Làm Marketing Trong FMCG Là Gì? Tính Chất Đặc Trưng Của Marketing Ngành FMCG

Ngành FMCG không chỉ phổ biến về mặt đời sống đối với tất cả mọi người, mà còn phổ biến về mặt “nghề nghiệp” đối với các marketer, khi có đông đảo các bạn trẻ luôn mong muốn theo đuổi sự nghiệp marketing trong ngành hàng năng động này. Cùng AIM tìm hiểu “chuyện nghề” làm marketing tại ngành FMCG trông ra sao nhé!
Featured

Nội dung bài viết

Ngành FMCG không chỉ phổ biến về mặt đời sống đối với tất cả mọi người, mà còn phổ biến về mặt “nghề nghiệp” đối với các marketer, khi có đông đảo các bạn trẻ luôn mong muốn theo đuổi sự nghiệp marketing trong ngành hàng năng động này.

Cùng AIM tìm hiểu “chuyện nghề” làm marketing tại ngành FMCG trông ra sao nhé!

I. Làm marketing trong FMCG là làm gì?

Các tập đoàn FMCG đa quốc gia nổi tiếng

Trước khi đi đến những yếu tố đặc thù của marketing trong ngành FMCG, chúng ta cần điểm lại những nét đặc trưng của ngành hàng như sau:

  • “FMCG” được viết tắt từ “Fast Moving Consumer Goods” – tức ngành hàng tiêu dùng nhanh
  • Sản phẩm là hàng hóa tiêu dùng thiết yếu trong cuộc sống: kem đánh răng, xà phòng,…
  • Đặc biệt: Hàng tiêu dùng nhanh là hàng hoá không thể sửa chữa, hoặc hàng hoá có tuổi thọ ngắn và được tiêu thụ với tốc độ nhanh (1 ngày, 1 tháng,…)
  • Được bán ra thị trường với số lượng lớn
  • ….

Có một đặc tính cần lưu ý: sản phẩm ngành FMCG thuộc nhóm “low-involvement” (hay còn gọi là sản phẩm “có mức độ gắn kết thấp”). Đa phần những sản phẩm thuộc nhóm này có giá trị thấp và được đánh giá là mức độ rủi ro thấp, dẫn đến việc khách hàng thường không mấy đắn đo khi mua sản phẩm, thậm chí là được mua một cách nhanh chóng mà không cần tra cứu thông tin về sản phẩm.

Chính vì những đặc trưng về ngành hàng trên, công việc, nhiệm vụ cũng như mục tiêu của marketing trong ngành FMCG cũng rất khác biệt so với các ngành hàng khác. Đặc biệt với tính “low-involvement” sẽ là trở ngại lớn trong vấn đề định vị sản phẩm & quảng bá sao cho sản phẩm “nổi trội” hơn so với vô số sản phẩm “tương tự” đang tồn tại trên thị trường.

Từ phân tích trên có thể đưa ra một kết luận tổng quan: Làm marketing trong FMCG tập trung chủ yếu vào việc đưa sản phẩm thành “top of mind” trong tâm trí người tiêu dùng (Brand Awareness) và phân phối bán hàng (Sale Distribution); từ đó tạo dựng và mở rộng tệp khách hàng trung thành với sản phẩm của thương hiệu.

làm marketing trong FMCG tập trung đưa sản phẩm thành “top of mind” trong tâm trí người tiêu dùng

II. Làm marketing trong ngành FMCG có gì khác biệt so với các ngành khác?

Làm marketing trong ngành FMCG có thể khác với marketing trong các ngành khác do những đặc điểm và thách thức độc đáo của các sản phẩm FMCG. Dưới đây là một số khác biệt chính mà bạn cần nắm bắt:

1. Số lượng lớn nhưng lợi nhuận thấp

Các sản phẩm FMCG thường có đặc điểm là doanh số bán hàng cao nhưng tỷ suất lợi nhuận tương đối thấp – tức là thương hiệu cần bán được số lượng lớn sản phẩm mới có thể “lời”. Điều này đòi hỏi phải tập trung vào các chiến lược sản xuất, phân phối và tiếp thị hiệu quả để đạt được lợi nhuận.

