Đời đẹp hơn với 13 công cụ cho người làm content cực "chất"

Khó vậy nên content writer mà cứ chinh chiến một thân một mình, với chút vốn liếng chữ nghĩa (và một trái tim đa sầu đa cảm?) là dễ tử trận lắm. Trang bị ngay cho mình một vài công cụ để chiến đấu khôn ngoan hơn thay vì cứ mãi là một con nai vàng ngơ ngác.
Creative Communication

Nội dung bài viết

 

Content khó lắm

Phải đâu chuyện đùa

Viết nhanh viết lắm

Lại phải viral cơ!

Khó vậy nên Content Writer mà cứ chinh chiến một thân một mình, với chút vốn liếng chữ nghĩa (và một trái tim đa sầu đa cảm?) là dễ tử trận lắm. Trang bị ngay cho mình một vài công cụ để chiến đấu khôn ngoan hơn thay vì cứ mãi là một con nai vàng ngơ ngác.

I. Nhóm công cụ tìm kiếm ý tưởng

Tên gọi là Content Writer nhưng khổ nỗi có phải làm mỗi việc viết đâu. Não cũng phải vặn mỏi nhừ thì mới chắt lọc được tí ý tưởng để tay có cái mà viết.

Ngồi im, ý tưởng chả tới.

Và thế là mình dùng tool để tìm ý tưởng. Thời buổi này cái gì mà không có tool?

1. Keyword Planner – Nghiền ngẫm từ khóa

keyword planner giúp bạn biết được lượng tìm kiếm của một từ khóa trên Google, và từ nào đang là xu hướng

Không phải lúc nào cũng có ông – SEO ngồi kế bên nên nhiều khi bà-content cũng phải tự mò mẫm từ khóa.

Keyword Planner giúp bạn biết được lượng tìm kiếm của một từ khóa trên Google, biết được từ nào đang là xu hướng, đồng thời được gợi ý cả một “dòng họ” các từ khóa liên quan, như longtail keywords hay buyer keywords.

Tuy nhiên, bạn phải chi ngân sách cho Google Ads thì mới xem được full-version của bảng keyword này.

Một số tool khác có thể dùng để nghiên cứu từ khóa: KeywordTool.io, Google Trends, KWFinder

Giá: Thông thường các tool này đều có phiên bản miễn phí và trả phí. Nếu bạn không cần nghiên cứu chuyên sâu thì bản miễn phí cũng “đủ xài” rồi.

2. Buzzsumo – Truy tìm nội dung đang “hot”

các brands sử dụng trang web Buzzsumo để truy tìm nội dung đang hot

Khi mà bí quá không biết viết gì thì đi nghe ngóng xem người ta đang viết gì, đang bàn tán gì. Với Buzzsumo, bạn có thể biết được bài đăng nào, nội dung nào trong chủ đề, ngành hàng của bạn đang viral, để biết hướng xây dựng nội dung của mình.

Ngoài ra, với công cụ này, bạn cũng có thể “mò” ra những influencers sở hữu những bài đăng “chất” trong lĩnh vực của mình. Đây là một trong những điều cần lưu ý khi thực hiện một chiến dịch influencer marketing.

Giá: Buzzsumo có bản miễn phí giới hạn một số tính năng. Nếu cần dùng nhiều bạn nên đăng ký gói trả phí khoảng 79$/tháng.

3. Feedly – Cập nhật kiến thức mỗi ngày

feedly cập nhật kiến thức mỗi ngày, bạn có thể tạo nhiều feed khác nhau cho từng chủ đề, lĩnh vực

Vốn liếng chữ nghĩa thôi chưa đủ để người làm content sản xuất được những nội dung có giá trị và chiều sâu. Người viết hoặc người định hướng nội dung cần có hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực của mình.

Feedly sẽ giúp bạn tự tổng hợp một kho kiến thức cho riêng mình. Bạn có thể tạo nhiều feed khác nhau cho từng chủ đề, lĩnh vực. Sau đó ở mỗi feed, bạn thêm các website mà mình cần theo dõi.

Thế là mỗi ngày, thay vì phải lang thang khắp các website, vừa mất thời gian vừa dễ lạc lối vào những tin ngoài lề, bạn chỉ cần vào feed đã tạo để nắm được các tin mới cập nhật.

Giá: Miễn phí

4. Portent’s Content Idea Generator – Tìm chủ đề theo cách “tưng tửng”

portent's content idea generator - khi nhập từ khóa vào phần mềm sẽ gợi ý cho bạn các chủ đề có thể triển khai

Portent’s Content Idea Generator là nơi khi nhập từ khóa vào, và phần mềm sẽ gợi ý cho bạn các chủ đề có thể triển khai.

Thật sự thì hiếm khi những gợi ý đó có thể mang dùng ngay được. Đa phần bạn sẽ thấy nó quăng vào mặt bạn những ý tưởng hơi “điên điên”. Nhưng làm sáng tạo thì đôi khi bạn phải đi qua nhiều những cái điên điên nhảm nhí đó, gọt nắn lại để thành đúng cái cần tìm.

