Buzz Marketing: Gây bão nhưng không lố - Cách tạo Buzz Marketing hiệu quả

Bạn có bao giờ để ý rằng rất nhiều MV ca nhạc, phim ảnh trước hoặc sau khi ra mắt thường có “chuyện”? Rất nhiều ca sĩ, diễn viên chấp nhận bị chỉ trích vì những phát ngôn ngông cuồng trước ngày ra mắt? Tại sao nhiều nhãn hàng sẵn sàng chi hàng tỉ USD chỉ để người nổi tiếng xuất hiện 1, 2 giây? Câu trả lời đơn giản nhất chỉ có thể là Buzz Marketing. Trong bài viết này, AIM sẽ giới thiệu cho bạn về Buzz Marketing, hiệu quả của nó đối với doanh nghiệp cũng như cách tạo Buzz Marketing hiệu quả.
Digital Marketing

Nội dung bài viết

Bạn có bao giờ để ý rằng rất nhiều MV ca nhạc, phim ảnh trước hoặc sau khi ra mắt thường có “chuyện”? Rất nhiều ca sĩ, diễn viên chấp nhận bị chỉ trích vì những phát ngôn ngông cuồng trước ngày ra mắt? Tại sao nhiều nhãn hàng sẵn sàng chi hàng tỉ USD chỉ để người nổi tiếng xuất hiện 1, 2 giây? Câu trả lời đơn giản nhất chỉ có thể là Buzz Marketing.

Trong bài viết này, AIM sẽ giới thiệu cho bạn về Buzz Marketing, hiệu quả của nó đối với doanh nghiệp cũng như cách tạo Buzz Marketing hiệu quả.

I. Buzz marketing là gì?

Buzz Marketing là một dạng của Marketing lan truyền hay Marketing truyền miệng. Hình thức này có thể xuất hiện dưới dạng ý tưởng, cụm từ hoặc khẩu hiệu, hoặc bất cứ cách nào bắt được chú ý của đối tượng mục tiêu, khiến họ phải quan tâm và nghĩ về thương hiệu hay sản phẩm của bạn.

Thực hiện Buzz Marketing là làm mọi việc khiến cộng đồng bàn luận chứ không dừng lại ở việc họ đề xuất về doanh nghiệp, sản phẩm của bạn. Buzz Marketing có thể hoạt động kết hợp tất cả các loại hình tiếp thị, bao gồm Content Marketing (tiếp thị nội dung), Guerrilla Marketing (Tiếp thị du kích) và Social Media Marketing (tiếp thị truyền thông xã hội).

Hiện nay, Buzz Marketing được đánh giá là vượt xa các loại Marketing truyền thống như quảng cáo trên TV, Email Marketing, Telesales..). Đồng thời, Buzz Marketing được coi là một tầm cao mới của Word-of-mouth Marketing (Marketing truyền miệng). Tuy nhiên, không phải bất cứ loại Buzz Marketing nào cũng hiệu quả và đạt mục đích y như ban đầu.

Bên cạnh những phản hồi tích cực hay có hiệu ứng tốt, rất nhiều hình thức Buzz Marketing nhận được phản hồi tiêu cực, chỉ trích, mất đi khách hàng tiềm năng và mang hình ảnh xấu tới thương hiệu. Vì thế, cách thực hiện Buzz Marketing hiệu quả cần một quá trình chuẩn mực, có chiến lược cụ thể.

Một số thuật ngữ trong Buzz Marketing cần nắm

  • Displayed Buzz Volume: số lượng chuyển đổi trên social network
  • Buzz Volume: số lượng cuộc trò chuyện có thể thu thập (bài đăng, nhận xét và chia sẻ công khai)
  • trên kênh truyền thông
  • Relevant Buzz Volume: Số lượng Buzz có liên quan
  • Brand Mention: Số lượt đề cập đến nhãn hàng

II. Các loại buzz marketing phổ biến

Một số thuật ngữ trong Buzz Marketing cần nắm
Một số thuật ngữ trong Buzz Marketing cần nắm

1. Truyền thông gây tranh cãi

Thị hiếu của công chúng rất quan tâm đến những điều tai tiếng, thị phi xảy ra đối với người khác. Dựa vào insight này, marketer đã dùng để PR thương hiệu, tạo scandal để giải phóng. Dù được đánh giá là “rẻ tiền” và theo hướng 50:50, đây vẫn là phương thức phổ biến được nhiều người sử dụng. Tuy nhiên, phản ứng của công chúng không phải lúc nào cũng đi theo hướng mục tiêu doanh nghiệp ban đầu.