2. Mua hàng thường xuyên và doanh thu nhanh

Các sản phẩm FMCG được tiêu thụ nhanh chóng, dẫn đến việc mua hàng thường xuyên và cần doanh thu nhanh. Chiến lược marketing ở ngành hàng này thường xoay quanh việc tạo ra lòng trung thành với thương hiệu và khuyến khích tái mua hàng nhiều lần.

3. Quảng cáo đại chúng và xây dựng thương hiệu

Các công ty FMCG thường đầu tư mạnh vào quảng cáo đại chúng để tiếp cận nhiều đối tượng. Xây dựng thương hiệu và tạo ra giá trị thương hiệu mạnh là rất quan trọng trong việc tác động đến sự lựa chọn của người tiêu dùng trong một thị trường đông đúc của ngành FMCG, nơi các sản phẩm đều có vẻ “tương đồng” với nhau (công năng, giá thành,…).

4. Mối quan hệ với nhà bán lẻ

Thiết lập và duy trì mối quan hệ bền chặt với các nhà bán lẻ là yếu tố quan trọng trong lĩnh vực FMCG. Sự hợp tác hiệu quả trong hoạt động marketing, bán hàng và khuyến mãi tại cửa hàng, điểm bán với các nhà bán lẻ có thể gián tiếp tác động đến hành vi của người tiêu dùng.

5. Khuyến mãi và xu hướng theo mùa

Các sản phẩm FMCG thường phụ thuộc vào nhu cầu và xu hướng theo mùa. Chiến lược tiếp thị có thể cần phải linh hoạt để thích ứng với những thay đổi trong sở thích của người tiêu dùng và tận dụng các cơ hội theo mùa.

6. Độ nhạy cảm về giá

Người tiêu dùng trong lĩnh vực FMCG thường nhạy cảm về giá. Chính vì thế, thương hiệu cần đề ra những chiến lược khuyến mãi về giá, giảm giá và các ưu đãi giá trị gia tăng để thu hút và giữ chân khách hàng.

7. Những thách thức về phân phối

Phân phối hiệu quả là rất quan trọng trong FMCG và các marketer phải đảm bảo sản phẩm được cung cấp rộng rãi. Quản lý chuỗi cung ứng, tối ưu hóa hậu cần và giảm thiểu tình trạng tồn kho là điều cần thiết để thành công.

làm marketing trong ngành FMCG có gì khác biệt so với các ngành khác

8. Vòng đời sản phẩm ngắn

Một số sản phẩm FMCG có vòng đời ngắn, đòi hỏi các marketer phải thích ứng nhanh chóng với những thay đổi trong sở thích của người tiêu dùng và giới thiệu các sản phẩm hoặc biến thể mới để duy trì tính cạnh tranh.

9. Nhấn mạnh vào hiểu biết của người tiêu dùng

Hiểu hành vi của người tiêu dùng là rất quan trọng trong marketing ngành FMCG. Bạn cần tiến hành nghiên cứu thị trường thường xuyên để theo kịp sự thay đổi sở thích, thói quen mua hàng và xu hướng.

10. Tích hợp thương mại điện tử

Với sự phát triển của thương mại điện tử, các công ty FMCG ngày càng có nhu cầu kết hợp các kênh trực tuyến vào chiến lược marketing của mình. Điều này liên quan đến việc tối ưu hóa nền tảng trực tuyến, quảng cáo kỹ thuật số và đảm bảo trải nghiệm mua sắm trực tuyến liền mạch.

