Checklist Cho Phát Triển Sản Phẩm Mới

New product development checklist là các bước mà bạn cần thực hiện trước khi ra mắt sản phẩm mới. 9 bước với các ví dụ cụ thể chắc chắn sẽ hữu ích cho bạn. Cùng theo dõi bạn nhé!
Marketing Management

Nội dung bài viết

I. Vì sao cần phải ra mắt sản phẩm mới? 

Đây có lẽ là câu hỏi xuất hiện đầu tiên trước khi nghĩ đến các bước thực hiện. Phát triển sản phẩm mới chung quy có ý nghĩa với 3 bên: 

  • Công ty: tăng sales, tăng lợi nhuận, tăng thị phần, tối ưu hoá chi phí (chẳng hạn nếu như 1 nhà máy được lắp đặt chỉ để sản xuất Number One thì hơi “phí”, vì thế công ty sẽ ra mắt nhiều thương hiệu nước giải khát khác sản xuất trên cùng dây chuyền này).
  • Thương hiệu: với việc ra mắt sản phẩm mới, thương hiệu của bạn có thể chiến thắng đối thủ hoặc hạ thấp tầm đối thủ, nâng cao vị thế trên thị trường 
  • Khách hàng: đáp ứng được các nhu cầu, thậm chí là các nhu cầu khách hàng còn chưa biết đến, trở thành thương hiệu “của tôi” trong lòng họ. 

II. Checklist cho phát triển sản phẩm mới

1. Ý tưởng 

Để lên được ý tưởng sản phẩm, bạn không phải chỉ ngồi và suy nghĩ mà phải nghiên cứu. Một số thương hiệu có thể phát hiện ra các các nhu cầu chưa được đáp ứng (unmet need), do đó, họ có thể phát triển ý tưởng dễ dàng. Ngược lại, với những ca chưa có ý tưởng hoặc ý tưởng chỉ mới manh nha, bạn phải nghiên cứu về đối thủ trên thị trường, các loại sản phẩm hiện có cùng đối tượng sử dụng mà bạn muốn hướng đến. 

Sau quá trình thu thập được đầy đủ, bạn sẽ lựa chọn đâu là ý tưởng sản phẩm mà bạn muốn theo đuổi. Đương nhiên trong khi lựa chọn, bạn cũng phải xác định rằng sản phẩm sẽ giải quyết được nhu cầu gì cho khách hàng để bắt đầu viết concept. 

2. Concept sản phẩm 

Concept sản phẩm giống như một bản mô tả về một con người có thể giải quyết vấn đề nào đó cho khách hàng. Trước khi đi qua ví dụ, bạn nên nhớ một số key cần có trong concept: 

  • Target: người tiêu dùng
  • Insight: “niềm đau” của khách hàng 
  • Benefit: lợi ích của sản phẩm
  • RTB: reason to believe: các bằng chứng thuyết phục để khách hàng tin tưởng. 

Hãy quan sát concept sản phẩm sau để hiểu hơn: 

Hạt nêm KNORR với công thức bổ sung thêm 50% lượng xương thịt, giúp rau củ thêm thơm ngon đậm đà.

Hạt nêm knorr với công thức bổ sung thêm 50% lượng xương thịt giúp rau củ thêm ngon, đậm đà hơn
  • Target: Phụ nữ đã có gia đình 
  • Insight: Là người mẹ, bạn hay lo lắng vì con của mình không chịu ăn rau củ, vì thế sẽ không cung cấp được chất xơ và các vitamin từ rau củ.
  • Benefit & RTB: Hạt nêm Knorr giúp món rau củ ngon hơn nhờ tăng thêm 50% xương thịt, giúp rau củ thấm đều vị ngọt, thêm ngon đậm đà. Bé nhà bạn sẽ mê mẩn, xiêu lòng trước món rau củ ngọt lành từ mẹ!

⇒ Đã ngon tròn vị, nay thêm đậm đà!

3. Chiến lược marketing mix 

Bạn sẽ lên chiến lược marketing mix 6P gồm Proposition – Product – Place – Price – Package – Promotion hoàn chỉnh và trình lên các bên liên quan để duyệt. 

