Cẩm nang Email Marketing từ cơ bản đến nâng cao

Email marketing chính là chìa khóa để tiếp cận khách hàng! Dành cho những ai mới vào ngành và muốn hiểu rõ về email marketing, hãy cùng nhau tìm hiểu tất tần tật những kiến thức này qua bài viết dưới đây nhé!
Digital Marketing

Nội dung bài viết

Khách hàng thì có ở khắp mọi nơi, nhưng làm sao để tiếp cận họ khi thị trường “khốc liệt” ngoài kia có hàng trăm hàng ngàn đối thủ đang “chực chờ”? 
Email marketing chính là chìa khóa để trả lời câu hỏi đó! Dành cho những ai mới vào ngành và muốn hiểu rõ về email marketing, hãy cùng nhau tìm hiểu tất tần tật những kiến thức này qua bài viết dưới đây nhé!

I. Email Marketing là gì?

Định nghĩa về email marketing

Email marketing (tiếp thị qua email) là một trong số những công cụ tiếp thị phổ biến giúp doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ với khách hàng tiềm năng, bằng cách cung cấp thông tin có giá trị hữu ích về sản phẩm và dịch vụ.

Không giống như spam, gây khó chịu cho người nhận. Email marketing là hình thức sử dụng email (thư điện tử) mang nội dung thông tin về bán hàng, tiếp thị, giới thiệu sản phẩm đến nhóm khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp đó đã hướng đến. 

II. Lợi ích của Email Marketing

Email marketing là giải pháp tìm kiếm thị trường đơn giản, hiệu quả và nhanh nhất hiện nay. Với những tiện ích mà chúng mang lại đã giúp cho doanh nghiệp truyền đạt thông tin hiệu quả đến khách hàng.

1. Chi phí thấp

Thay vì phải tốn chi phí quá nhiều cho việc in ấn hay quảng cáo ở các phương tiện truyền thông khác, thì với email marketing sẽ là một phương án ít tốn kém hơn. Bạn gần như được sử dụng miễn phí và chỉ mất một ít chi phí nếu muốn đầu tư vào các phần mềm hỗ trợ như gửi thư tự động, theo dõi và đánh giá hiệu quả email.

2. Xây dựng lòng trung thành đối với khách hàng 

 Email marketing giúp xây dựng lòng trung thành đối với khách hàng

Công cụ này giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng mới, duy trì khách hàng cũ và luôn cá nhân hóa mọi thông điệp gửi cho khách hàng. Từ đó tạo được niềm tin và lòng trung thành của khách hàng đối với sản phẩm.

3. Tiếp cận nhanh chóng khách hàng mục tiêu

Theo thống kê của Statista, có 3,9 tỷ người dùng email mỗi ngày vào năm 2022. Vì vậy đây sẽ là kênh tiếp thị phù hợp giúp các doanh nghiệp dễ dàng truyền tải thông điệp đến khách hàng tiềm năng.

4. Tiết kiệm thời gian nhờ tính năng tự động hóa

Thông qua tính năng tự động hóa, bạn có thể kích hoạt email được gửi đến khách hàng dựa trên hành động mà họ đã thực hiện trên trang web của bạn. Có thể là email cảm ơn, đánh giá trải nghiệm của họ để nhận phiếu giảm giá, giới thiệu bạn bè…

5. Dễ dàng phân tích, đánh giá 

Email marketing cho phép bạn thống kê chi tiết số lượng thư được gửi thành công, theo dõi những ai đã mở, đọc email của bạn. Việc phân tích chỉ số email còn giúp bạn thu thập insight về khách hàng, hoàn thiện chân dung khách hàng tiềm năng cho thương hiệu. Những phần mềm quản lý email hiện nay có thể giúp bạn như Mozilla Thunderbird, eM Client, Inky, Claws Mail, Outlook,…

III. Các loại Email marketing được sử dụng phổ biến hiện nay

Nếu bạn muốn có một chiến dịch email marketing thành công thì đừng bỏ qua 4 loại email được tin dùng nhất dưới đây:

1. Email quảng cáo và bán hàng (Promotional / Sales Email)

Những Email quảng cáo và bán hàng hướng đến mục tiêu lớn nhất là tạo được chuyển đổi – khiến khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng thực sự. Đây là hình thức sử dụng thư điện tử để tiếp cận khách hàng và bán hàng trực tiếp.