So sánh, các ngành như B2B (Doanh nghiệp với doanh nghiệp) hoặc dịch vụ có thể có chu kỳ bán hàng dài hơn, liên quan đến quá trình ra quyết định phức tạp và tập trung nhiều hơn vào việc xây dựng mối quan hệ. Bản chất của sản phẩm hoặc dịch vụ, đối tượng mục tiêu và mô hình kinh doanh tổng thể góp phần tạo nên những khác biệt này. 

Đọc thêm: FMCG Là Gì? Tổng Quan & Xu Hướng Tiêu Dùng Ngành Hàng FMCG

III. Tổng quan cấu trúc phòng Marketing của công ty FMCG

Không có một cấu trúc cố định nào, tất cả đều tùy thuộc vào quy mô, mục tiêu và “ngách” ngành hàng của công ty FMCG đó mà xây dựng, điều chỉnh cơ cấu phòng ban Marketing cho phù hợp. Tuy nhiên, chúng ta có thể nhận thấy một vài bộ phận đặc thù chung mà phần lớn các công ty FMCG đều có – tạo nên một cấu trúc cơ bản của một phòng Marketing tại công ty FMCG. Dưới đây là 9 bộ phận phổ biến trong phòng Marketing của một công ty FMCG:

1. Brand Management (hay Brand Team)

Đây là bộ phận chuyên chịu trách nhiệm về chiến lược tổng thể, phát triển thương hiệu và hiệu suất/hiệu quả về mặt branding hoặc dòng sản phẩm cụ thể. Người đứng đầu bộ phận này là Brand Manager và Assistant Brand Manager

tổng quan cấu trúc phòng Marketing của công ty FMCG có 9 bộ phận

2. Product Management (hay Product Team)

Bộ phận này tập trung chủ yếu vào việc định vị và phát triển các sản phẩm cụ thể trong danh mục (concept, tính năng,…). Product Team sẽ hợp tác với các nhóm chức năng khác để đảm bảo sự thành công của việc ra mắt sản phẩm mới.

Đọc thêm: FMCG Marketing Mix: Chiến Lược Marketing Cho Sản Phẩm FMCG Theo Mô Hình 6P

3. Marketing Communication

Đây là bộ phận cơ bản có ở gần như hầu hết các công ty. Các Marketing Executive sẽ giám sát việc phát triển và triển khai chiến lược truyền thông marketing tích hợp (IMC): quảng cáo đa kênh, PR, promotion,… Ngoài ra, phòng ban này cũng phụ trách sản xuất nội dung (cụ thể là các vị trí Content Writer, Content Specialist,…) trong các chiến dịch marketing, trên các nền tảng kỹ thuật số,…

Trên thực tế, bộ phận này sẽ không tồn tại độc lập trong phòng ban Marketing của công ty, mà chủ yếu đảm nhận nhiều vai trò khác nhau nếu như doanh nghiệp không có quy mô quá lớn.

4. Trade Marketing

Đặc biệt, ở ngành FMCG rất chú trọng phát triển bộ phận này. Tùy quy mô hay mục tiêu của doanh nghiệp, bộ phần này có thể được xây dựng và hoạt động “độc lập” so với các bộ phận khác. 

Nhiệm vụ của trade marketer là phát triển chiến lược để quảng bá sản phẩm ở cấp độ bán lẻ, hợp tác rất chặt chẽ với đội ngũ Sales. Ngoài ra, bộ phận Trade Marketing còn tập trung vào chiến lược marketing trong cửa hàng, tại điểm bán, trưng bày hàng hóa và khuyến mãi tại điểm bán.

5. Market Research & Consumer Insight

Đây là bộ phận không quá phổ biến, đặc biệt đối với các công có quy mô nhỏ. Tuy nhiên, do đặc thù của ngành FMCG nên đây lại là một trong những bộ phận quan trọng nhất vì có sức ảnh hưởng to lớn đến Brand Team, Product Team.

