Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoặc các startup đa số thường xem Marketing là khoản “chi phí” , vậy nên, việc “cắt giảm chi phí” sẽ luôn là ưu tiên hàng đầu trong các tổ chức, doanh nghiệp mới. Vô hình chung, thuật ngữ “Marketing 0 đồng” xuất hiện, khiến nhiều người đặt quá nhiều niềm tin một cách ‘mù quáng’.
Khái niệm “Marketing 0 đồng” như một giải pháp “hời” cho việc cắt giảm chi phí của các doanh nghiệp, tuy nhiên, có tồn tại “Marketing 0 đồng” không? Cùng AIM tìm hiểu xem “Marketing 0 đồng” có thực sự đúng như tên gọi của nó không nhé!
I. Thực chất, “Marketing 0 đồng” là gì?
Thực chất, định nghĩa của ‘Marketing 0 đồng’, hay còn gọi là ‘Zero cost Marketing’ là một hình thức marketing ‘thắt lưng buộc bụng’, thay vì bỏ phí để thực hiện một hoạt động marketing, thì chủ doanh nghiệp đó chọn các cách thức marketing không tiêu tốn chi phí.
Chẳng hạn như, họ sẽ ‘tận dụng’ nguồn lực nhân sự có sẵn để viết bài, rồi thay vì chạy quảng cáo để tiếp cận nhiều người hơn thì họ mang nội dung đó lên các trang cho phép đăng bài miễn phí, hoặc seeding một cách tự nhiên để người dùng nhận biết được thương hiệu và sản phẩm mà họ đang có.
Hoặc thay vì mời một người nổi tiếng (hay còn gọi là KOLs) quảng bá sản phẩm của họ, tất nhiên là phải trả thêm chi phí, thì chủ doanh nghiệp lại chọn cách ‘bán’ mình, rồi từ đó những đối tượng mục tiêu tin tưởng họ, tìm hiểu về họ và cả doanh nghiệp của họ nữa.
Sơ lược qua một số điểm kể trên, hình thức ‘Marketing 0 đồng’ thật sự là cách làm tương đối hấp dẫn, nhất là những doanh nghiệp vừa và nhỏ trong những năm đầu tiên khi ngân sách đầu tư vẫn còn nhiều hạn chế.
Tuy nhiên, liệu có con đường nào ‘trải đầy hoa hồng’ như vậy hay không? Vấn đề này ta vẫn nên xem xét thật kỹ!
Bạn nghĩ thử xem, bạn ‘bán’ mình, sẵn sàng không lấy phí để tham gia các chương trình sự kiện, hoạt động nào đó mà bạn có thể quảng bá được doanh nghiệp của mình, thì bản chất bạn vẫn đang lấy thời gian, công sức (hay tiền bạc nếu xét về chi phí cơ hội) để đánh đổi đấy thôi.
Hay bạn dùng nhân sự có sẵn, ví dụ như một người vào làm bộ phận nhân sự, nhưng bạn thấy họ có thể viết vời đôi chút, nên nhờ viết thêm một số bài ngắn để đăng lên Facebook, Website cho ‘xôm xôm’, thì bạn vẫn đang sử dụng ‘nguồn tiền’ của mình vì bạn đang phải trả lương cho người nhân sự đó cơ mà. Nói chung, nhìn vào bản chất, câu nói ‘Chẳng có gì trên đời là miễn phí’ cũng đúng.
Tất nhiên, cũng tuỳ vào mô hình doanh nghiệp như thế nào, portfolio các sản phẩm mà bạn đang sở hữu là gì, ‘lực lượng nòng cốt’ cho doanh nghiệp của bạn có khả năng như nào,… thì ta có thể ‘liệu cơm gắp mắm’ sử dụng xen kẽ các loại hình thức khác nhau để nổi bật tên tuổi trong những năm đầu nhé!
II. Các hình thức thường được sử dụng trong “Marketing 0 đồng”
1. Tận dụng khả năng tương tác” của mạng xã hội Facebook
Tương tác chính là điểm mạnh của các mạng xã hội, như là Facebook, LinkedIn, Instagram, Zalo,…Chẳng hạn như với platform là Facebook, việc bạn tương tác nhiều với bạn bè của bạn thì tần suất bài đăng của bạn hiển thị trên newfeed của họ sẽ tương đối nhiều hơn. Trong Facebook cũng có rất nhiều cách thức để bạn phục vụ việc marketing của mình:
-
Facebook Group
Tận dụng sự “tụ tập” của một nhóm đối tượng có cùng một mối quan tâm đến một vấn đề nào đó để thực hiện việc tiếp thị. Hãy tìm hiểu và tham gia vào các group nhóm mà tại đó user đang quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của bạn, lúc bấy giờ bạn sẽ xuất hiện như một giải pháp của họ.