Tuy nhiên doanh nghiệp cũng không nên quá lạm dụng loại hình email này để gửi đến khách hàng thường xuyên. Vậy khi nào nên sử dụng sales email?

  • Muốn tăng doanh thu
  • Quảng bá trương trình ưu đãi
  • Khi ra mắt sản phẩm mới

2. Email bản tin (email newsletter)

Định nghĩa về newsletter và mẫu email bản tin của AIM

Newsletter hay còn gọi là bản tin Email là một Email được gửi định kỳ bởi cá nhân hoặc doanh nghiệp có chứa tin tức, nội dung cập nhật về một chủ đề nhất định mà người dùng đã đăng ký từ trước đó. Chính vì thế, nội dung của email cần phải đáp ứng được giá trị và kỳ vọng của khách hàng khi nhận tin.

Đọc thêm: 12 Chỉ Số Email Marketing Có Khả Năng “Phán” Về Độ Hiệu Quả Của Chiến Dịch

3. Email thông báo

Email thông báo giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ mới của công ty, thông tin cập nhật hoặc cho khách hàng biết về các sự kiện sắp tới. Mục tiêu của email thông báo là khơi gợi sự quan tâm của khách hàng đến với sản phẩm.

4. Email giao dịch (Transactional Email)

Đây là những email mà doanh nghiệp phải gửi để thông tin người dùng về sản phẩm mà họ đã đăng ký/mua. Nội dung của những email này thường sẽ hướng dẫn khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ hoàn tất hoặc xác nhận giao dịch đã thực hiện với người gửi. Cụ thể như:

  • Email xác nhận đăng ký thành công
  • Email xác nhận đơn hàng
  • Email giỏ hàng bị bỏ quên
  • Email phản hồi

IV. Cách xây dựng email marketing hiệu quả

1. Xây dựng danh sách email khách hàng chất lượng

Chọn lọc làm sao để sở hữu được nguồn data khách hàng đạt chất lượng nhất là nỗi băn khoăn của nhiều doanh nghiệp. Dưới đây là một số thủ thuật mà AIM gợi ý cho bạn như:

  • Thu thập email khách hàng qua website: Blog có thể là “mỏ vàng” để bạn thu thập địa chỉ email của khách hàng một cách miễn phí. Hãy xây dựng nội dung mang lại giá trị cho người xem, từ đó kêu gọi họ điền form để lại email để được nhận tin hay tài liệu hay trên trang web của bạn.
  • Yêu cầu khách hàng gửi lại thông tin và email để được chăm sóc: Khi đã hoàn thành một giao dịch, bạn có thể thu thập dữ liệu của khách bằng việc nhờ họ để lại thông tin cá nhân để được sự chăm sóc tốt hơn.
  • Thu thập email từ các form đăng ký mua hàng: Những người sử dụng email để truy cập vào website của công ty bạn là những khách hàng tiềm năng chất lượng nhất. Bởi họ sẽ chỉ tìm đến bạn khi thực sự có nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp.

2. Xây dựng nội dung email chất lượng

Mỗi phân khúc khách hàng đều có những đặc điểm hành vi, tâm lý riêng. Vậy nên, việc xây dựng nội dung phù hợp sẽ giúp nâng cao hiệu quả của chiến dịch marketing, đúng nhu cầu, cung cấp thông tin cần thiết và làm hài lòng khách hàng.