Cụ thể, bộ phận này sẽ tiến hành nghiên cứu thị trường để thu thập dữ liệu về sở thích của người tiêu dùng, xu hướng thị trường và đối thủ cạnh tranh. Còn đối với nhân viên bộ phận Consumer Insight sẽ cung cấp thông tin chi tiết về hành vi tiêu dùng, sở thích và xu hướng. Tùy vào quy mô doanh nghiệp mà hai bộ phận này sẽ được kết hợp thành một hoặc không.

6. Digital Marketing

Digital hiện vẫn là xu hướng, và các thương hiệu FMCG chắc chắn không thể bỏ qua các kênh này. Ở các công ty quy mô lớn sẽ tồn tại một bộ phận Digital Marketing tách biệt để đảm nhận phát triển và triển khai chiến lược digital marketing, bao gồm online ads trên các kênh owned media, paid media, xây dựng chiến lược social media marketing và nội dung sáng tạo trên ecommerce. 

Tùy vào từng doanh nghiệp, bộ phần này có thể được tích hợp vào bộ phận Marketing Communication phía trên (Content Writer có thể đảm nhiệm sản xuất nội dung trên digital, chạy quảng cáo, làm social media content,…)

7. Category Management

Lưu ý: Bộ phận này thường chỉ có ở các tập đoàn đa quốc gia hoặc các công ty FMCG quy mô lớn, quản lý nhiều thương hiệu khác nhau.

Tập trung vào tối ưu hóa các sản phẩm trong một danh mục cụ thể, hợp tác cả với đội ngũ marketing và bán hàng. Đồng thời, bộ phận này cũng phụ trách phân tích dữ liệu thị trường, nhận diện xu hướng và đưa ra đề xuất để cải thiện danh mục sản phẩm.

8. Public Relations – Quan Hệ Công Chúng

Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ thường bỏ qua bộ phận này, tuy nhiên, đối với ngành FMCG thì đây lại là bộ phận có khả năng “bảo vệ” thương hiệu. Đặc biệt, đối với các tập đoàn FMCG đa quốc gia sở hữu nhiều thương hiệu, rủi ro hay khủng hoảng truyền thông về sản phẩm, danh tiếng,…sẽ luôn “thường trực” xảy ra mà doanh nghiệp không thể lường trước. 

Cụ thể, chuyên môn của bộ phận này là quản lý mối quan hệ của công ty với truyền thông, lên kế hoạch và triển khai chiến dịch PR và xử lý tình huống khẩn cấp (khủng hoảng truyền thông, tin giả,…). Hiện tại, lĩnh vực PR đã có nhiều agency chuyên về lĩnh vực PR để các doanh nghiệp client có thể thuê chạy chiến dịch riêng.

Public Relations quản lý mqh của công ty với truyền thông, triển khai chiến dịch PR và xử lý tình huống khẩn cấp

9. Ecommerce 

Hiện tại, với sự thịnh hành của xu thế mua hàng trực tuyến, các nền tảng thương mại điện tử trở thành một nền tảng doanh nghiệp không thể bỏ qua, đặc biệt đối với các công ty FMCG rất cần bán được sản phẩm với số lượng lớn.

Chuyên môn của bộ phận này là tập trung vào chiến lược để tăng cường doanh số bán hàng trực tuyến, cải thiện trải nghiệm mua sắm trực tuyến và tối ưu hóa các nền tảng thương mại điện tử. Đồng thời, họ có thể phụ trách livestream, bán hàng trên các nền tảng đó.

Tùy vào từng doanh nghiệp, bộ phận này có thể trực thuộc team Digital Marketing hoặc Marketing Communication.

IV. Lý do ngành FMCG luôn hấp dẫn các marketer trẻ?

1. Cơ hội việc làm tại các tập đoàn lớn

Lợi thế việc làm của ngành FMCG là ngành hàng có nhiều thương hiệu lớn trên thế giới. Nhiều thương hiệu đình đám trong mặt hàng này có thể dễ dàng kể tới như Unilever, Coca Cola và Nestle,… Đây là các tập đoàn chuyên sản xuất các mặt hàng tiêu dùng đa quốc gia với những sản phẩm phân phối rộng khắp thị trường thế giới.

