Xanh Mướt Mườn Mượt SM: Không Chiêu Trò Vẫn Khiến Cư Dân Thành Phố Bàn Tán

Khác với các mô hình trước, Marketing 5.0 tập trung vào kết nối cảm xúc, tạo mối quan hệ bền vững với khách hàng để từ đó tạo ra giá trị lâu dài cho doanh nghiệp. Vì lẽ đó, nhiều nhà tiếp thị cho rằng mô hình Marketing kiểu 4P’s chỉ tập trung vào sản phẩm đã trở nên lạc hậu. Liệu có đúng hay không?
Case studies
Xanh Mướt Mườn Mượt SM: Không Chiêu Trò Vẫn Khiến Cư Dân Thành Phố Bàn Tán

Nội dung bài viết

Hiện nay, nhiều nhà tiếp thị hiện đại cho rằng mô hình Marketing 4P’s chỉ tập trung vào sản phẩm (product-centric) đã trở nên lạc hậu. Bởi lẽ, kỷ nguyên Marketing 5.0 đã chứng kiến vô số cuộc cách mạng, từ ứng dụng Big Data, IoT để cá nhân hoá trải nghiệm khách hàng, đến sự trỗi dậy của trí tuệ nhân tạo (AI) hỗ trợ con người ra quyết định. Khác biệt với các mô hình trước, Marketing 5.0 tập trung vào kết nối cảm xúc với khách hàng, xây dựng mối quan hệ bền vững và tạo ra giá trị lâu dài cho cả doanh nghiệp và cộng đồng. Tuy nhiên sự thật liệu có đúng vậy?

Mô hình Marketing 4P’s và product-centric không lạc hậu…

Kể từ khi xuất hiện vào thập niên 60, cho đến nay 4P’s với triết lý product-centric vẫn là nền tảng vững chắc cho mọi chiến lược Marketing thành công. Giống như xây nhà, dù hiện đại đến đâu, sư tử trẻ vẫn cần nền móng kiên cố. 4P’s chính là nền móng ấy. 

Thậm chí, hiện nay, những tập đoàn toàn cầu như Tesla hay Apple vẫn Marketing theo chiến lược product-centric với triết lý “sản phẩm tự bán mình được” thay vì thay vì quảng cáo rầm rộ.

… mà chúng chỉ cần được “tân trang”

Để thích nghi với thời đại mới, mô hình 4Ps cần kết hợp thêm với một số thay đổi quan trọng:

  • Kết hợp công nghệ: Nắm bắt sức mạnh của Marketing số (mạng xã hội, email Marketing, SEO, AI..) để gia tăng nhận diện thương hiệu và thúc đẩy doanh số hiệu quả hơn.
  • Cá nhân hóa trải nghiệm: Hiểu thấu nhu cầu, mong muốn của từng cá nhân để mang đến trải nghiệm mua sắm độc đáo và phù hợp, từ đó xây dựng lòng trung thành bền vững.
  • Tăng cường tương tác đa chiều: Xây dựng mối quan hệ gắn kết với khách hàng qua mạng xã hội, email, tin nhắn… Lắng nghe phản hồi và điều chỉnh sản phẩm, dịch vụ phù hợp.

Hãy cùng tìm hiểu về “tân binh quái vật” làng xe công nghệ – Xanh SM và giải mã chiến lược marketing product-centric “mướt mườn mượt” của Xanh qua lăng kính 4P’s dưới đây!

Product – Chữ P đầu tiên tròn mô hình Markeitng 4P’s gây tiếng vang nhờ sản phẩm độc đáo và dịch vụ chuyên nghiệp

Product - Gây tiếng vang nhờ sản phẩm độc đáo và dịch vụ chuyên nghiệp

Vingroup chú trọng đến phát triển sản phẩm đem lại sự hài lòng cho khách hàng trên 3 khía cạnh chính:

Thứ nhất, Xanh SM được xây dựng bám sát định vị “xanh” và ý nghĩa của sản phẩm xe điện VinFast. Điển hình, Xanh SM đã ra mắt dịch vụ Xanh2School nhân dịp khai giảng năm học mới 2023, cung cấp tiện ích đưa đón học sinh, sinh viên. Qua đó, doanh nghiệp hình thành thói quen di chuyển xanh cho thế hệ trẻ và trích 1.000 đồng từ mỗi chuyến xe để đóng góp vào quỹ “Vì Tương Lai Xanh” – chương trình hành động về Giáo dục Xanh và Di chuyển Xanh do Tập đoàn Vingroup phát hành.

Thứ hai, Xanh SM chú trọng đến chất lượng dịch vụ trên từng chuyến xe. Bên cạnh các tiện ích nâng cao như đánh giá chuyến đi, đánh giá tài xế, Xanh SM tạo trải nghiệm tốt cho khách hàng từ những tiếp xúc đầu tiên. Doanh nghiệp sử dụng các tài xế được đào tạo tốt và chuyên nghiệp, mang lại chất lượng dịch vụ 5 sao. Họ nói lời chào với khách hàng, trao đổi hoà nhã, thân thiện từ cuộc gọi đầu tiên, cho đến thăm hỏi về nhiệt độ, để khách hàng chọn bài hát tuỳ thích, giao tiếp nhẹ nhàng khi di chuyển.

Thứ ba, Xanh SM đầu tư vào phát triển công nghệ để nâng cao trải nghiệm của khách hàng với sản phẩm. Ngoài sở hữu app gọi xe với các tính năng chọn điểm đón – điểm đến, tính quãng đường, đưa ra các mức giá, cập nhật vị trí tài xế… như các đối thủ, Vingroup đã phát triển và đưa vào sử dụng trợ lý ảo ViVi trên ô tô VinFast có khả năng nhận diện tiếng Việt chính xác lên đến 98% đối với nhóm từ phổ thông, và nhận diện tốt cả giọng vùng miền. 

