Bank Marketing Strategy - Các Loại Chiến Dịch Marketing Và KPI Tương Ứng Ngành Ngân Hàng (Phần 2)

Thị trường ngân hàng ngày nay là một cuộc chiến không hồi kết. Để khẳng định vị thế, các ngân hàng cần có chiến lược marketing bài bản, từ việc lựa chọn loại chiến dịch phù hợp đến xác định KPI tương ứng. Hãy cùng AIM tìm hiểu các loại chiến dịch marketing và KPI tương ứng trong ngành ngân hàng nhé!
Digital Marketing

Nội dung bài viết

Thị trường ngân hàng trong thời đại số hóa là một cuộc chiến không hồi kết. Để khẳng định vị thế, các ngân hàng cần có chiến lược marketing bài bản, từ việc lựa chọn loại chiến dịch phù hợp đến xác định KPI tương ứng. Hãy cùng AIM tìm hiểu các loại chiến dịch marketing và KPI tương ứng trong ngành ngân hàng nhé!

IV. Chiến dịch tạo khách hàng tiềm năng – case study VIB

Chiến dịch tạo khách hàng tiềm năng là chiến lược giúp các nhà quảng cáo nắm bắt sự quan tâm của người tiêu dùng đối với các sản phẩm hoặc dịch vụ của thương hiệu và chuyển đổi sự quan tâm đó thành doanh số bán hàng.

Đối với ngành ngân hàng, chiến dịch cần tập trung vào:

  • Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh: Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh sẽ giúp bạn học hỏi kinh nghiệm hay, tránh sai lầm. Tuy nhiên, đừng chỉ copy mà hãy sáng tạo hơn. Từ đó, biến tệp khách hàng tiềm năng của đối thủ thành “của riêng” bạn.
  • Tạo ra sự độc đáo cho thương hiệu: Để nổi bật trong thị trường cạnh tranh, doanh nghiệp cần tìm ra nét độc đáo/khác biệt của thương hiệu và làm nổi bật chúng để gây chú ý và thu hút khách hàng.
  • Sử dụng các hình thức quảng cáo, tiếp thị: các marketers cần nghiên cứu nhu cầu và thị hiếu thị trường và lựa chọn hình thức phù hợp với tài chính doanh để chiến dịch đạt hiệu quả.
  • Xây dựng nội dung hấp dẫn: Tạo ra nội dung chất lượng, hấp dẫn để chia sẻ thông tin về sản phẩm và dịch vụ của bạn. Nội dung nên giải quyết vấn đề hoặc mang lại giá trị cho đối tượng mục tiêu.
  • Quản lý Lead và chuyển đổi: Theo dõi và quản lý thông tin khách hàng tiềm năng và phát triển chiến lược để chuyển đổi họ thành khách hàng.

Case study nổi bật: Chiến dịch ‘Trái Trái Phải Phải’ từ VIB

1. Chiến lược

Bối cảnh chiến dịch: VIB tung ra sản phẩm thẻ VIB Online Plus 2in1, tích hợp thẻ tín dụng và thẻ thanh toán lần đầu tiên tại Đông Nam Á. 

Sản phẩm: thẻ VIB Online Plus 2in1

Mục tiêu

  • Mục tiêu kinh doanh: Thu hút khách hàng trẻ ở thành thị từ 24 – 35 tuổi tìm hiểu và đăng ký thẻ VIB Online Plus 2in1.
  • Mục tiêu marketing: Tạo độ phủ và độ nhận biết cho sản phẩm thẻ VIB Online Plus 2in1.
  • Mục tiêu truyền thông: Giới thiệu tính năng và những chương trình khuyến mãi của sản phẩm thẻ VIB Online Plus 2in1 một cách thú vị, trẻ trung nhất. 

Chiến lược

Chiến dịch ‘Trái Trái Phải Phải’ của VIB với sự góp mặt của Hiền Hồ và Thiều Bảo Trâm
Nguồn: Advertising Vietnam

VIB hợp tác cùng ZEE Agency tạo nên cú hích “Trải Trái Phải Phải” – MV âm nhạc bùng nổ mạng xã hội với chiến lược truyền thông độc đáo. 

