Data-Driven Marketing là gì? Tầm quan trọng của data với các quyết định kinh doanh

Data-Driven Marketing là phương pháp tối ưu hoá các hoạt động marketing dựa trên tất cả các loại và nguồn dữ liệu để đưa ra quyết định, triển khai và quản lý.
Marketing Management

Nội dung bài viết

Data-Driven Marketing là phương pháp tối ưu hoá các hoạt động marketing dựa trên tất cả các loại và nguồn dữ liệu để đưa ra quyết định, triển khai và quản lý.

Dữ liệu và hành vi tiêu dùng của khách hàng được coi là một loại ‘dầu thô’, nguồn tài nguyên quý giá để phát triển doanh nghiệp. Công ty nào có được nhiều thông tin chiến lược sẽ nắm trong tay nhiều lợi thế cạnh tranh. Khái niệm DATA-DRIVEN MARKETING xuất hiện khiến mọi doanh nghiệp muốn phát triển bền vững phải quan tâm và chú ý.

Để hiểu rõ hơn sự khác biệt và tính vượt trội của DATA-DRIVEN MARKETING, chúng ta sẽ cùng đi ngược lại thời gian và nhìn lại sự phát triển của Marketing theo từng thời kỳ.

I. Lịch sử phát triển từ marketing truyền thống đến data driven marketing

lịch sử phát triển từ marketing truyền thống đến data driven marketing
Từ marketing truyền thống đến data-driven marketing

1. Thời kì advertising (1900-1960)

Nửa đầu thế kỉ 20, các phương tiện quảng cáo chủ yếu vẫn là báo giấy, tạp chí, radio, TV… với phương châm “ai to mồm hơn người đó thắng”.

Những năm 1930s được gọi là giai đoạn Production Orientation – người bán chỉ quan tâm họ sản xuất, làm ra được sản phẩm gì rồi cố bán nó bằng mọi giá, chứ không cần biết người tiêu dùng cần gì. Và thế là họ tấn công toàn diện và hi vọng “chắc ai đó sẽ mua”.

2. Traditional marketing (1960-1980)

Đến giai đoạn này, người bán đã bắt đầu thực hiện marketing đúng nghĩa hơn thay vì chỉ đơn thuần là quảng cáo. Quan niệm đã thay đổi, giờ đây, “câu chuyện của ai hay hơn, xuất hiện với tần suất dày đặc hơn thì thắng”. Bên cạnh quảng cáo trên báo giấy, TV, thương hiệu và sản phẩm còn bắt đầu xuất hiện trên các show truyền hình, các phim điện ảnh, các bài viết PR, tự giới thiệu, các chương trình tài trợ…

Đặc biệt, những năm 1960s, marketing đã chuyển sang giai đoạn Consumer Orientation. Doanh nghiệp, người bán đã quan tâm hơn đến những nhu cầu của người tiêu dùng, và bắt tay với các hoạt động nghiên cứu thị trường để “tự tin hiểu người ấy hơn”.

3. Marketing with data (1980-2000)

Sau những bước nghiên cứu thị trường nghiêm túc, doanh nghiệp bắt đầu có trong tay data – dữ liệu về khách hàng. Những dữ liệu này trở thành thông tin giúp họ hiểu sâu sắc hơn về khách hàng của mình, đồng thời đưa nội dung quảng cáo đến đúng đối tượng, đúng thông điệp với mô hình Marketing Modeling Mix.

Trong thời đại cạnh tranh ngày càng khốc liệt, tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu là nước đi “sống còn” của mọi doanh nghiệp.

Các thời kì marketing từ 1960s đến 2010s
Các thời kì marketing – Nguồn: raindropmarketing.com

4. Data driven marketing (2000 trở đi)

Đây là kỉ nguyên phát triển mạnh mẽ của các trang mạng xã hội trên Internet (Facebook, Twitter, Youtube…), sự gia tăng đột biến về số lượng điện thoại thông minh, sự phát triển của 3G, 4G, khái niệm Big Data, AI… Những ứng dụng công nghệ này vừa giúp đo lường, theo dõi, thu thập dữ liệu người dùng, vừa là phương tiện để doanh nghiệp tiếp cận đến đúng đối tượng với đúng thông điệp mà họ cần.

Người tiêu dùng ngày càng thông minh và bận rộn. Họ chỉ tiêu thụ những thông tin mà họ thật sự quan tâm, đặc biệt là những thông tin phù hợp sở thích, hành vi cá nhân của họ.