Việc làm việc cho những thương hiệu đa quốc gia mà bạn thường xuyên sử dụng là một điều khá tuyệt vời. Chắc chắn ai cũng mong muốn được làm việc trong các thương hiệu nổi tiếng với các sản phẩm được sử dụng toàn cầu. Ngành FMCG chính là cơ hội cho bạn bởi số lượng nhân sự cần cho môi trường FMCG là vô cùng lớn.

Ngoài ra, việc làm việc với những nhân tài doanh nghiệp đình đám giúp bạn mở rộng thêm cơ hội và kỹ năng học hỏi, nâng cao tay nghề. Vừa có một dòng thành tích “xịn” trong CV, vừa được trau dồi kinh nghiệm tại các tập đoàn hàng đầu của ngành – chỉ với bấy nhiêu đã có sức hấp dẫn cực lớn đối với một thế hệ đang khao khát kinh nghiệm và sự công nhận trên thị trường!

2. Nhu cầu lao động ngành FMCG rất rộng lớn

Quy mô doanh nghiệp trong các công ty FMCG là vô cùng rộng lớn. Các sản phẩm của FMCG được sử dụng hàng ngày trên toàn cầu với số lượng khổng lồ. Để đáp ứng khối lượng công việc cao này, các công ty trong ngành hàng tiêu dùng nhanh cần tuyển dụng lượng lớn nhân sự với các việc làm lương cao đáp ứng nhu cầu kinh doanh. Số lượng nhân sự cần thiết trong các cơ quan chuyên tuyển dụng FMCG ngày càng tăng.

Thông thường, các tập đoàn trong ngành FMCG không chỉ sản xuất một mặt hàng tiêu dùng mà số lượng sản phẩm rất đa dạng. Các doanh nghiệp này thường xuyên đối mặt với tình trạng “khát” nhân sự và các đợt tuyển dụng mở ra với quy mô lớn, điển hình là các chuỗi sự kiện Job Fair hợp tác cùng các trường Đại học, các chương trình Management Trainee,…đều thu hút đông đảo các bạn trẻ tham gia.

3. Ngành hàng phát triển nhanh, năng động và cực kỳ sáng tạo

Ngành FMCG luôn ở trong nhịp độ nhanh nên tạo ra một môi trường năng động thu hút nguồn nhân lực trẻ. Hiện nay ngành đang ở giai đoạn phát triển trở lại sau COVID-19, suy thoái kinh tế nên ngày càng đòi hỏi việc sáng tạo, đổi mới rất lớn.

Do đó, công việc trong ngành FMCG được đánh giá là môi trường làm việc lý tưởng của những ứng viên có đầu óc sáng tạo linh hoạt, ưa thích sự năng động. Tuy nhiên, không thể không nhắc đến sự thật rằng đây là ngành hàng có sự cạnh tranh gay gắt.

4. Có cơ hội được đi khắp thế giới

Các doanh nghiệp hoạt động trong ngành FMCG với quy mô toàn cầu có thể gặp ở bất cứ đâu trên thế giới. Nhu cầu sử dụng sản phẩm tiêu dùng nhanh thường được đánh giá là có quy mô toàn cầu. Hầu hết các doanh nghiệp lớn trong các công ty FMCG thường xây dựng các chiến lược kinh doanh với quy mô quốc tế. Do đó, khi làm việc tại các doanh nghiệp này, bạn có cơ hội được làm việc tại nhiều quốc gia lớn trên thế giới.