Giai đoạn Teasing

  • ZEE tạo chủ đề bàn tán hot bằng màn đánh tráo Facebook của Thiều Bảo Trâm và Hiền Hồ – hai nữ ca sĩ được chú ý thời điểm đó
  • Vẻ ngoài tương đồng của họ khiến cộng đồng mạng tranh luận sôi nổi, tạo hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ.

MV “Trải Trái Phải Phải”

  • Sự góp giọng của quán quân King Of Rap ICD, tài năng của hai nhạc sĩ nổi tiếng Huỳnh Hiền Năng và Vừng A Dính
  • Lời bài hát ví von tính năng tiện lợi của thẻ VIB Online Plus 2in1 với những mong muốn của con gái, yêu thích nhiều thứ và muốn trải nghiệm nhiều điều, với câu hát dễ ghi nhớ “Như, như tấm chiếu mới mua em chưa từng trải.”

Điểm nhấn

  • Lồng ghép thông điệp sản phẩm một cách tự nhiên, không gượng ép.
  • Tận dụng sức ảnh hưởng của các nghệ sĩ và nền tảng mạng xã hội để tiếp cận khách hàng mục tiêu.
  • Tạo hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ, thu hút sự chú ý và thảo luận của cộng đồng.

Nhờ vậy, MV ‘Trải Trái Phải Phải’ đã được các bạn trẻ đón nhận nhiều hơn và nhiệt tình tham gia.

2. Hiệu quả chiến dịch đạt được

Theo Advertising Vietnam, chiến dịch này đã thu được thành quả:

  • #1 real-time hot 14
  • # 1 Itunes chat
  • #2 YouTube Music Trending
  • #8 YouTube Trending
  • 5 triệu lượt xem trên YouTube

Đồng thời, chiến dịch còn thu hút được sự chú ý của mọi người, tạo nhiều thảo luận trên mạng xã hội, góp phần rút ngắn khoảng cách của thương hiệu VIB với hàng triệu khách hàng tiềm năng.

V. Chiến dịch giữ chân khách hàng – Case study BIDV

Chiến dịch giữ chân khách hàng là chiến dịch thúc đẩy khách hàng gắn bó với thương hiệu để họ mua hàng nhiều lần. Một chiến lược giữ chân khách hàng hiệu quả phải đảm bảo khách hàng được cung cấp thông tin chính xác về thương hiệu và sản phẩm của bạn.

Trong ngành ngân hàng, loại chiến dịch này cần tập trung vào:

  • Luôn cập nhật và làm mới bản thân: Làm mới và tích hợp các tiện ích đặc biệt như quét khuôn mặt, vân tay, và thủ tục nhanh nhẹn giúp tăng cường trải nghiệm và giữ chân khách hàng.
  • Cải thiện chất lượng dịch vụ khách hàng: Lắng nghe phản hồi sẽ giúp bạn thấu hiểu khách hàng. Ngoài ra, các yếu tố như thời gian phản hồi nhanh chóng, giải quyết vấn đề hiệu quả, cung cấp trải nghiệm dịch vụ tốt nhất cũng giúp đảm bảo sự hài lòng của khách hàng.
  • Cung cấp trải nghiệm cá nhân hóa: là việc thiết kế trải nghiệm phù hợp cho từng nhóm khách hàng và điều chỉnh chương trình khuyến mại dựa trên dữ liệu khách hàng. Ví dụ: ưu đãi quà tặng cho khách hàng mở thẻ visa.
  • Đánh giá và điều chỉnh chiến lược thông qua việc đo lường hiệu suất: Theo dõi các chỉ số, KPI để đánh giá hiệu quả chiến dịch. Linh hoạt điều chỉnh chiến lược dựa trên dữ liệu thực tế.

Case study: Cách BIDV giữ chân khách hàng

Giữa lúc cuộc đua chuyển đổi số của ngành ngân hàng đang diễn ra khốc liệt trên mọi kênh phân phối hiện tại, với định hướng trở thành ngân hàng số hàng đầu Việt Nam, BIDV chọn xây dựng hành trình trải nghiệm thống nhất, xuyên suốt nhằm thu hút và giữ chân người dùng.

