05 Loại Cảm Xúc Khiến Content Marketing Trở Nên Hấp Dẫn

Người đọc không chỉ tìm các nội dung marketing để cập nhật thông tin, mà còn vì họ còn tin vào cảm giác của chính mình sẽ nhận được sau khi đọc bài viết. Vậy Content marketing để có cảm xúc thì làm sao?
Creative Communication

Nội dung bài viết

Con người có thể lãng quên những việc bạn đã làm cho họ, nhưng họ sẽ không bao giờ quên cảm giác mà bạn đã đem đến cho họ. 

Do vậy, cảm xúc là một trong những điểm mấu chốt giúp cho việc truyền tải thông tin tới người tiêu dùng dễ dàng và hiệu quả hơn. 

Bên cạnh đó nhiều độc giả tìm đến một nguồn tin không chỉ đơn giản vì nội dung, mà còn vì uy tín và giá trị của người viết. Vì họ tin vào cảm giác chân thật của chính mình nhận được sau quá trình theo dõi bài viết.

Vậy để kiến tạo được cảm xúc trong Content Marketing, chúng ta cần hiểu rõ được những loại cảm xúc mà người đọc thường có khi theo dõi bài viết như sau:

I. Cảm giác sợ hãi trong content

cảm xúc sợ hãi khiến người đọc có thể tiếp nhận giải pháp mà bạn đang mang tới một cách hiệu quả hơn

Nhiều cảm xúc khác sẽ đem đến cho người tiêu dùng cảm giác hưng phấn khi tiếp cận thông tin. Riêng cảm xúc sợ hãi là cảm xúc mà bạn cần đem vào trong bài viết của mình để người đọc có thể tiếp nhận giải pháp mà bạn đang mang tới một cách hiệu quả hơn.

Ví dụ: Có thể bạn còn nhớ chiến dịch nổi tiếng “No excuse – Wear a helmet” do Ogilvy & Mather Việt Nam thực hiện năm 2007. Có rất nhiều lời ngụy biện cho việc không đội mũ bảo hiểm. Chiến dịch đã mang đến những thước phim chân thực và ám ảnh về hậu quả của việc không đội nón bảo hiểm khi tham gia giao thông, cho người xem thấy rằng tai nạn có xảy ra với bất kì ai trong chúng ta. 

Khi sợ hãi, con người thường có xu hướng để cho cảm xúc kiểm soát và ám thị mong muốn được sử dụng một sản phẩm nào đó để được đổi lấy cảm giác an toàn. Tất cả mọi người, không chừa một ai là chưa từng trải qua cảm giác này. Đó không phải vì họ muốn đưa ra quyết định đúng đắn mà họ phải ghét phải nhận hậu quả của việc quyết định sai.

Đọc thêm: Xây dựng chiến lược content marketing “không hụt hơi”

Để việc sử dụng ‘Cảm xúc sợ hãi’ không trở thành con dao hai lưỡi, bạn cần phải:

  • Tìm hiểu, nghiên cứu và làm rõ được điểm mạnh và mặt hạn chế của sản phẩm.
  • Xây dựng được nội dung khôn ngoan mà ở đó khắc hoạ được điểm nổi bật của sản phẩm của mình so với các sản phẩm cạnh tranh mà không làm cho người đọc bất an về chất lượng của tất cả sản phẩm đang có mặt trên thị trường.

II. Cảm xúc yêu thương từ content marketing

cảm xúc yêu thương khiến người tiêu dùng sẽ dễ dàng tiếp cận và thẩm thấu thông tin  tốt hơn, khao khát sở hữu sản phẩm

Mọi lý do cố gắng để con người không ngừng phát triển thường đều xuất phát từ sự yêu thương. Tình yêu là một cảm xúc mạnh mẽ. Con người sẵn sàng làm tất cả mọi thứ để thể hiện tình yêu của mình đối với người mà mình yêu thương, bằng cách này hay cách khác.

