội để bạn thể hiện năng lực và lọt vào ‘mắt xanh’ những event director kỳ cựu như anh Bảo đấy!

II. Đừng khinh việc nhỏ, nghề event bắt đầu từ những việc không tên!

Nghề event bắt đầu từ đâu, đi như thế nào? Đây cũng là băn khoăn của không ít bạn trẻ yêu thích nghề sự kiện. Bằng trải nghiệm cá nhân, anh Bảo cũng chia sẻ:

“Muốn theo nghề tổ chức sự kiện thì có 2 hướng đi: Agency và Freelancer. Tại agency thì đến 90% vị trí tuyển dụng là account.

Làm lâu, quen việc lại liều-lì-lanh-lẹ, không ngại khó, chẳng sợ khổ thì dần dần có thể chuyển qua hoặc kiêm luôn mảng operation – điều phối quá trình chạy event. Đặc điểm của dân event tại agency là không bao giờ hết việc. Nếu bạn đi theo con đường này thì cả tháng không có ngày nghỉ cũng là chuyện bình thường thôi.

Một hướng khác có thể đi là Freelancer. Thường thì khi đã tích lũy đủ kinh nghiệm và thành chuyên gia một mảng nào đó như việc kịch bản chương trình hay âm thanh-ánh sáng, freelancer có thể là một lựa chọn cho những người không thích gò bó. Còn ngay từ đầu nhắm đến nghiệp freelancer thì lại cần một mentor dẫn dắt.”

nghề event bắt đầu từ đâu

Làm tại agency hay freelancer, dù đi theo hướng nào thì trước hết đều bắt đầu từ những công việc không tên. Đó có thể là đi check venue, set-up bàn ghế, tìm supplier, photo tài liệu, sửa slide… Lăng xăng với những việc nhỏ nhặt này không chỉ để bạn biết việc, hiểu quy trình mà cũng là cách để công ty đánh giá lại bạn.

Ví dụ cùng là đi in kịch bản, có người ‘bảo gì làm nấy’, có người lại kiểm tra chính tả, căn lề rồi in dự phòng 2-3 bản. Vậy nên, mới vào nghề quan trọng nhất là thái độ. Đừng chê việc nhỏ, đừng ngại việc khó, chung quy mới vào nghề, event đều bắt đầu từ những việc không tên!

Đọc thêm: “Săm soi” chiếc CV của một Event Organizer – Người tổ chức sự kiện

III. Muốn tiến xa, làm event cần phải học!

Một trong những trăn trở của khá nhiều công dân event đó là nên ‘làm để học’ hay ‘học để làm’. Thực tế thì event là ‘nghề dạy nghề’.

Đi làm rồi, lăn xả qua 2 tháng là bạn có thể quen việc ngay thôi. Chính vì vậy làm event không đòi hỏi quá nhiều về bằng cấp và hoàn toàn hoan nghênh những ‘công dân’ trái ngành.

học nghề event bài bản

Tuy nhiên ‘quen tay, quen việc’ chỉ đủ để bạn bước vào nghề, để tiến xa hơn thì chưa đủ. Cũng như học võ: “luyện quyền mà không luyện công đến già vẫn bằng không”, làm event muốn ‘bật nhanh’ thì phải vững nền tảng. Có như vậy bạn mới không tủn mủn sau mỗi lần ‘sai rồi sửa’ và có cái nhìn hệ thống hơn để không rơi vào ‘bẫy kinh nghiệm’. Nghĩ thử đi, nghề event là nghề của phốt.

Thay vì dính phốt 100 lần để đúc rút ra 100 bài học, được học bài bản sẽ giúp bạn né tới 90% sự cố không cần thiết rồi. Và khi bạn ‘lâm nguy mà bất loạn’, gặp phốt khó đỡ mà biết tháo gỡ ở đâu thì đây cũng là lúc bạn có thể sẵn sàng lead team rồi đó.

Muốn phát triển trong nghề event bạn phải không ngừng học hỏi. Học từ những người đi trước, học từ bè bạn, học qua thực tế và học qua những khóa đào tạo chuyên sâu để có nền tảng vững chắc và bật xa trong nghề. Nếu bạn vẫn đang do dự chưa sẵn sàng lăn xả vào nghề hãy để khóa Event Management tại AIM giúp bạn:

  • Nắm rõ yếu tố quan trọng trong khâu tổ chức của 22 loại sự kiện và 7 nhóm công ty tổ chức sự kiện chuyên biệt.
  • Thành thạo quy trình tổ chức sự kiện bài bản từ lên kế hoạch, thực thi đến quản lý chi phí và diễn biến sự kiện.
  • Tham gia thực hiện event mà giảng viên đang làm hoặc đi thực tế tại các supplier về âm thanh/ ánh sáng cùng giảng viên

Điền form đăng ký về khoá EVENT & ACTIVATION MANAGEMENT ngay để AIM tư vấn phù hợp theo mục đích của bạn.