Ngoài ra còn có Hubspot, AnswerThePublic cũng dùng để tìm chủ đề viết (phiên bản nghiêm túc hơn). Các công cụ này đều sử dụng từ khóa tiếng Anh.

Giá: Miễn phí

II. Nhóm công cụ hỗ trợ việc viết và soạn thảo

Hiện có khá nhiều công cụ kiểm tra lỗi ngữ pháp, chính tả, đánh giá độ “hay” của câu từ, nhưng đáng tiếc là chỉ “chơi” được khi bạn viết bằng tiếng Anh.

Vậy nên nếu viết tiếng Việt thì bạn phải tự “cân” phần này.

Nhưng việc viết vẫn sẽ tiện lợi và nhanh chóng hơn nhiều nếu bạn biết đến những công cụ dưới đây.

1. TextExpander – Tăng tốc độ viết

TextExpander sẽ tự động akhớp các từ, cụm từ được sử dụng thường xuyên giúp tăng tốc độ viết

TextExpander sẽ tự động khớp các từ, cụm từ được sử dụng thường xuyên hoặc các phím tắt được cà đặt trước để tăng tốc độ gõ của bạn. Khi bạn gõ phím tắt, phần mềm sẽ tự động thay thế nó bằng văn bản đầy đủ.

Nếu bạn thường xuyên sử dụng cùng một cụm từ lặp đi lặp lại trong các bài đăng trên social thì đây là một công cụ tuyệt vời.

Giá: TextExpander cho phép dùng thử miễn phí, sau đó bạn cần nâng cấp lên gói trả phí với mức giá không quá cao, 3,33$/tháng.

2. OneTab – Giúp màn hình không tràn ngập tab

one-tab giúp màn hình không tràn ngập tab, biến nhiều tap thành một danh sách các đường links

Các tay content chắc hẳn không còn xa lạ gì với giao diện màn hình tràn ngập tab và tab, vì bạn cần tìm kiếm nhiều thông tin để viết cho chính xác mà.

Để không bị bấn loạn khi phải nhảy qua nhảy lại giữa mấy chục tab, hãy sử dụng OneTab để biến mớ hỗn độn đó thành một danh sách các đường links. Nó sẽ giúp màn hình nhìn thoáng mắt hơn, dễ sử dụng hơn do bạn có thể đọc tiêu đề trang.

Giá: Miễn phí trên Chrome

3. Calmly Writer – Viết thôi quên cả thế giới

trải nghiệm cảm giác lạ cùng Calmly Writer - trang soạn thảo văn bản

Calmly Writer đơn giản chỉ là một trang để bạn soạn thảo văn bản thôi. Soạn thảo thì có thiếu gì phần mềm, Microsoft Word hay OpenOffice Writer là đủ, cần chi cầu kì? Nhưng bạn vẫn có thể thử Calmly Writer nếu bạn muốn:

  • Giao diện tối giản, tránh gây mất tập trung
  • Tự động lưu sau mỗi thay đổi
  • dark mode nếu bạn thích viết chữ trắng trên nền đen
  • focus mode để tập trung hoàn toàn vào phần mà bạn đang viết, thế giới còn lại hoàn toàn lu mờ
  • Có chế độ tạo âm thanh khi gõ chữ, nghe cũng khá “phê”

Nói chung là nên trải nghiệm nếu bạn đang muốn tìm chút cảm giác mới lạ.

Giá: Miễn phí

4. Copyscape – Phần mềm chống “đạo văn”

phần mềm chống đạo văn-Copyscape sẽ giúp bạn kiểm tra xem có trang nào đang

Làm content mà nội dung bị trùng lặp thì hơi bị “kỵ”, đặc biệt là nếu bạn viết bài SEO. Việc sao chép nếu bị Google phát hiện thì trang của bạn sẽ bị phạt tương đối nặng, mãi không “ngóc đầu” lên nổi (không leo lên được thứ hạng cao).

Nếu bạn là người quản lý nội dung của cả team thì nên cẩn thận dùng Copscape để kiểm tra.

Ngoài ra, biết đâu bạn còn vô tình phát hiện ra một trang nào đó “đạo” nội dung của mình?

Giá: Miễn phí

III. Nhóm công cụ thiết kế hình ảnh

Content đã chất đầy trong kho mà mãi vẫn chưa lên bài được do chưa có hình minh họa. Cảnh này có vẻ quen? Đã chán năn nỉ “ông nội” Designer rồi thì Content Writer nên tự học vài chiêu thiết kế đơn giản.

Không cần mất nhiều năm mày mò chuyên sâu như designer chuyên nghiệp. Bạn chỉ cần biết dùng những công cụ thiết kế đơn giản này là đủ tạo được phần visual “đủ xài” cho content của mình rồi.