Họ luôn có xu hướng san sẻ giá trị của mình đối với những thứ thân thuộc và gần gũi, không ngoại trừ đối với Nhãn hàng (Brand).

Nếu bạn xây dựng được sợi dây kết nối cảm xúc yêu thương, người tiêu dùng sẽ dễ dàng tiếp cận và thẩm thấu thông tin một cách tốt hơn. Không dừng lại ở đây, yếu tố cảm xúc yêu còn khiến người tiêu dùng trở nên khao khát sở hữu sản phẩm.

Hiệu quả tiếp thị sẽ được thể hiện rõ ràng nhất thông qua việc doanh số bán hàng không ngừng tăng lên.

Ví dụ: Vào những dịp lễ lớn trong năm, người tiêu dùng luôn mong muốn được trao gửi yêu thương tới người mà mình thân yêu nhất. Các nhãn hàng vì thế mà không ngừng cho ra mắt các sản phẩm mới và chiến dịch quảng cáo đánh mạnh vào cảm xúc, khiến cho người tiêu dùng mạnh tay chi tiêu hơn.

Đọc thêm: 03 nguyên tắc trong chiến lược content marketing 

Đặc biệt vào dịp Thế vận hội năm 2012, P&G đã phát hành một Campaign nhằm tri ân những người mẹ thầm lặng nhưng vĩ đại của các vận động viên tham gia Thế vận hội nói riêng và tất cả các bà mẹ trên thế giới nói chung. Nhờ Campaign này mà P&G không chỉ thúc đẩy gia tăng doanh số mà còn xây dựng được Brand Love với một bộ phận các bà mẹ bỉm sữa.

III. Cảm xúc tự hào/kiêu hãnh

Theo tháp nhu cầu Maslow, mức độ cao nhất của con người là nhu cầu khẳng định bản thân. Họ luôn cố gắng để thể hiện giá trị của bản thân và khả năng nghề nghiệp, trình độ chuyên môn để đổi lại sự công nhận và kính trọng từ mọi người trong xã hội. 

cảm xúc tự hào/kiêu hãnh giúp người tiêu dùng cảm giác thỏa mãn và hãnh diện khi sở hữu sản phẩm của của họ.

Mỗi hoạt động mà người tiêu dùng đưa ra trong quyết định chi tiêu ngày hôm nay chính là thứ thể hiện giá trị bản thân của họ trong tương lai.

Chính vì vậy, bạn nên phát huy điểm chạm này để có thể tối ưu hóa trải nghiệm của người tiêu dùng, làm rõ cảm giác thỏa mãn và hãnh diện khi sở hữu sản phẩm của của họ.

Ví dụ: Người chơi Golf thường có chung sở thích là thưởng thức rượu vang vì nó thể hiện lối sống thời thượng, đẳng cấp, phù hợp với giá trị của họ. Để tiếp thị rượu vang tới bộ phận khách hàng này, bạn cần phải làm nổi bật được chất lượng cao của sản phẩm và chứng minh rằng việc sử dụng sản phẩm này sẽ nâng tầm đẳng cấp cho khách hàng.

Một ví dụ gần gũi hơn với cuộc sống hiện nay, Apple được coi như là một ‘vật trang trí’ không thể không có của giới trẻ trong mọi tấm ảnh selfie check-in trên mạng xã hội. Nhờ vào việc sở hữu các sản phẩm tới từ Apple, giới trẻ tự tin thể hiện lối sống sành điệu của mình hơn.

Đọc thêm: Sản xuất content vừa nhiều vừa chất 

Trong thời đại phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin như hiện nay, người làm nội dung cần biết nắm bắt nhu cầu thể hiện của con người ở mức độ mới để sáng tạo ra được Viral Content. Quan sát và tiếp cận vấn đề một cách nhạy bén, cố gắng trao cho họ cơ hội thể hiện quan điểm.

