Trong số 100 người làm trong lĩnh vực marketing thì có bao nhiêu người thật sự đã trải qua công việc nghiên cứu thị trường một cách chuyên nghiệp? Hẳn bạn đang cố hình dung nhưng thật khó để gọi tên một ai đó. Vậy nghiên cứu thị trường là gì mà “khan hiếm” nhân lực đến vậy?
I. Nghiên cứu thị trường thực chất là làm gì?
Nghiên cứu thị trường sẽ được thực hiện trong một số nhu cầu sau:
- Khi nhãn hàng phát hiện ra một vấn đề và muốn xác nhận rằng sự phát hiện đó là đúng thông qua số liệu
- Sau khi lên và phát triển ý tưởng, nhãn hàng muốn biết rằng liệu nó có được “sống sót” tốt trên thị trường hay không
- Sau khi thực hiện chiến dịch marketing, nhãn hàng muốn biết hiệu quả như thế nào.
II. Nghiên cứu thị trường mang lại giá trị gì?
Nghiên cứu thị trường mang lại một giá trị và sức ảnh hưởng hầu như đến tất cả các phòng ban của doanh nghiệp.
III. Quy trình làm việc một dự án nghiên cứu thị trường như thế nào?
Bước 1: Tìm ra vấn đề
Bước 2: Phát triển cách tiếp cận vấn đề
Bước 3: Thiết kế một research design (mô hình nghiên cứu)
Bước 4: Thu thập dữ liệu
Bước 5: Phân tích, đọc và hiểu số liệu muốn nói gì
Bước 6: Thuyết trình với nhãn hàng
IV. Cách phân chia các dạng nghiên cứu thị trường
Chúng ta thường nghe đến hai dạng NCTT cơ bản là: qualitative (nghiên cứu định tính) và quantitative (nghiên cứu định lượng). Vậy thực sự có phải nghiên cứu thị trường chỉ chia theo hai phương pháp này? Và thực sự, hai phương pháp này đang được phân chia dựa trên điều gì?
- Availability nature: Sự sẵn có của data
- Primary data: dữ liệucó sẵn
- Secondary data: dữ liệu phải đi collect
- Research nature: Phương pháp nghiên cứu
1. Source of data – Đối tượng nghiên cứu
- Khách hàng
- Chuyên gia
- Nhân viên (trong trường hợp nếu nhãn hàng muốn hiểu về thái độ của nhân viên đối với công ty hoặc các chính sách như thế nào?)
2. Data acquisition fashion – Cách thu thập dữ liệu
- Phỏng vấn
- Thảo luận nhóm
- Quan sát
3. Data collection medium – Phương tiện thu thập dữ liệu
- Phỏng vấn online qua điện thoại
- Phỏng vấn tại cửa hàng
- Digital tracking
- Social Listening
- Retail audit – đo lường bán lẻ: nghĩa là thu thập và phân tích các thông tin về tình hình hàng hoá tại các cửa hàng bán lẻ như lượng hàng tồn kho, số cửa hàng đang bán sản phẩm, thị phần.
4. Focus area – Các vấn đề quan tâm
- Người tiêu dùng
- Sức khỏe thương hiệu
- Kích hoạt thương hiệu
- Cải tiến sản phẩm
Để hiểu hơn về cách khảo sát, mời bạn đọc bài Lập bảng câu hỏi phỏng vấn trong nghiên cứu thị trường
V. 02 phương pháp nghiên cứu thị trường phổ biến
Qualitative research: nghiên cứu định tính (thu thập thông tin bằng cách quan sát, phỏng vấn sâu với khách hàng)
Quantitative research: nghiên cứu định lượng (thu thập thông tin bằng con số)
Thứ tự ưu tiên của hai phương pháp sẽ dựa vào nhu cầu nhãn hàng.
Có những lúc qualitative sẽ được sử dụng trước để tìm ra đâu là vấn đề mà nhãn hàng muốn đào sâu và thể hiện bằng con số – quantitative. Ngược lại, cũng có những trường hợp, nhãn hàng phải thực hiện hàng loạt các khảo sát quantitative, dựa trên những con số để tìm ra vấn đề chính và sau đó khảo sát sâu bằng qualiitative.
VI. Nghề nghiên cứu thị trường cần những tố chất nào?
Theo chị Nguyễn Hoài Trang – Associate Director tại Kantar Worldpanel – trainer tại AIM Academy, một người làm nghiên cứu thị trường cần có những yếu tố cơ bản sau:
- Khả năng thực hiện và quản lý nhiều đầu việc cùng một lúc (multi-tasking)
- Khả năng phân tích số liệu và tìm ra được vấn đề chính từ con số
- Khả năng “kể chuyện” các con số một cách hiệu quả cho thương hiệu.
Ghi điểm với nhà tuyển dụng ngay lập tức qua bài viết Làm Nổi Bật CV Của Market Research Executive
Với vị trí junior, các nhà NCTT sẽ thực hiện các công việc để đảm bảo dự án hoàn thành đúng hạn như thu thập số liệu.
Ở mức middle senior, bạn sẽ cần biết phân tích và “kết nối” các con số với nhau để tìm ra vấn đề
Ở mức senior, bạn có thể đóng vai trò như một consultant (người tư vấn) để tư vấn cho khách hàng.
VII. Ngành nghiên cứu thị trường ở Việt Nam đang phát triển như thế nào?
Không thể phủ nhận rằng, NCTT luôn là ngành “khát” nhân lực không chỉ riêng Việt Nam mà còn cả thế giới. Vì thế, cánh cửa làm việc tại các công ty nghiên cứu thị trường cho các bạn luôn rộng mở. Một số đơn vị NCTT nổi tiếng tại Việt Nam như:
- Nielsen – Nổi tiếng với mảng retail audit (đo lường bán lẻ)
- Tập đoàn Kantar nổi tiếng với:
- Kantar Worldpanel với việc đo lường các số liệu tiêu dùng của hộ gia đình.
- Kantar Insight chuyên về phân tích hành vi, thói quen, nhu cầu người tiêu dùng.
- Ngoài ra, còn một số đơn vị NCTT khác như Cimigo, fta…
Bạn có thể làm việc tại các đơn vị trên hoặc tại các nhãn hàng (client side) có các bộ phận nghiên cứu, bộ phận brand – marketing. Đặc biệt, với sự nhanh nhạy với số liệu, bạn cũng có thể rẽ hướng qua các công ty thường xuyên làm việc với số liệu như công ty công nghệ, thương hiệu về E-Commerce. Bạn cũng có thể mở riêng cho mình một doanh nghiệp bằng thế mạnh này.
Cơ hội sẽ được tận dụng tối đa nếu bạn biết cách chuẩn bị. Bạn ước mơ được trở thành một nhà nghiên cứu thị trường tại các đơn vị nổi tiếng như Nielsen, Kantar? Thật không điều gì “thuận tiện” hơn bằng việc bạn được chính những chuyên gia nghiên cứu thị trường từ các đơn vị này “cầm tay chỉ việc” trong khoá học MARKET RESEARCH
Điền form thông tin ngay, để AIM tư vấn chi tiết cho bạn!