6 Điều Cần Biết Khi Kinh Doanh Online Và Case Study Thực Chiến

Kinh doanh online chắc chắn sẽ nhộn nhịp trong thời điểm cuối năm. Vậy làm sao để bạn kéo được một mẻ cá ngon dứt điểm cuối mùa đây? Đừng bỏ qua 8 cách sau nhé.
Digital Marketing

Nội dung bài viết

Kinh doanh online chắc chắn sẽ nhộn nhịp trong thời điểm cuối năm. Vậy làm sao để bạn kéo được một mẻ cá ngon dứt điểm cuối mùa đây? Đừng bỏ qua 6 cách sau nhé. 

Dành cho những ai bận “đi đơn” mà chưa kịp tìm hiểu, hình thức kinh doanh trên mạng xã hội được gọi là social commerce – hình thức đang rất hot hiện naym commerce trong bán hàng online là rất cần thiết. 

Trong các loạt bài viết trước, AIM Academy đã phân tích đặc trưng của từng nền tảng cùng những cách xây dựng thương hiệu trên từng kênh. Trong bài này, AIM sẽ highlight một số lưu ý nổi bật cùng các case study thành công để bạn áp dụng trong chiến lược social commerce của mình.

I. 6 lưu ý khi kinh doanh online

Những điều cần lưu ý khi kinh doanh online
Nguồn ảnh: Phuongnamvina

1. Đầu tư vào đúng kênh 

Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu khi bạn bắt đầu kinh doanh online. Mỗi nền tảng sẽ có những đặc trưng, phù hợp với các mặt hàng khác nhau. 

Chẳng hạn như TikTok phù hợp với các mặt hàng thời trang, gia dụng bình dân, có giá dưới 500 nghìn đồng. YouTube phù hợp với các mặt hàng về dịch vụ (giáo dục, du lịch,..), chăm sóc da, mỹ phẩm, thời trang, thậm chí là các mặt hàng có giá trị cao. Instagram nên là sân chơi của những mặt hàng thời trang, phụ kiện nhưng có gu và tính thẩm mỹ cao. Facebook thì hầu như là “sàn” tổng hợp cho bất kỳ ngành nghề nào, phụ thuộc vào “chiêu” của bạn là chính. 

Để hiểu hơn về từng kênh khác nhau, mời bạn tham khảo bài viết Social commerce là gì? Các bước kinh doanh hiệu quả trên social commerce!

2. Xây dựng kênh chỉnh chu 

Bạn nên gia tăng độ tin tưởng với khách hàng bằng sự minh bạch các thông tin như: địa điểm (nếu có offline), số điện thoại, email. Đặc biệt là trong content, hình ảnh và cách giao tiếp với khách hàng trên trang của bạn. 

Cốt lõi hơn, bạn nên có được profile “sạch sẽ”, không có các bài hoặc comment bóc phốt; chăm sóc khách hàng tốt để tạo nên UGC – user generated content (content do người dùng tạo ra) càng nhiều và càng chất lượng càng tốt. 

3. Đầu tư về hình ảnh

Đây là điều rất rất quan trọng khi bán hàng online vì khách hàng hạn chế được tiếp xúc với các sản phẩm. Chụp ảnh cho sản phẩm online nghĩa là bạn sẽ đặt mình vào khách hàng xem thật sự họ sẽ muốn xem gì với sản phẩm của bạn. Từ đó, bạn giải thích tất cả bằng hình ảnh. 

Ngoài sự đa dạng về góc cạnh, hình ảnh nên đa dạng về bối cảnh, model hơn để hấp dẫn người xem. Nhưng chung quy, hãy luôn giữ màu sắc chung của thương hiệu để tạo nên hình ảnh thương hiệu tốt. 

4. Cung cấp nhiều nội dung hữu ích cho người đọc 

Đâu đó vẫn còn khái niệm bán hàng online nghĩa là chỉ bán những mặt hàng của mình. Tuy nhiên, hình thức này đã khá xưa cũ. Bạn nên mang đến nhiều thông tin hữu ích cho khách hàng có liên quan đến sản phẩm hơn là các thông tin bán hàng đơn thuần. 

Chẳng hạn như bạn kinh doanh mặt hàng tinh dầu sả. Thông thường, đây được xem là mặt hàng không thiết yếu, chỉ phục vụ cho mục đích thư giãn hoặc làm đẹp. Tuy nhiên, trong tình hình dịch bệnh, người tiêu dùng rất cần tinh dầu sả để xông mũi, vòm họng.

Nhưng cách tiếp thị của bạn không nên dừng lại ở việc: mua tinh dầu sả để xông mũi, phòng ngừa dịch bệnh mà bạn phải thuyết phục người đọc bằng nhiều nội dung khác nhau như: trong tinh dầu sả có chứa thành phần gì hữu ích? Xông tinh dầu sả với tần suất bao nhiêu là hợp lý? Dẫn chứng những bài báo chính thống nói về tác dụng của tinh dầu sả với ngăn ngừa bệnh nếu có. 