Bên cạnh đó, thông qua hoạt động quan sát hành vi của người tiêu dùng, ta có thể thấy, người dùng mạng xã hội thường có xu hướng thể hiện giá trị bản thân của mình thông qua việc chia sẻ thông tin về vấn đề mình quan tâm trên trang cá nhân. Họ có sự quan tâm tới Content, nhưng không đặc biệt yêu thích và đôi khi là không hiểu rõ thông tin nhưng vẫn sẽ chia sẻ Content để chứng minh mình là người sành điệu và có gu.

IV. Cảm xúc tham lam

cảm xúc tham lam tham lam sẽ khiến người tiêu dùng giảm bớt khả năng phân vân mà mạnh tay chi tiêu hơn

Trải qua nhiều thời kỳ Marketing, chúng ta nhận ra rằng người tham lam luôn sẵn sàng chi tiền nhiều hơn so với người bình thường. Đối với họ, không có bất cứ điều gì là đủ và họ sẽ trả tiền bằng mọi giá để đạt được thứ mà họ muốn.

Tất cả các nhãn hàng đều tận dụng tối đa điểm chạm cảm xúc này để có thể tăng khả năng thành công khi giao dịch, giúp cho việc bán hàng diễn ra thường xuyên và thuận lợi hơn. Sử dụng chiến lược đánh vào tính tham lam sẽ khiến người tiêu dùng giảm bớt khả năng phân vân mà mạnh tay chi tiêu hơn.

Ví dụ: Mùa lễ hội là khoảng thời gian mà các thương hiệu lớn tung ra các gói khuyến mãi cùng với dịch vụ chăm sóc khách hàng đi kèm hấp dẫn khiến cho người tiêu dùng cảm giác được ‘hời’ khi giao dịch so với ngày thường.

V. Cảm xúc cảm động

cảm xúc cảm động diễn ra khi thứ mà con người đòi hỏi là thứ mà họ thật sự không cần mà dựa trên nguyên nhân khách quan

Trong lúc thực hiện giao dịch mua bán, đôi khi thứ mà con người đòi hỏi là thứ mà họ thật sự không cần. Tồn tại sau mỗi nhu cầu cá nhân là những nguyên nhân khách quan mà chỉ có người tiêu dùng mới có thể hiểu. Thường thường thì nguyên nhân sẽ xoay quanh những vấn đề sau: Tiền bạc, danh vọng, mối quan hệ và tình yêu.

Sigmund Freud, nhà “Phân tâm học” nổi tiếng, đã nói rằng: “Những cảm xúc bị kìm nén sẽ không bao giờ chết. Chúng chỉ bị chôn sống và trở lại dưới những hình thú xấu xí nhất”.

Nếu bạn bỏ thời gian nghiên cứu và khai phá được những câu chuyện thầm kín, những câu chuyện bị cố tình che giấu của Target Audience mà bạn nhắm tới. Đây là một lợi thế không thể bàn cãi sẽ giúp cho Content Marketing của bạn trở nên khác biệt và thành công.

Ví dụ: Trong mọi chiến dịch thành công và được ghi nhớ nhiều nhất luôn đề cập tới những khúc mắc tồn tại trong cuộc sống và được giải quyết một cách khéo léo. Điều này giúp cho người tiêu dùng xem xong nội dung cảm thấy tràn đầy năng lượng, linh hoạt trong giải tỏa stress và áp lực.

Tới đây bạn đã phần nào hiểu rõ và nắm được thông tin cơ bản về các yếu tố cảm xúc cần có trong Content Marketing. Áp dụng thực tiễn vào trong công việc thông qua việc phát triển các nội dung trên các kênh truyền thông sẽ khiến bạn có thể bạn dẫn dắt nội dung mượt mà và tự nhiên hơn theo thời gian.

Tham gia ngay khóa học CONTENT MARKETING để có thể nhìn rõ sự chuyển hoá từ ý tưởng đến những định dạng nội dung trên các kênh truyền thông phổ biến nhất hiện nay.

Điền form đăng ký về khoá ngay để AIM tư vấn phù hợp theo mục đích của bạn.