Chiến dịch giữ chân khách hàng của BIDV
Nguồn: Chợ Giá

1. Chiến lược

a. Tính năng hiện đại, cập nhật không ngừng của ngân hàng số

Khi dịch bệnh diễn ra phức tạp, việc ở nhà trở thành điều bắt buộc. BIDV đã triển khai chương trình “Ở nhà cùng bạn”, hỗ trợ và cập nhật các tính năng, công nghệ mới phục vụ nhu cầu của khách hàng.

BIDV đã giữ chân được một lượng lớn khách hàng bởi những tính năng tiện lợi mà dịch vụ ngân hàng số thế hệ mới BIDV SmartBanking, cụ thể:

  • Khách hàng có thể đăng ký các gói dịch vụ đa dạng, linh hoạt thay đổi hạn mức trên ứng dụng BIDV SmartBanking để được miễn từ phí chuyển tiền trực tuyến, phí quản lý tài khoản, đến phí phát hành thẻ ghi nợ nội địa,… giúp tiết kiệm đáng kể thời gian và chi phí mà chẳng cần ra khỏi nhà.
  • Dễ dàng thanh toán tiền điện nước hay các dịch vụ thiết yếu khác chỉ trong vài bước.
  • Khách hàng có thể sử dụng ứng dụng để mua sắm tại nhà với nhiều ưu đãi hấp dẫn nhưng vẫn thông tin vẫn được bảo mật cao.

Bằng cách cung cấp những tiện ích hấp dẫn, ‘hợp gout’ với thời đại, BIDV SmartBanking đã mở rộng định nghĩa về ngân hàng số và khẳng định ngân hàng số là giải pháp đồng hành cùng khách hàng trên mọi hành trình trải nghiệm, mọi phương thức và nền tảng giao dịch.

b. Đồng hành trên mọi hành trình trải nghiệm

BIDV SmartBanking mang đến cho khách hàng trải nghiệm đồng nhất và tiện lợi thông qua giao diện hiện đại, bảo mật và thống nhất trên mọi nền tảng.

  • Sử dụng định danh duy nhất cho mọi nền tảng, giúp khách hàng dễ dàng quản lý tài khoản.
  • Chỉ với một tên đăng nhập và một mật khẩu, khách hàng có thể truy cập mọi dịch vụ.
  • Áp dụng công nghệ sinh trắc học hiện đại, cho phép đăng nhập bằng Face ID hoặc vân tay.
  • Hệ thống ba lớp bảo mật tiên tiến giúp bảo vệ tài khoản an toàn tuyệt đối.

2. Hiệu quả đạt được

  • Số lượng người dùng cá nhân qua kênh mobile (Smartbanking) tăng trưởng 38,69% so với năm 2020, đạt 6,1 triệu khách hàng.
  • Được vinh danh là một trong các sản phẩm ứng dụng công nghệ thông tin xuất sắc nhất năm 2022, trong khuôn khổ Lễ công bố và trao danh hiệu Sao Khuê 2022.
  • Số lượng người dùng BIDV SmartBanking tăng trưởng 30% – 50% qua mỗi năm, đạt mốc hơn 10 triệu khách hàng, chiếm 11% dân số Việt Nam, theo số liệu đến tháng 12/2022.

Sự đồng nhất trải nghiệm trên các kênh giao dịch, từ đó tối ưu trải nghiệm của người dùng là cách mà BIDV tạo sự khác biệt cho dịch vụ ngân hàng số SmartBanking thế hệ mới, giữ chân khách hàng trước những ngân hàng khác. Đồng thời khẳng định tầm nhìn chiến lược và vị thế của ngân hàng này trên thị trường.