Sự phát triển công nghệ cung cấp cho mỗi người tiêu dùng sự đa dạng hoá trong cách tiêu thụ thông tin. Việc này phản ánh tình trạng tiếp cận đa chiều thông tin của người tiêu dùng, chứ không còn tuyến tính dễ theo dõi bằng mắt thường như thuở sơ khai của Marketing.

data driven marketing (2000 trở đi) từ funnel đến flywheel
Từ funnel đến flywheel – Nguồn: hubspot.com

II. Data-driven marketing là gì?

Data-Driven Marketing là phương pháp tối ưu hoá các hoạt động marketing dựa trên tất cả các loại và nguồn dữ liệu để đưa ra quyết định, triển khai và quản lý.

Data-driven marketers sử dụng các kỹ thuật phân tích và công nghệ mới nhất (Data analytics and latest technology) để đánh giá nhu cầu và dự đoán hành vi của khách hàng dựa trên dữ liệu về khách hàng, thị trường và bản thân hoạt động kinh doanh.

Những hiểu biết này giúp chúng ta xây dựng chiến lược marketing được cá nhân hoá (Personalized marketing strategies) nhằm đạt được hiệu suất đầu tư (ROI) tốt nhất.

Data-Driven Marketing là thời đại mà người dùng và dữ liệu quyết định nội dung và cách thức Marketing. Hoạt động được triển khai dựa trên việc tổng hợp và phân tích các dữ liệu. Từ những dữ liệu này, marketers phân tích và chắt lọc ra những nhu cầu, xu hướng, hành vi, insight thầm kín… của khách hàng. Đồng thời chúng hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với đối tượng mục tiêu dễ dàng hơn.

III. Vai trò của data

Data giúp Marketer “dò tìm” và phát hiện ra nhu cầu, hành vi tiêu dùng của khách hàng, xác định và hiểu rõ được tệp khách hàng mà mình đang nhắm tới.

Data giúp công ty có thể xác định được tệp khách hàng, phân khúc thương hiệu mà công ty hướng tới, từ đó có cơ sở để định vị và xây dựng hình ảnh thương hiệu. Đồng thời xác định thời điểm và kế hoạch quảng bá phù hợp cho sản phẩm.

Data còn thể hiện các thông số đánh giá tính hiệu quả và hiệu suất đầu tư (ROI) của chiến dịch quảng bá.

Data cho phép Marketers đưa ra được những lựa chọn tốt hơn dựa trên những trường thông tin có thực mới nhất và chính xác nhất thay vì dựa vào các mô hình lý thuyết và dự đoán. Điều này giúp cho việc phân bổ ngân sách thuận lợi và tối ưu hóa ngân sách tiếp thị.

Những lưu ý mà Marketer cần phải luôn chú ý là:

  • Có dữ liệu chưa đủ, bạn còn cần phải biến nó thành thông tin chiến lược: đây là trọng tâm của Data Driven.
  • Dòng chảy của dữ liệu, hay còn gọi là dữ liệu lớn, làm chúng ta khó có thể phân tích, tách biệt và tiếp cận thông tin mình thực sự cần.
  • Dùng dữ liệu đã thu thập được để tìm kiếm thêm thông tin phù hợp, kết nối nhiều thông tin và dữ liệu với nhau để tìm hướng đi giải toán bài toán của công ty đề ra.

Khoản đầu tư quan trọng nhất của mọi doanh nghiệp: chọn đúng dữ liệu chiến lược sẽ rút ngắn quá trình thành công của doanh nghiệp.

Vì thế người làm Marketing cần phải nhận thức rõ sự khác nhau giữa Data (dữ liệu) và Information (thông tin).

IV. Phân biệt data và information

Data chỉ thông tin xác thực, đặc biệt là khi phân tích và dựa trên lý luận hoặc tính toán.

Data (dữ liệu) thực chất không có ý nghĩa, nhưng khi được giải thích nó sẽ trở thành information (thông tin).

Information là một tập hợp các sự kiện hoặc dữ liệu được truyền đạt. Thông tin là những gì bạn có thể hiểu để sử dụng

V. Kết luận

Ai cũng muốn làm data, nhưng không phải ai cũng biết làm data. Sự bùng nổ của digital mang về cho bạn một “rừng” số liệu, chỉ số đo lường (key performance indicators) và thông số (metrics). Vấn đề là làm sao chọn được đúng loại dữ liệu bạn cần, biến nó thành những thông tin có ý nghĩa với marketing và kinh doanh.

Khóa học DATA ANALYTICS FOR MARKETERS được thiết kế để giúp người làm tiếp thị – những người vốn không phải là chuyên gia công nghệ thông tin – đọc vị các loại dữ liệu, đơn giản hóa mê trận data để có được những quyết định đúng đắn trong kinh doanh.

Điền form đăng ký ngay để AIM tư vấn chi tiết hơn cho bạn!

Registration