Mới đây, VCcorp cùng Lazada đã phát đi thông tin về cuộc thi KOC VIETNAM 2022 nhằm tạo ra sân chơi sáng tạo và chất lượng cho giới trẻ. Điều này cũng đồng nghĩa rằng, KOC đã thực sự hot và có khả năng trở thành xu thế trong tương lai.
Khái niệm này cũng khiến không ít người nhầm lẫn với KOL – chiến thuật truyền thông phát triển không kém cạnh KOC. Để hiểu rõ và sử dụng 2 hình thức này, mời bạn tham khảo ngay bài viết nhé!.
I. KOL và KOC là gì?
KOL – Key Opinion Leader là người nổi tiếng, có khả năng điều hướng dư luận và có chuyên môn ở một lĩnh vực nào đó. Chẳng hạn như shark Linh được xem là một KOL trong lĩnh vực tài chính, Chi Nguyễn (Host kênh The Present Writer) là KOL trong lĩnh vực giáo dục, Khánh Vy là một KOL chuyên mảng tiếng Anh.
Ở khái niệm này, chúng ta cần phân biệt với influencer – là người nổi tiếng, có sức ảnh hưởng nhưng họ không chuyên về một lĩnh vực nào cả. Chẳng hạn như Trần Đặng Đăng Khoa – người đi vòng quanh thế giới bằng xe máy, anh được xếp vào nhóm influencer chứ không phải KOL vì nội dung anh chia sẻ không chuyên sâu, thường bao gồm nhiều mảng trong đời sống như du lịch, sách, phim và những triết lý nhỏ trong cuộc sống.
Ranh giới giữa KOL và influencer rất “mong manh” vì thực tế hầu hết các influencer đều đụng đến một vài mảng nội dung nào đó nhưng từ quan trọng ở đây chính là “chuyên môn sâu”. Thôi bây giờ quay lại với khái niệm KOC ha.
KOC – Key Opinion Customer – người có khả năng ảnh hưởng sâu đến quyết định mua hàng thông qua việc trải nghiệm sản phẩm. Chính việc trải nghiệm chân thật đã mang đến sự tin tưởng lớn từ phía khách hàng. Nếu bạn vẫn còn lấn cấn một tí thì đọc tiếp phần dưới nha!
II. Lượng người theo dõi của KOL và KOC khác nhau như thế nào?
KOL: Vì là người dẫn dắt dư luận nên KOL yêu cầu lượng follow từ lớn đến rất lớn. KOL chia ra thành rất nhiều loại dựa vào lượng follower: nano KOL có từ 1000 – 5000 người theo dõi cho đến celebrity có hàng triệu người.
KOC: khái niệm này không yêu cầu về mặt follower, phần lớn là dựa vào sự tin tưởng của khách hàng nhiều hơn.
III. Mục tiêu khi sử dụng KOL và KOC
KOL: Tăng độ phủ chiến dịch đại diện thương hiệu, gương mặt cho sự kiện, lễ hội, review sản phẩm.
Điều này cũng rất dễ hiểu vì KOL có lượng theo dõi rất cao, nếu chiến thuật của bạn là cần khuếch đại nhanh hình ảnh thương hiệu thì KOL là một lựa chọn tốt.
Chẳng hạn như khi Gucci ra mắt bộ sưu tập Epilogue tại Gucci Tràng Tiền Plaza vào tháng 1/2021, họ đã mời một dàn sao khủng như Hồ Ngọc Hà, Á hậu Huyền My, Khánh Linh, Quỳnh Anh Shyn tham gia.
KOC:
- Review sản phẩm, tăng độ tin cậy, kích cầu, thu hút tiêu dùng
- Kiểm tra thái độ của người tiêu dùng với sản phẩm
Với số lượng người theo dõi khiêm tốn, KOC chủ yếu được sử dụng cho một nhóm nhỏ và nhằm mục đích bán hàng.
Chính vì có lượng theo dõi ít nên các KOC ngoài hoạt động trên trang cá nhân còn rất “năng nổ” trong các group. Chẳng hạn như trong group “Yêu bếp nghiện nhà”, có một bài do KOC làm như sau.
Đọc thêm: Thương hiệu FMCG Và Lý Do Nên Sử Dụng Influencer Marketing
IV. Tính xác thực giữa KOL và KOC
Tính xác thực nghĩa là người dùng có thể tin họ nhiều hay ít dựa vào thông tin mà họ cung cấp.
KOL: Nhãn hàng chủ động liên hệ với KOL để quảng bá thương hiệu do đó độ xác thực không cao. Nhất là người dùng hiện nay khá thông minh, họ có thể phân biệt được các nội dung review, PR cho thương hiệu, thậm chí là trên các bài báo, do đó KOL đang được các thương hiệu rất cân nhắc khi sử dụng.
KOC: Khách hàng tự tiêu dùng, rút ra đánh giá và review sản phẩm. Do đó, độ tin cậy của khách hàng về thương hiệu sẽ cao hơn.
AIM tin rằng, sau bài viết này, bạn đã có thể phân biệt đâu là KOL, đâu là KOC. Tuy nhiên, thị trường là một khái niệm có thể “biến hoá khôn lường”. Do đó, nếu không cập nhật mỗi ngày, chúng ta sẽ dễ dàng bị bỏ lại phía sau.
Đến với khóa học SOCIAL COMMERCE & ECOMMERCE, bạn sẽ không chỉ nâng cao khả năng “thích ứng với thời cuộc” mà còn hiểu cả về chuyên môn sâu, gốc rễ. Đừng ngại tham khảo và để lại thông tin để AIM giúp bạn nhé!
Điền form đăng ký ngay để AIM tư vấn chi tiết hơn cho bạn!