2. Truyền thông bí mật và bật mí

Trước khi ra những dòng sản phẩm mới, sẽ có rất nhiều câu chuyện úp mở xoay quanh mà mãi không thấy giải mã nguyên nhân trước khi phát hành. Trong phương thức này, tận dụng một phần thông tin sơ hở của sản phẩm sẽ kích thích sự tò mò của công chúng, thu hút họ quan tâm tìm hiểu, từ đây đạt được hiệu quả tăng lượt reach và khách hàng tiềm năng.

3. Truyền thông gây sốc

Hình thức này đi ngược lại khả năng thông thường của con người và sản phẩm. Chắc chắn bạn đã thấy những video trên Youtube kiểu như “điều gì xảy ra sau khi ăn 20 quả trứng vịt lộn”, “đi qua lửa”, hay “tắm giữa mùa đông”.

4. Truyền thông tận dụng yếu tố hài hước

Những video gây yếu tố hài hước như vlogger Thuận Hoàng, Thánh Lồng Tiếng mang nội dung vừa giải trí vừa truyền tải thông điệp sản phẩm. Ngày nay, người ta dễ bị thu hút bởi những yếu tố hài hước trong các MV, video Youtube hài. Vì vậy, tận dụng các yếu tố hài hước sẽ giúp chiến dịch mục tiêu của bạn tiếp cận được nhiều người hơn nữa.

5. Truyền thông độc đáo

Truyền thông độc đáo có thể được dùng thông qua sự kết hợp giữa các MV ca nhạc, series. Các thương hiệu Việt đang bắt đầu ứng dụng hình thức này như Tiki, Bitis Hunter, Thiên Long với hàng loạt series nổi tiếng như “Đi để trở về”, “Ở đâu cần Tiki có, giao hàng mọi lúc mọi nơi”. Với sự bắt tai của âm nhạc và tính hấp dẫn của nội dung MV cũng như sức hấp dẫn của người nổi tiếng, những nội dung truyền thông độc đáo dễ dàng chiếm được tình cảm cũng như tò mò của công chúng.

Đọc thêm: Marketing du kích là gì? Ưu nhược điểm và những ví dụ điển hình.

III. Cách tạo buzz marketing gây bão truyền thông

5 loại buzz marketing phổ biến

Có thể bạn sẽ thấy những phương thức dưới đây rất quen thuộc. Điều này chẳng phải đang chứng tỏ Buzz Marketing đang thực sự trở thành xu hướng hay sao?

1. Sử dụng influencer

Sử dụng những người có ảnh hưởng sẽ khiến nhiều người quan tâm bởi độ nổi tiếng trên mạng xã hội của họ. Gần đây nhất là chiến lược mời David Beckham của Vinfast trong buổi ra mắt xe tại Pháp. Bên cạnh tài năng trong bóng đá, Beckham được biết đến là hình mẫu đàn ông của gia đình và sở hữu một bộ sưu tập xe hơi giá trị. “Số 7 huyền thoại” đã bước sang tuổi 43 nhưng vẫn toát lên chất lịch lãm, sang trọng đồng thời có một gia đình nổi tiếng.

Đây là những yếu tố để VinFast mời Beckham xuất hiện trong buổi ra mắt bởi mục tiêu của hai mẫu xe đầu tiên hướng đến cũng là cao cấp, sang trọng dành riêng cho gia đình.

2. Sử dụng nguyên tắc khan hiếm

Hiện tượng này đang gia tăng với mức độ phổ biến của việc bán hàng flash sale hay các giờ vàng khuyến mại trên các trang thương mại điện tử vì nó không chỉ làm tăng nhu cầu mà còn tạo ra tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng.

Kỹ thuật khan hiếm như bán hàng flash sale, ưu đãi giới hạn thời gian, sử dụng hoặc mất phiếu mua hàng, đối với người dùng hạn chế, … có thể giúp bạn tạo ra Buzz Marketing quanh sản phẩm và tăng nhu cầu của sản phẩm. Apple là một ví dụ điển hình khi mỗi lần ra mắt Iphone sẽ xuất hiện những hàng người dài trước cửa hàng Apple trên khắp thế giới.

3. Tận dụng tâm lý đám đông

Mạng xã hội là nơi có đông đảo lượng người truy cập mỗi ngày với 2 triệu người dùng Facebook mỗi tháng. Đây là nền tảng truyền thông giúp các thông điệp trở nên dễ dàng lan tỏa hơn bao giờ hết bởi các khách hàng có thể chia sẻ, bình luận, thả lượt thích/yêu thích/vui vẻ/tức giận với mỗi bài viết.