Tuy nhiên, cũng có 1 bất cập là người dùng hiện nay họ không thích bị spam quá nhiều, nếu group đó họ xem như một trang thông tin hằng ngày để update thông tin mà bạn lại xuất hiện quá nhiều và mang đến cho họ cảm giác là đang pr, thì họ sẽ đưa doanh nghiệp của bạn vào ‘blacklist’ ngay lập tức!
-
Facebook fanpage
Fanpage đóng vai trò như một “website không chính thống” của doanh nghiệp, nhưng một điểm hay là tại đó thông tin bạn đưa lên sẽ có tính tương tác 2 chiều, tức người dùng có thể tương tác lại bằng cách thể hiện cảm xúc hay bình luận đưa ra quan điểm cá nhân đối với doanh nghiệp đó.
Facebook đang có rất nhiều định dạng bài post khác nhau để bạn có thể tự do sáng tạo nhằm mục đích tăng trải nghiệm khách hàng của bạn trên chính mạng xã hội này. Khi đó, công việc mà bạn phải đầu tư lúc này là tạo ra nội dung, nội dung và nội dung.
2. Nếu bạn là doanh nghiệp hướng đến cái đẹp, đừng bỏ qua công cụ Instagram ngay từ giai đoạn đầu!
Khi bạn xác định tệp khách hàng của mình là giới trẻ và yêu thích cái đẹp thì Instagram là ‘lục địa’ bạn không-thể-bỏ-qua. Tuy nhiên, việc phát triển marketing trên Instagram yêu cầu bạn phải kiên nhẫn vì nó đòi hỏi nhiều thời gian về mặt xây dựng lượng followers ổn định, xây dựng chiến lược hình ảnh, nội dung vừa phù hợp với định hướng của doanh nghiệp, vừa thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng.
Khi nhắc đến Instagram thì không thể không đề cập đến hashtag. Hashtag ở Instagram được xem là hoạt động tốt hơn rất nhiều so với hệ thống hashtag ‘dở hơi’ của Facebook. Vì vậy không hề khó để bắt gặp những bài post với một chùm chuỗi những hashtag dài trên Instagram vì với cách này, bạn có thể tăng độ nhận diện thương hiệu khi người dùng tìm kiếm hashtag đó. Do đó, đừng quên đính thêm hashtag liên quan đến sản phẩm, thương hiệu của bạn để mọi người có thể dễ dàng tìm thấy bạn hơn nhé.
3. Youtube: Tăng trải nghiệm và cảm nhận về sản phẩm
Theo số liệu đầu năm 2019, Youtube đang là mạng xã hội hàng đầu tại Việt Nam. Chưa kể, định dạng video rất được ưa chuộng gần đây khi cho thấy được sự tương tác tốt hơn so với một hình ảnh thông thường.
Vậy nên, nếu bạn đang muốn cho khách hàng thấy được sản phẩm một cách trực quan hơn, thì thay vì sử dụng ảnh chụp sản phẩm, bạn có thể quay một số footage review sản phẩm, hoặc hướng dẫn sử dụng sản phẩm bằng các mẹo mix & match cực cool, bảo quản sản phẩm chẳng hạn.
Hoặc bạn có thể ‘inspire’ họ thông qua một thông điệp nào đó gắn liền với sản phẩm, bạn cũng có thể tìm cách kể câu chuyện ngắn dưới hình thức video, lúc đó người dùng sẽ thích thú hơn rất nhiều đó.
4. Email Direct Marketing: Nuôi dưỡng và săn bắn cây khách hàng tiềm năng
Nói đến marketing “miễn phí” thì không thể không nhắc đến hình thức email. Sử dụng email để làm marketing cho những khách hàng tiềm năng cũng như chăm sóc khách hàng cũ không chỉ dành cho những doanh nghiệp lớn, mà cả những doanh nghiệp nhỏ vẫn thừa sức thực hiện, chỉ là quy mô bạn đầu tư cho platform ‘tự động hoá’ đến mức nào thôi.
Khách hàng ở thời kì digital rất thích được trò chuyện và thấu hiểu.
Nếu như doanh nghiệp làm tốt việc đó, bạn sẽ chiếm được một vị trí nhất định trong lòng khách hàng. Để làm được điều đó, bạn phải hiểu được khách hàng của mình và “cá nhân hóa” nội dung email của bạn khiến cho khách hàng vừa đọc vào là thấy được bạn “thấu tâm can” của họ. Luôn (tạm gọi là) “theo dõi” họ để đưa ra giải pháp phục vụ họ tốt nhất.