IV. Nhóm công cụ quảng bá nội dung

Bạn nên dành 20% thời gian để tạo ra nội dung, và 80% còn lại dành để quảng bá nó. Một cô gái đẹp sống ở nơi hoang vu không bóng người, không ai biết đến thì có phải… phí của giời không?

1. Blog2Social – Share bài nhanh chóng hơn

Nếu trước giờ bạn vẫn chỉ đem bài đi share một cách thủ công thì nên thử tool này để thôi lạc hậu.

Đây là một plugin của WordPress giúp bạn kết nối blog với các tài khoản mạng xã hội, để mỗi lần bạn đăng bài viết mới thì nó được tự động chia sẻ.

Bạn có thể lên lịch chia sẻ, quản lý lịch chung, tùy chỉnh hình ảnh cho phù hợp với từng kênh, tùy chỉnh format, theo dõi báo cáo của tất cả các kênh cùng nhiều tính năng tiện lợi khác tại Blog2Social.

Giá: Miễn phí

2. AddThis – Giúp người dùng dễ chia sẻ nội dung hơn

Nếu người dùng đọc bài viết của bạn và thấy thú vị, họ sẽ muốn chia sẻ trên trang cá nhân của mình. Nhưng nếu họ không share được hay không thấy nút share thì xem như bạn vừa… phụ lòng yêu mến của người đọc.

Hãy dùng AddThis để thêm các nút like, share vào website của bạn, ”đập vào mắt” người đọc để kích thích họ tương tác. Một công cụ khác có chức năng tương tự là Sumo.

Giá: Miễn phí

3. Mailchimp – Gửi thẳng nội dung đến tệp khách hàng

Mailchimp cho phép tạo template để trình bày nội dung đẹp mắt và gửi đến hàng trăm người nhận cùng lúc

Email marketing không chỉ để quảng bá sản phẩm hay chương trình khuyến mãi. Mỗi khi viết xong một bài viết tâm đắc, đừng để đó mà tâm đắc một mình. Hãy gửi đến cho khách hàng hoặc khách hàng tiềm năng của bạn. Họ thì được cung cấp giá trị, bạn thì tăng được view cho content.

Mailchimp cho phép bạn tạo template để trình bày nội dung đẹp mắt và gửi đến hàng trăm người nhận cùng lúc.

Giá: Mailchimp có phiên bản miễn phí. Nếu có nhiều hơn 2.000 contacts, bạn phải chuyển lên bản trả phí.

4. Sniply – Tạo nút call-to-action

Sniply giúp kêu gọi người dùng ghé đến website của bạn bằng nút call-to-action

Sniply giúp bạn tạo nút kêu gọi hành động (call-to-action) cho mỗi bài viết hoặc bài chia sẻ trên social media, cụ thể là kêu gọi người dùng ghé đến website của bạn.

Khi bạn chia sẻ một nội dung mà độc giả của bạn thấy hữu ích, Sniply sẽ bật nút kêu gọi mọi người ghé đến trang của bạn ngay trên nội dung đó. Bạn cũng sẽ theo dõi được xem có bao nhiêu lượt click vào liên kết bạn “gửi gắm”.

Công cụ đơn giản này rất xứng đáng để bạn thêm vào kho “vũ khí” của mình.

Giá: Sniply có cả phiên bản miễn phí và tính phí

V. Nhóm công cụ theo dõi hiệu quả nội dung

Nội dung đăng lên rồi không có nghĩa là bạn xong nghĩa vụ với nó. Phải liên tục theo dõi hiệu quả. Loại nội dung nào tốt thì tiếp tục triển khai trong tương lai.

1. Google Analytics – Công cụ phân tích huyền thoại

google analytics công cụ tìm kiếm huyền thoại sẽ giúp bạn đo lường được lưu lượng truy cập vào site, nội dung thu hút nhất

Google Analytics là một công cụ miễn phí của Google mà không có lý do gì bạn lại không cà đặt cho website của mình. Người trợ lý này sẽ giúp bạn đo lường được:

  • Lưu lượng truy cập vào site
  • Nguồn truy cập
  • Nội dung thu hút nhiều truy cập nhất

Và rất rất nhiều vấn đề khác giúp bạn biết cách tối ưu nội dung của mình. Ngoài ra, đừng bỏ qua 14 công cụ phân tích website vô cùng hữu ích khác.

Giá: Miễn phí

Để đời content thôi là bể khổ, hãy linh hoạt sử dụng những công cụ này để làm nội dung tiện lợi và hiệu quả hơn.

Ngoài ra, còn một “công cụ” khác vô cùng quan trọng. Đó chính là tư duy và khả năng lên chiến lược nội dung. Khoá học CONTENT MARKETING sẽ giúp bạn biết các hoạch định một chiến lược nội dung bài bản, các triển khai ý tưởng thành các định dạng nội dung trên các kênh truyền thông phổ biến hiện nay.

Điền form đăng ký ngay để AIM tư vấn chi tiết hơn cho bạn!