Vậy nên các thương hiệu khi tạo chiến dịch Buzz Marketing cần tìm cách để nội dung dễ viral, thân thiện với người dùng mạng xã hội nhất từ nội dung, hình ảnh, nhân vật đến các lời nói hay hashtag tạo hiệu ứng Buzz.

4. Tin đồn được định hướng

Nếu làm Marketing mà bạn lại cho rằng tin đồn sẽ tự nhiên “sinh ra” và “phát tán”, thì bạn chẳng bao giờ có thể thành công được. Mọi tin đồn đều phải nằm trong chiến dịch Marketing tổng thể của nhà sản xuất, mọi tin đồn phải được định hướng.

Định hướng dư luận khôn khéo sẽ giúp cho các tin lan truyền theo đúng mục đích Marketing “ngầm” của doanh nghiệp bạn. Khi Thư viện Modern công bố danh sách 100 cuốn tiểu thuyết hay nhất thế kỷ 20 trên website của mình, họ đã mở ra diễn đàn tranh luận về quá trình lựa chọn này với hơn 1000 bài viết. Sự kiện này giúp một số đầu sách lọt vào danh mục những tác phẩm bán chạy nhất trên website Amazon.com – và tăng lưu lượng truy cập vào website của Thư viện Modern lên đến 7000%.

IV. VietjetAir, điển hình của chiến lược buzz marketing

Hãng hàng không “sexy” Vietjet đã có rất nhiều chiêu thức PR ấn tượng. Năm 2013, Vietjet Air mời Ngọc Trinh cùng dàn người mẫu chân dài nóng bỏng, mặc bikini tạo dáng bên máy bay, thương hiệu Vietjet bỗng chốc đình đám.

Theo tính toán của CAPA, mức độ nhận diện của thương hiệu Vietjet Air tại Việt Nam đã lên tới 98%. Đây là yếu tố rất quan trọng vì hầu hết người Việt vẫn mua vé qua đại lý thay vì đặt trực tiếp trên internet. “Giấc mơ bay cho mọi người dân Việt Nam” mà Vietjet khơi gợi là một giấc mơ đẹp trong một thị trường có tầng lớp trung lưu đang tăng trưởng mạnh như Việt Nam.

Theo tính toán của CAPA, mức độ nhận diện của thương hiệu Vietjet Air tại Việt Nam đã lên tới 98%.

Với bộ lịch mới 2018, VietJet Air vẫn theo đuổi hình ảnh các người mẫu bikini. Đặc biệt, trong đó có siêu mẫu Celine Farach, 20 tuổi, đang “làm mưa làm gió” với danh xưng “Cô nàng nóng bỏng nhất mạng xã hội”.

 Celine Farach, 20 tuổi có danh xưng “Cô nàng nóng bỏng nhất mạng xã hội” chụp ảnh bộ lịch tết 2018 cho VietJet
Celine Farach, 20 tuổi có danh xưng “Cô nàng nóng bỏng nhất mạng xã hội” chụp ảnh bộ lịch tết 2018 cho VietJet

Năm 2018, Vietjet đã gây sốc cho cộng đồng trong việc đưa người mẫu lên chuyến bay đón U23 Việt Nam. Nhiều ý kiến cho rằng đây là hình thức PR rẻ tiền, không phù hợp với sự kiện long trọng.

Dù đã nhận được không ít lời khen cho việc Vietjet đưa tận dụng tốt thời cơ, PR đúng thời điểm, hãng hàng không sexy vẫn không tránh khỏi sự lên án mạnh mẽ của cư dân mạng

Việc bùng nổ các trào lưu trên mạng đang được đông đảo bạn trẻ theo dõi qua Haivl, Thỏ bảy màu, Nhà Trong Ngõ… với đông đảo người trẻ theo dõi và hứng thú. Vì vậy, để có một chiến lược hiệu quả với việc sủ dụng Buzz, marketers cần cân nhắc rất nhiều yếu tố trước khi đưa nội dung và hình ảnh đến với công chúng.

Tham gia khóa học DIGITAL PLATFORM MANAGEMENT tại AIM Academy để trang bị những kiến thức mới nhất, các bước lên chiến lược cho một chiến dịch hiệu quả trên social media cũng như những nền tảng digital khác và cách sử dụng Buzz Marketing tùy vào từng mục tiêu doanh nghiệp.

Bật mí, trong bối cảnh phần lớn Buzz Marketing diễn ra trên các mạng xã hội, thương hiệu luôn cần lắng nghe xem người dùng đang thảo luận, bàn tán những gì ở đó. Bạn có thể tìm đến Buzzmetrics để tham khảo các phân tích và báo cáo cập nhật liên tục về social listening.