Có một nhân vật khá thầm lặng nhưng lại không thể thiếu trong các hoạt động marketing – chuyên viên nghiên cứu thị trường. Mà nghiên cứu thị trường là làm cái chi, có giống mấy nhà khoa học ngồi trong phòng lab không, công việc có khô khan không, nhiều số liệu không? Chiếc CV dưới đây sẽ giúp bạn giải mã nhân vật này.
I. Nghiên cứu thị trường là làm gì?
Trước tiên phải hiểu cớ sao marketing lại cần phải nghiên cứu thị trường. Hiểu cái mình làm quan trọng đến đâu thì mới có động lực làm chứ nhỉ?
Vì sao chiếc TVC mà cả acency với client tâm đắc nhưng lại không được khán giả hưởng ứng? Vì sao doanh số tiêu thụ mặt hàng ở vùng thành thị lại thấp hơn nông thôn? Làm sao để biết những dự đoán của doanh nghiệp về thị trường là đúng?
Để giải quyết những thắc mắc trên thì buộc doanh nghiệp phải làm nghiên cứu thị trường.
1. Nghiên cứu thị trường là gì?
Nghiên cứu thị trường hay market research là hoạt động thu thập, phân tích thông tin, dữ liệu liên quan đến thị trường, khách hàng, đối thủ, ngành hàng để giải quyết một vấn đề kinh doanh.
Dù là marketing, brand, sales hay R&D thì cũng đều cần đến những kết quả của nghiên cứu thị trường.
Nếu còn mơ hồ, đọc thêm bài viết: Nghiên cứu thị trường là làm gì?
2. Có bao nhiêu loại nghiên cứu thị trường?
Chúng ta có nhiều căn cứ để phân loại. Chẳng hạn như dựa trên cách thu thập dữ liệu thì có phỏng vấn, thảo luận nhóm…, dựa trên phương tiện thu thập dữ liệu thì có phone, digital tracking, social listening…, dựa trên bản chất nghiên cứu thì có định tính (qualitative) và định lượng (quantitative).
Bài viết Cách Lập Bảng Câu Hỏi Phỏng Vấn Trong Nghiên Cứu Thị Trường (Phần 2) sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về 2 loại nghiên cứu định tính và định lượng.
Các đầu việc của nhân viên nghiên cứu thị trường?
- Tư vấn cho khách hàng về yêu cầu và mục tiêu của dự án
- Thực hiện nghiên cứu định tính hoặc định lượng
- Thiết kế các phương pháp nghiên cứu như phỏng vấn hay bảng câu hỏi…
- Phân tích dữ liệu và trình bày kết quả
- Viết báo cáo, kèm theo đề xuất cho khách hàng
II. Mục tiêu nghề nghiệp của market research executive
Mầm non theo nghề này thì bắt đầu từ đâu, tương lai có rộng mở để mà tung cánh không?
Bước vào nghề nghiên cứu thị trường, bạn có 2 hướng chính để theo là client hoặc agency. Doanh nghiệp có thể “nuôi” phòng nghiên cứu thị trường ngay trong nhà hoặc ra ngoài để thuê các agency về market research.
Nếu là sinh viên sắp hoặc mới ra trường, bạn có thể nhắm đến những vị trí thấp nhất là intern, assistant, nhân viên/cộng tác viên đi nghiên cứu, khảo sát… Sau một thời gian trau dồi kinh nghiệm, bạn sẽ tiến đến những vị trí như senior hay manager.
Ngoài ra, nếu mục tiêu của bạn là gia nhập một market research agency thì cũng có nhiều vị trí cho bạn lựa chọn. Bạn có thể tham khảo mô hình dưới đây.
III. Học vấn của market research executive
Ở Việt Nam hiện chưa có trường Đại học đào tạo chính quy về nghiên cứu thị trường, nên việc ứng viên chưa có kiến thức chuyên ngành khi xin việc cũng là chuyện khá bình thường. Hầu hết các công ty đều có chế độ đào tạo cho thực tập sinh hoặc junior.
Nếu bạn có kiến thức nền tảng về kinh doanh, marketing, tin học, nghiên cứu khoa học… thì sẽ có ít nhiều lợi thế để tiếp thu công việc. Nhưng nếu không thì cũng đừng quá lo. Có rất nhiều khóa học marketing ngắn hạn tại AIM Academy giúp bạn trang bị đủ kiến thức để làm việc thực tế mà không cần mất đến mấy năm học ròng rã.
IV. Kinh nghiệm của market research executive
Nếu bạn đã có kinh nghiệm trong đúng ngành nghề thì quá đơn giản. Nhưng nếu bạn là newbie, dân trái ngành thì sao?
Bất kì kinh nghiệm nào trong các lĩnh vực liên quan cũng sẽ đều được nhà tuyển dụng quan tâm, chẳng hạn như các mảng khác trong marketing hoặc sales. Còn nếu background hoàn toàn trắng trơn, thì như mọi ngành nghề khác, hãy bắt đầu từ những vị trí thấp để trau dồi từ từ.
V. Kĩ năng của market research executive
Là một chuyên viên nghiên cứu thị trường, bạn cần có những kĩ năng gì?
Kĩ năng phân tích, làm việc với số liệu
Bạn sẽ phải dành nhiều thời gian để tổng hợp, phân tích, “lắng nghe” xem những con số nói lên điều gì, và đương nhiên việc này đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ.
Kĩ năng là việc độc lập và làm việc nhóm
Đôi khi, người nghiên cứu phải làm việc độc lập trong một thời gian dài, tự mình ra quyết định và giải quyết vấn đề. Nhưng trong nhiều trường hợp, bạn cũng sẽ phải tương tác với rất nhiều bên, chẳng hạn như với các phòng ban khác, với khách hàng, với đối tượng khảo sát…
Kĩ năng giao tiếp
Nếu đóng vai trò làm moderater trong một buổi phỏng vấn, bạn phải hỏi những gì, phải tạo không khí ra sao để người được khảo sát thoải mái chia sẻ, cung cấp cho bạn những thông tin đắt giá nhất để tìm được insight?
Kĩ năng học hỏi
Nghiên cứu thị trường cần có kiến thức rộng, không chỉ về thị trường, về marketing, về digital mà còn về ngành hàng công ty hoặc khách hàng bạn đang tham gia. Do đó bạn cần không ngừng học hỏi, cập nhật để tiến xa trong nghề.
Hỏi nhỏ: Người làm research có khô khan không?
Nhiều người cho rằng mấy lão nghiên cứu đầu óc chỉ toàn số là số, chắc là khô như ngói. Nhưng thực tế thì họ cũng “bay” không kém gì đám dân sáng tạo. Phải có những suy nghĩ độc đáo, táo bạo thì mới biết điểm nào cần nghiên cứu, cần đào sâu để giải quyết vấn đề, nhất là trong việc tìm kiếm insight người dùng.
Bật mí là mức lương của công việc này cũng khá ổn đó nha!
Khoá học MARKET RESEARCH tại AIM Academy sẽ trang bị cho bạn hành trang để bước vào nghề nghiệp thú vị này. Bạn sẽ được cung cấp các kiến thức và phương pháp được chắt lọc, hệ thống hóa để áp dụng được cho mọi loại hình kinh doanh.
Nhanh tay để lại thông tin ngay, AIM sẽ tư vấn phù hợp theo nhu cầu của bạn!