Thậm chí với những nội dung quan tâm sâu sắc như thế, khách hàng có thể sẽ recap lại và chia sẻ, lan tỏa chúng lên mạng xã hội, như thế lại càng “hời” đúng không?
Lấy ví dụ, bạn có thể so sánh giữa 2 câu sau:
- Bạn thân mến, cảm ơn bạn đã quan tâm và sử dụng dịch vụ của chúng tôi vào thời gian vừa qua…
- Nhi mến thương! Nhi biết không? Nhi và Uber đã cùng đồng hành với nhau 117 chuyến hành trình rồi đó! Chúng mình đã cùng nhau vượt một tổng quãng đường dài 927 km, cùng vượt qua những chiều mưa vội vã, những trưa hè nóng nực và những buổi tối mát mẻ trên con đường phủ đầy cây xanh hai bên đường ở Quận 9, nơi Nhi gọi là nhà!…
Email đầu tiên đọc vào rất là “computer thập niên 90” đúng không? Còn email thứ hai, đọc qua là muốn “chết lịm đi” vì quá ‘ngọt ngào’ như một người bạn đồng hành cùng khách hàng. Hãy cá nhân hóa và trò chuyện với khách hàng của mình để họ “tự nguyện” tìm đến bạn nhiều hơn một lần, hoặc ít nhất sẽ nhắc nhớ được thương hiệu của bạn một lúc nào đấy nhé!
5. Sử dụng KOL
KOL có thể tạm phân chia thành 3 nhóm: Celebrity, Professional Influencer và Citizen Influencer.
KOL được để cập ở đây không nhất thiết là bạn sẽ sử dụng những người nổi tiếng rần rần (celeb), hay những chuyên gia trong lĩnh vực (professional influencer) để quảng bá sản phẩm của bạn.
Bạn có thể “nhờ” những “mối quan hệ” của mình (citizen influencer) để quảng bá sản phẩm cho những người trong cộng đồng “mối quan hệ” đó. Nghe hơi khó hiểu đúng không, chúng ta sẽ lấy ví dụ nhé.
An là một người bạn khá thân của bạn và An có hơn 5000 followers trên trang cá nhân của An. Bạn sẽ “nhờ” An sử dụng trang cá nhân của An để “quảng cáo” đến với cộng đồng của An. Khi đó, bạn không mất bất kì chi phí nào mà sản phẩm của bạn lại có thể tiếp cận thêm một lượng khán giả mới.
6. Nghệ thuật Marketing chéo: Quy tắc cộng sinh
Bằng những quan sát tinh tế, bạn nhận ra rằng khán giả của một sản phẩm khác có dành sự quan tâm đến sản phẩm mà bạn đang kinh doanh, và ngược lại. Khi đó, việc bạn mở lời hợp tác quảng bá với các bên cộng sinh sẽ giúp cho bạn vừa có thêm lượng khách hàng mới, vừa có thể giúp bạn nảy ra một vài idea mới cho việc phát triển sản phẩm về sau, tại sao không chứ?
Nói tóm lại, “Marketing 0 đồng” thoạt đầu nghe rất ‘gợi cảm’, nhưng ‘bữa ăn miễn phí’ này có lẽ cũng sẽ đánh đổi một cái gì đó về sau hoặc chúng ta cũng phải đang ‘trả tiền’ cho nó bằng cách này hay cách khác.
Thêm nữa, “Marketing 0 đồng” có phải là chiến lược dài hạn không? Câu hỏi này AIM Academy xin được phép để độc giả đi tìm câu trả lời!
Khóa học ADVANCED MARKETING MANAGEMENT được thiết kế riêng bởi những chuyên gia Marketing hàng đầu trong nhiều lĩnh vực khác nhau dành cho doanh nghiệp vừa, nhỏ, siêu nhỏ và các startup.
Khóa học mang đến những định hướng đúng đắn ngay từ ban đầu trong chiến lược phát triển doanh nghiệp tại thị trường Việt Nam để đặt nền móng phát triển bền vững.
Khoá học sẽ không thuyết phục bạn nên sử dụng ngân sách lớn để đầu tư cho hoạt động Marketing (như làm digital) hay nên dùng những ‘thủ thuật’ để làm mọi thứ free một cách tốt nhất có thể, nhưng bạn sẽ được tiếp cận nền tảng cơ bản nhất của Marketing, để từ đó bạn có sự đầu tư đúng đắn cho mô hình doanh nghiệp của mình, ‘túi tiền’ mà doanh nghiệp mình đang có cũng như giai đoạn phát triển thích hợp.
Điền form thông tin nhận tư vấn phù hợp với bạn ngay!