5. Theo dõi và phát triển kênh thường xuyên 

Một trong những điều đáng tiếc mà các bạn kinh doanh online hay bỏ qua đó là “số liệu”. Nghe đến số liệu – data thì nhiều người tặc lưỡi, thôi khó quá bỏ qua. Nhưng data nói lên tất cả. Bạn có thể theo dõi tốc độ phát triển của kênh, nhân khẩu học – hành vi của người dùng, đâu là loại nội dung mà họ yêu thích nhất để có cách tiếp thị phù hợp. 

Đồng thời, từng nền tảng sẽ có những hỗ trợ hoặc quy định mới mà nếu bạn không cập nhật thì sẽ mất quyền lợi. Chẳng hạn như Facebook hỗ trợ mạnh cho livestream thì bạn nên tận dụng để tương tác với khách hàng: chia sẻ các chủ đề liên quan hoặc bán hàng trực tiếp. 

6. Rút ngắn tốc độ phục vụ nhất có thể 

Với bán hàng online – đặc trưng của nó là phải nhanh. Bạn có thể tiết kiệm thời gian chốt đơn và gia tăng sự hài lòng của người dùng như thế nào? Hãy để ý những gạch đầu dòng sau: 

Nên lưu sẵn hình ảnh sản phẩm hoặc các thắc mắc của khách thường gặp ngay trong thiết bị để khi khách hàng liên hệ, bạn có thể trả lời ngay thay vì khiến họ phải đợi hoặc đi sang một trang/bài khác để xem. Nên trả lời khách hàng trong vòng 5-10 phút kể từ lúc nhận tin nhắn vì đây chính là thời điểm nóng, là điểm mua hàng tiềm năng nhất của khách hàng. 

Nếu có thể, nên thuyết phục được tư vấn trực tiếp cho khách hàng để nâng cao khả năng chốt đơn. Vì khi chat, khách sẽ dễ sao nhãng và có thể họ đang “dò” thêm vài nơi nữa. 

  • Chuẩn bị sẵn feedback để tăng độ tin tưởng với khách hàng.
  • Nên có gian hàng trên Facebook để thuận tiện cho khách mua sắm. 

Đồng thời, nếu bạn có cơ sở dữ liệu tốt, bạn có thể biết được hành trình mua hàng của khách. Từ đó, tạo ra những cú “chạm” ở những điểm mua hàng nóng nhất trên hành trình này. 

II. Các case study thực tế cho kinh doanh online

Sẽ dễ hiểu và trực quan hơn với case study cụ thể với 4 nền tảng hot nhất hiện nay. 

1. TikTok

Có thể lấy “Công nghệ hay” (CNH) cho hình thức kinh doanh online trên mạng xã hội TikTok. Khi mới ra đời, trang CNH bán robot vector – một thú cưng khá nổi tiếng trong thời gian vừa qua. Thật bất ngờ là chỉ trong 5-6 video, trang CNH đã có thể bán khoảng 20 con trên một tháng với giá khoảng 10 triệu VNĐ/1con. 

Thời gian về sau, trang công nghệ hay đã ra các video theo định dạng review, và kiếm tiền từ affiliate marketing – khi khách hàng click vào đường link, mua hàng từ link của trang thì CNH sẽ nhận được tiền hoa hồng. Bên cạnh đó, CNH còn tạo được doanh thu thừ booking quảng cáo của các thương hiệu. 

2. Facebook 

Với Facebook, có một case khá hay với sản phẩm “nhạy cảm” cho các cặp đôi yêu nhau. Chính vì nhạy cảm nên thương hiệu này không tập trung vào fanpage mà tập trung vào group cộng đồng như bên dưới, chuyên chia sẻ về các chủ đề, khó khăn trong tình yêu và từ đó điều hướng về bán hàng rất tinh tế. 

Như vậy, chúng ta lại thấy việc cung cấp cho người dùng nhiều nội dung hữu ích chính là chìa khoá để kinh doanh online hiệu quả. 

3. Instagram 

Với đặc trưng là một kênh nghệ thuật nên các nhà kinh doanh cũng sẽ đồng thời là nhà sáng tạo nội dung đỉnh cao. Lydapotato là một trong những kênh rất thành công trong điều này. Hãy nhìn cách chị ấy bố trí nội dung trên feed – sạch sẽ, gọn gàng và nghệ thuật. 

Chính những nội dung hữu ích mà chị cung cấp mỗi ngày đã giúp chị có thể bán các khoá học online ngay trên Instagram. 

4. YouTube

Cellphone S với kênh Schannel là một trong những kênh ấn tượng trong social commerce. Họ đã xây dựng kênh với rất nhiều KOLs khác nhau, review các sản phẩm công nghệ và điều hướng traffic về trang bán hàng của mình. 

Happyskin cũng rất thành công khi cung cấp nhiều kiến thức hữu ích về làm đẹp và bán các sản phẩm trong lĩnh vực này. 

Những kiến thức trên rất hữu ích nhưng chỉ là điểm nhấn trong vũ trụ của các mạng xã hội và sàn thương mại điện tử. Vì thế, hãy đến ngay với khoá học SOCIAL COMMERCE & ECOMMERCE để khám phá và nhuần nhuyễn với cách kinh doanh online trên 4 nền tảng social và 2 sàn ecommerce đang hot nhất hiện nay cùng các chuyên gia MMO (making money online).

Điền form đăng ký ngay để AIM tư vấn chi tiết hơn cho bạn!