Với các nhân sự cấp cao, cơ hội được học tập và trải nghiệm tại các công ty FMCG lớn trên thế giới là rất rộng. Bạn sẽ có cơ hội làm việc và học hỏi nâng cao kỹ năng mềm với những nhân sự hàng đầu. Thông qua đó, trình độ chuyên môn của bạn được tăng lên, vừa góp phần phát triển sự nghiệp bản thân lại góp sức phát triển doanh nghiệp.

V. Kinh nghiệm & kỹ năng cần thiết đối với một marketer thuộc ngành FMCG

Hầu hết các kỹ năng tiếp thị đều có thể được chuyển giao và sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, tuy nhiên, khi làm việc trong ngành Hàng tiêu dùng nhanh, khả năng tiến hành nghiên cứu tiếp thị chuyên sâu và chọn lọc, tách rời và phân tích số liệu thống kê sẽ nâng cao sự nghiệp của bạn. 

Cụ thể, ngành FMCG thường yêu cầu kinh nghiệm và kỹ năng của marketer ở các lĩnh vực sau:

  • Nghiên cứu thị trường: Là một kỹ năng quan trọng giúp thu thập thông tin về người tiêu dùng và tìm ra giải pháp cho vấn đề của thương hiệu.
  • Phân tích dữ liệu: Cung cấp hiểu biết sâu sắc về hành vi khách hàng và giúp doanh nghiệp FMCG cải thiện hiệu suất marketing của mình. 
  • Fullstack digital marketing: Mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp FMCG, từ phát triển chiến lược nội dung, chạy ads,…đến quản lý hiệu quả đa kênh, đầu tư vào influencer marketing,…giúp xây dựng vị thế trực tuyến mạnh mẽ và tạo lòng trung thành từ khách hàng.
  • Quản lý con người: Tùy thuộc vào kinh nghiệm của bạn, có thể bạn sẽ làm việc theo nhóm hoặc giám sát một nhóm lớn. Bạn sẽ có cơ hội tiếp xúc, làm việc với những người khác nhau ở các cấp độ khác nhau và khả năng quản lý mọi người nói chung của bạn sẽ được áp dụng vào thực tế. 

Bên cạnh các kỹ năng, kinh nghiệm được nhiều người săn đón, đặc điểm tính cách và phẩm chất của bạn sẽ được đánh giá cao – xây dựng mối quan hệ vững chắc với bên ngoài là chìa khóa để có được sự nghiệp thành công khi làm việc với một công ty FMCG. 

Nếu bạn đang phân vân chưa biết học các kỹ năng trên ở đâu hay bắt đầu từ đâu, thì AIM có bộ 3 chương trình được thiết kế đặc biệt dành cho mong muốn ấy. Cụ thể:

  • Chương trình MARKETING MANAGEMENT: nơi bạn có thể được lĩnh hội tất tần tật kiến thức kinh nghiệm về marketing từ cơ bản đến nâng cao, từ các lý thuyết về thuật ngữ, framework đến nghiên cứu thị trường, phân tích data. Đặc biệt, có một khóa nâng cao đào tạo cả kỹ năng quản lý cấp độ Marketing Manager dành cho bạn!
  • Chương trình CREATIVE COMMUNICATION: Chương trình học bài bản về truyền thông sáng tạo, giúp học viên nắm bắt cốt lõi của ý tưởng sáng tạo đặc trưng của ngành và thực hành sáng tạo có chiến lược.
  • Chương trình DIGITAL MARKETING: Chương trình học digital marketing toàn diện từ tổng quan kiến thức về các nền tảng digital đến thực hành chuyên sâu trên từng kênh – ai muốn fullstack thì chắc chắn phải xem qua!

(Bạn có thể bấm vào tên từng chương trình để xem thông tin chi tiết)

3 lộ trình học toàn diện nhận chứng chỉ bảo chứng bởi Cannes

Nhu cầu của bạn hiện tại là gì? Để lại thắc mắc của bạn trong form tư vấn và AIM sẽ mang đến câu trả lời phù hợp nhất nhé!