  • Tiêu đề xúc tích đánh trúng nhu cầu khách hàng: Với hàng trăm email đến mỗi ngày, hầu hết người dùng không có thời gian để đọc qua hết, thay vào đó là nhìn vào tiêu đề và đoán nó là gì. Nếu chủ đề không đề cập đến vấn đề họ quan tâm, họ sẽ ngay lập tức từ chối đọc tin của email đó.
  • Phân chia các danh sách email dựa trên ngành nghề, hành vi liên hệ và nhân khẩu học: Điều này sẽ giúp bạn điều chỉnh nội dung trong mỗi email một cách dễ dàng hơn cho từng đối tượng cụ thể mà nó được gửi đến.
  • Cá nhân hóa nội dung tiếp thị: Sử dụng tên thương hiệu để tiếp cận khách hàng nhanh chóng và tăng độ nhận diện thương hiệu. Thay vì phải xin chào anh/ chị/ em” thì bạn có thể thay bằng tên của khách hàng và luôn tương tác, tìm kiếm thông tin phản hồi từ người nhận.

3. Thiết kế mẫu template phù hợp

Tùy vào đặc thù lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp mà sẽ yêu cầu các mẫu template email phù hợp. Ngoài ra, bạn có thể tự thiết kế riêng cho doanh nghiệp mẫu template riêng, màu sắc, đặc trưng riêng nhằm gia tăng độ định vị thương hiệu đến người đọc.

4. Phân tích và lập báo cáo số liệu

Để biết chiến lược email marketing đang hoạt động như thế nào, hiệu quả ra sao, nội dung bài viết nào thu hút được khách hàng để từ đó rút ra những phương án tối ưu và cải thiện nội dung email.
Bạn cần nắm rõ một số chỉ số cơ bản như:

  • Tỷ lệ mở email, tỷ lệ email bị từ chối
  • Số lượng unsubscribe là bao nhiêu
  • Tỷ lệ chuyển đổi như thế nào,…

5. Sử dụng các nút CTA theo quy chuẩn

Một số màu nút CTA trong email và cách tạo các nút CTA hấp dẫn để tăng tỉ lệ lượt click trong email

Có nhiều cách để tạo các nút CTA hấp dẫn để tăng tỉ lệ lượt click trong email như:

  • Sử dụng ngôn ngữ ngắn gọn (khoảng 2-5 từ), dễ hiểu, mang tính kêu gọi mạnh mẽ: “xem ngay bây giờ”, “đăng ký ngay”, “ngay bây giờ”, “Nhận”, “Mua”, “Lưu”, “Xem”, “Bắt đầu”… để tối đa hóa mức độ tương tác.
  • Màu nút CTA cũng là một trong những phần quan trọng trong chất lượng UX (giao diện) cũng như tỷ lệ chuyển đổi của email marketing. Người nhận nên nhìn thấy nút CTA thật rõ ràng và ấn tượng hơn là bất kỳ hình ảnh hoặc văn bản nào trong email.
  • Nên đặt nút CTA ở vị trí nổi bật, chẳng hạn như ở giữa, dưới cùng hoặc bên phải của email và chừa một khoảng trống nhất định. Điều này không chỉ giúp nút CTA của bạn nổi bật, mà còn khiến người đọc không bị kích chuột hụt vào các nội dung khác của email. 
  • Chọn kích thước các chữ trong các nút CTA lớn hơn một chút so với kích thước phông chữ trong nội dung email (tăng từ 1 đến 2 pixel).

Đọc thêm: SMART goal trong Digital Marketing

6. Thời điểm và tần suất gửi mail

Nếu đối tượng là doanh nghiệp, đối tác kinh doanh thì thời điểm tốt nhất là 9h30 đến 15h00 từ thứ 3 đến thứ 5 hàng tuần. Còn với người nhận là những người tiêu dùng thì 17h00 đến 20h00 các ngày thứ 6, 7 và chủ nhật sẽ là thời điểm hợp lý và mang lại hiệu quả nhất. 