Trong marketing mix, một yếu tố rất quan trọng mà bạn cần lưu ý đó là “đối thủ đã làm gì trên thị trường để quảng bá cho sản phẩm của họ” – promotion. Để phân tích đối thủ toàn diện và chính xác, mời bạn tham khảo thêm bài viết “ 3 phương pháp hiệu quả để nghiên cứu đối thủ cạnh tranh”. 

Đọc thêm: CV của Assistant Brand Manager có gì? Chuẩn bị gì để theo đuổi con đường “brand thủ”?

4. Kế hoạch tài chính 

Đây là bước quan trọng mà bạn cần làm với phòng tài chính để xác định ngân sách triển khai. Trong bước này, các hạng mục cho cả marketing và phát triển sản phẩm phải được liệt kê rõ với giá cả trên mỗi đầu việc. 

Đồng thời, giá cả sản phẩm, khuyến mãi,… cũng được quyết định trong giai đoạn này, sau khi phòng tài chính phân tích khả năng mang lại lợi nhuận của sản phẩm. 

5. Phát triển sản phẩm và bao bì 

Phát triển bao bì và hoàn thiện sản phẩm để ra mắt sản phẩm tốt hơn

Tại bước này, bạn sẽ làm việc với phòng R&D (research & development) để đánh giá, phát triển và hoàn thiện sản phẩm. Đông thời, bạn cũng nên làm việc với team vận hành về vận chuyển, đóng gói, phân phối,…. để ra mắt sản phẩm tốt hơn. 

6. Sản phẩm mẫu 

Ra mắt sản phẩm mẫu hay prototype là một công đoạn rất quan trọng. Đối với các mặt hàng có đóng gói, chẳng hạn như FMCG, sản phẩm mẫu gần như hoàn thiện và “sát sườn” với sản phẩm thật. Nếu có điểm khác biệt thì chủ yếu là về chất liệu bao bì bên ngoài. 

Với các sản phẩm công nghệ như laptop, điện thoại, ô tô,… thì các sản phẩm mẫu phải càng kỹ lưỡng, chỉnh chu hơn nữa và gần như sát 100% với sản phẩm thật, kể cả thiết kế bên ngoài. 

7. Test sản phẩm mẫu 

Sau khi ra mắt sản phẩm mẫu, bạn sẽ đem chúng đi test với tệp khách hàng tiềm năng trước khi tung ra thị trường. Dựa vào phản hồi của khách hàng mà quá trình test sản phẩm diễn ra dài hay ngắn. 

8. Ra mắt sản phẩm 

Công đoạn mong chờ nhất chính là ở đây: ra mắt sản phẩm. Mọi thứ chỉ việc chạy trơn tru trên kế hoạch marketing đã có sẵn. Điều lưu ý ở đây là nguồn hàng hoặc quà tặng tại các điểm bán phải đảm bảo luôn có sẵn để đảm bảo hiệu quả. 

9. Đo lường 

Đo lường trở thành công cụ thiết yếu để biết thật sự hiệu quả của sản phẩm và giúp thương hiệu biết được mình đang ở đâu. Thông thường, các thương hiệu sẽ đo về phản hồi của khách hàng trên diện rộng với những mục tiêu mà sản phẩm hướng đến, chẳng hạn như với ví dụ về Knorr lúc nãy, họ sẽ có thể có các câu hỏi đo lường như: 

  • Bạn có cảm nhận được vị ngọt hơn sau khi dùng sản phẩm này không? 
  • Mức độ rau củ ngon hơn khi sử dụng hạt nêm Knorr là bao nhiêu (cho điểm từ 1 đến 10)?
  • Con bạn có thích ăn rau củ nhiều hơn khi món ăn có Knorr không? 

Không chỉ đo về feedback của người mua hàng, các thương hiệu còn đo về các chỉ số phản hồi trên social media. 

Nhuần nhuyễn về ra mắt sản phẩm mới là một trong những mục tiêu mà các bạn học viên phải đạt được trong khóa học BRAND MANAGEMENT EXCELLENCE. Không dừng lại ở việc ra mắt sản phẩm, khóa học còn trao cho bạn những công cụ hữu ích trong quản trị thương hiệu bền vững.

Điền form đăng ký ngay để AIM tư vấn chi tiết hơn cho bạn!