VI. KPI thường gặp ngành ngân hàng

Bên cạnh các loại chiến lược, Key Performance Indicators (KPI) cũng là một yếu tố quan trọng giúp các chiến dịch marketing ngành ngân hàng đo lường được hiệu suất và đánh giá hiệu quả đạt được của chiến dịch. Dưới đây là một số KPI thường gặp:

  • ROI (Return on Investment)

Tỷ lệ lợi nhuận thu được so với chi phí bạn đầu tư.

  • Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate)

Xác định tỷ lệ chuyển đổi từ lượt xem hay tương tác thành khách hàng thực sự.

  • Tăng trưởng doanh số bán hàng

Đánh giá tổng doanh thu bị ảnh hưởng bởi các chiến lược Marketing như thế nào.

  • Khách hàng tiềm năng

Tính toán các khách hàng tiềm năng đủ tiêu chuẩn bán hàng và các khách hàng tiềm năng mà nhóm bán hàng đã liên hệ.

  • Lưu lượng truy cập trang web đến tỷ lệ khách hàng tiềm năng trang web

Đo lường lượng khách truy cập trang web được chuyển đổi thành khách hàng tiềm năng.

  • Lượng truy cập website

Lượng người truy cập trang web, thời gian ở lại, và số trang được xem để đánh giá hiệu quả trang web.

  • Phạm vi tiếp cận và tương tác trên mạng xã hội

KPI truyền thông xã hội giúp bạn lập kế hoạch nội dung truyền thông xã hội cho đối tượng mục tiêu của mình.

  • Hiệu suất Email Marketing

Phân tích tỷ lệ mở email, tỷ lệ gửi, tỷ lệ hủy đăng ký, chuyển tiếp hoặc chia sẻ và tỷ lệ nhấp,…

  • Điểm khuyến mại ròng (Net Promoter Score)

Đo lường mức độ hài lòng của khách hàng. Nó cho thấy khả năng khách hàng sẽ giới thiệu doanh nghiệp cho những người khác và có thể cung cấp cho bạn phản hồi trực tiếp và thông tin chi tiết từ khách hàng của bạn.

  • Tăng trưởng người theo dõi

Số lượng người theo dõi giúp đảm bảo các chiến lược truyền thông xã hội đang tiếp cận và làm hài lòng đối tượng mục tiêu của bạn.

  • Giá trị vòng đời khách hàng (LTV)

Được hiểu là giá trị người dùng trong suốt vòng đời sản phẩm, là dự đoán những giá trị tương lai người dùng này sẽ mang lại trong suốt thời gian gắn bó.

  • Chi phí quảng cáo trên mỗi khách hàng mới (Customer Acquisition Cost – CAC)

Chi phí cần bỏ ra để thuyết phục khách hàng tiềm năng mua sản phẩm/dịch vụ trong một thời gian cụ thể.

  • Marketing Qualified Leads (MQL)

Tập hợp những khách hàng tiềm năng để lại thông tin cho doanh nghiệp khi có quan tâm và đã biết về sản phẩm/ dịch vụ/ doanh nghiệp.

  • Sales qualified lead (SQL)

Tập hợp những khách hàng tiềm năng sẵn sàng mua sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp.

  • Tỷ lệ giữ chân khách hàng (CRR)

Cho biết số lượng khách hàng mà một công ty giữ được trong một khoảng thời gian cụ thể và cho thấy mức độ trung thành của khách hàng hiện tại trong khung thời gian đó.

VII. Tạm kết

Bạn đang muốn học “trọn bộ” & bài bản về digital marketing từ cơ bản đến nâng cao? 

Vậy thì chương trình DIGITAL MARKETING – hành trình 9 tháng đầy bứt phá sẽ là lựa chọn hàng đầu của bạn. Trong chương trình này, bạn sẽ được tiếp cận hệ thống kiến thức toàn diện về các nền tảng digital đến thực hành chuyên sâu trên từng kênh, mài dũa kỹ năng thực chiến dưới sự hướng dẫn của chuyên gia dày dặn kinh nghiệm.

Bài viết này có sự tham khảo và chọn lọc từ nhiều nguồn khác nhau.

call to action chương trình học digital marketing

Điền form thông tin nhận tư vấn và AIM sẽ giải đáp chi tiết cho bạn nhé!