Nguồn: blog.tommorowmarketers

Price – Chiến lược giá khác biệt

Price - Chiến lược giá khác biệt

Xanh SM được đánh giá có mức giá tốt hơn các dịch vụ taxi truyền thống, và chênh hơn không đáng kể so với các đối thủ cùng thị trường gọi xe trực tuyến. Thậm chí, trong một số khung giờ như giờ cao điểm, Xanh SM có mức giá tốt hơn.

Khách hàng hoàn toàn có thể trải nghiệm sản phẩm mới này khi nó xuất hiện đầy thu hút và mới mẻ để thỏa mãn sự tò mò. Cộng với dịch vụ tốt của Xanh SM, những trải nghiệm thử này hoàn toàn có khả năng chuyển đổi thành khách hàng lâu dài.

Nhìn chung, yếu tố cạnh tranh về giá là có, nhưng không phải một chiến lược trọng tâm của Xanh SM. Điều này cho thấy tiềm năng phát triển bằng các lợi thế sản phẩm và nhiều yếu tố khác, thay vì “sống nhờ giảm giá”.

Nguồn: blog.tommorowmarketers

Place – Tận dụng quan hệ đối tác và mạng lưới phân phối sẵn có

Place - Tận dụng quan hệ đối tác và mạng lưới phân phối sẵn có

Đối với một hãng xe công nghệ, sự hiện diện của sản phẩm ở cả trên đường phố và trên các phương tiện online đều quan trọng. Cả 2 đều hướng đến sự thuận tiện của khách hàng khi tìm kiếm, sử dụng dịch vụ. Bởi vậy, Xanh SM đã có khéo léo giải quyết cả 2 bài toán này bằng 2 chiến lược sau:

Chiến lược partnership

Bên cạnh phát triển ứng dụng gọi xe riêng như các đối thủ, Xanh SM đã thực hiện loạt chiến lược partnership (cộng tác) để tận dụng hệ sinh thái khách hàng của đối tác và tạo ra trải nghiệm tiện lợi mọi nơi cho khách hàng. 

  • Thứ nhất, Xanh SM hiện diện trên Be. Với sự hợp tác này, Be mở rộng dịch vụ đa dạng hơn, còn Xanh SM thu hút được sự chú ý từ nhóm người dùng hiện hữu của Be.
  • Thứ hai, Xanh SM hợp tác với VNPAY để cung cấp dịch vụ gọi taxi điện trực tiếp trên ví điện tử VNPAY và nhiều ứng dụng ngân hàng như VCB Digibank, BIDV SmartBanking, VietinBank iPay Mobile, Agribank E-Mobile Banking,… 

Chiến lược phủ sóng rộng khắp các tỉnh thành

Xét về sự hiện diện trên đường phố, Xanh SM hiện đã có mặt tại 14 tỉnh thành trên cả nước. Ở giai đoạn đầu, đây là một chiến lược phủ sóng và tăng độ hiện diện mạnh mẽ. Đặc biệt tại các thành phố như Nha Trang, Phú Quốc nơi có các cơ sở hạ tầng khác của Vingroup như Vinpearl Lan, VinWonders… thì Xanh SM dường như là lựa chọn taxi công nghệ “độc nhất”.

Nguồn: blog.tomorowmarketers

Promotion – Chữ P cuối trong mô hình Marketing 4P’s nói không với KOLs/KOCs, truyền thông trực tiếp nhưng hiệu quả

Promotion - Nói không với KOLs/KOCs, truyền thông trực tiếp nhưng hiệu quả

Xanh SM đã phủ sóng tương đối mạnh mẽ trên các phương tiện truyền thông đại chúng, bao gồm cả kênh online và offline:

  • Chuỗi bài PR báo chí bảo chứng niềm tin từ các trang báo lớn như Thanh Niên, Tuổi Trẻ, VTC,… đều lan toả về sự ra mắt của Xanh SM
  • TikTok Mê Xanh (Xanh Club) trẻ trung: TikTok của Xanh SM được xây dựng theo hình ảnh trẻ trung, thân thiện, gần gũi. Những nội dung trên nền tảng cho thấy sự tập trung rõ rệt vào nhóm đối tượng Gen Z, và một phần Gen Y. Họ là những người trong đúng độ tuổi sinh viên, dân văn phòng.
  • Group Mê Xanh (Xanh Club) thân thiện: Group lan toả hình ảnh và câu chuyện tích cực về trải nghiệm của khách hàng. Sau thời điểm ra mắt, group tiếp tục trở thành một cộng đồng – nơi chia sẻ trải nghiệm của họ với Xanh. 
  • OOH thu hút sự chú ý: Nói về tăng nhận diện thương hiệu, không bất ngờ khi OOH xuất hiện trong chiến lược truyền thông ra mắt new product của Vingroup. Các hình ảnh quảng cáo xuất hiện tại các ngã ba, ngã tư thu hút sự chú ý của người đi đường, phủ xanh đường phố.

Tạm kết

Vẫn còn những thông tin mới nhất về ngành, cũng như case study hay ho tại Cannes Lions và tại Việt Nam. Đừng quên đăng ký Newsletter của AIM Academy ở phía dưới và truy cập website của Cannes Lions nhé!

Registration

Đăng ký tư vấn khóa học
Xanh Mướt Mườn Mượt SM: Không Chiêu Trò Vẫn Khiến Cư Dân Thành Phố Bàn Tán

Course