V. Một số lưu ý khi gửi email marketing mà bạn phải biết

  • Email không chứa các link hay những từ liên quan đến quảng cáo.
  • Không chèn link quá nhiều, sử dụng link rút gọn.
  • Cung cấp nút Unsubscribe cho khách hàng nếu đó là chủ đề họ không quan tâm, Ngoài ra, cần phải thêm nút Unsubscribe theo đúng chính sách của gmail. 
  • Không lạm dụng những mẫu thiết kế email quá phức tạp, sử dụng quá nhiều hình ảnh, hình ảnh có dung lượng hoặc kích thước lớn
  • Không nên viết hoa tất cả các ký tự. Bởi yếu tố này thường kích hoạt các bộ lọc thư rác.
  • Nên test email trước khi gửi thật đến tất cả khách hàng bằng cách gửi vào hòm thư (Danh sách Mailing) của bạn. Điều này sẽ giúp bạn kiểm tra được nội dung và hình thức của email đó đã phù hợp chưa, có lỗi hay không để điều chỉnh lại cho phù hợp.

VI. Một số phần mềm hỗ trợ Email Marketing

Để có một chiến dịch email marketing hiệu quả, bạn cần một công cụ để gửi và quản lý các chiến dịch email và email subscriber.

1. ConvertKit 

Là công cụ email marketing cho phép người dùng gửi email hàng loạt, tạo chuỗi email tự động, kịch bản email và tạo form đăng ký, tạo landing page thu thập thông tin khách hàng.
Công cụ này có một số tính năng nổi bật như gắn tag cho từng link (thông qua trình kích hoạt tự động), gửi email cá nhân hóa với hàm…

2. Bizfly Email

Cung cấp giải pháp gửi email tự động hàng loạt theo kịch bản, có chức năng cá nhân hóa nội dung và cảnh báo nguy cơ bị đánh dấu spam. Tự động lọc email giả hay các email spam hoặc các email bị trùng giúp làm tăng hiệu suất của việc gửi email marketing và làm giảm thiểu các rủi ro không đáng có.

3. Mailchimp

Là một phần mềm email marketing giúp bạn dễ dàng chia sẻ chiến dịch quảng cáo tới hàng triệu khách hàng có trong danh sách email tại cùng một thời điểm. Đây còn là phần mềm hỗ trợ người dùng dễ dàng thao tác trong tiến trình thiết lập chiến dịch email, quản lý và phân tích dữ liệu khách hàng, test A/B, tích hợp với nhiều nền tảng như: Magento, WordPress, Twitter, Facebook, Google Analytics…

4. Gwebmail

Với big data sẵn có cho phép bạn tiếp cận cơ hội bán hàng tiềm năng thông qua các chiến dịch quảng cáo. Bạn được chọn các đối tượng mong muốn tiếp cận đã được phân chia theo ngành nghề.

5. SendinBlue

SendinBlue được xem là top phần mềm gửi email marketing giá rẻ được yêu thích phù hợp với những doanh nghiệp có nhu cầu gửi email marketing đơn giản. Phần mềm có đầy đủ các chức năng gửi email cơ bản và cho phép nhập số lượng địa chỉ email không giới hạn.

Email marketing không phải là SPAM, nếu biết sử dụng đúng cách bạn sẽ tăng doanh thu bền vững bằng cách gửi chúng đến đúng người, đúng thời điểm và tạo mối quan hệ bền vững với khách hàng. Ngoài ra, để có một email thu hút người xem, việc lên nội dung (Content) sẽ trở thành con át chủ bài trong mỗi chiến lược tiếp thị. Tham gia ngay khóa học CONTENT MARKETING – nơi giúp bạn dùng sức mạnh của nội dung để chinh phục trái tim người dùng.

Điền form đăng ký ngay để AIM tư vấn chi tiết hơn cho bạn!