Với sự phát triển không ngừng và mức độ phổ biến ngày càng tăng, TikTok Marketing năm 2024 hứa hẹn sẽ mang đến nhiều xu hướng mới, mở ra những cơ hội vàng nhưng cũng không thiếu thách thức. Liệu các nhãn hàng có thể tận dụng sức mạnh này để bứt phá trong cuộc đua giành sự chú ý của người dùng?
71% người dùng TikTok quyết định có xem tiếp một video hay không trong vòng ba giây đầu tiên. Con số này cho thấy tốc độ tiêu thụ digital content nhanh chóng của người dùng và độ cạnh tranh khốc liệt giữa các nhãn hàng trên nền tảng, khi mà một khoảnh khắc thoáng qua cũng có thể quyết định thành bại của một chiến dịch.
Năm 2024, TikTok vươn lên trở thành một “gã khổng lồ” trong không gian mạng xã hội với hơn 1,6 tỷ người dùng hoạt động và tỉ lệ tương tác không ai sánh kịp. Mỗi ngày, hàng triệu video được tải lên, tạo ra một “biển” nội dung cố gắng thu hút sự chú ý ngắn ngủi của người dùng. Các nhà tiếp thị đang đối mặt với một bối cảnh kỹ thuật số đầy thử thách, phải nỗ lực để thu hút sự chú ý và tạo tương tác với người dùng. Dưới đây là một số khám phá về xu hướng, cơ hội và thách thức của Tik Tok Marketing 2024 mà các nhà tiếp thị không nên bỏ qua.
Tính năng TikTok Marketing 2024
Ứng dụng công nghệ AI
Gen Z đánh giá cao tính chân thực, sự nhanh chóng và cá nhân hóa – những yếu tố mà TikTok Symphony và TikTok Shop cung cấp rất đầy đủ. Các avatar do AI tạo ra mang đến sự kết hợp giữa tương tác con người và công nghệ, tạo ra nội dung vừa hấp dẫn vừa gần gũi.
TikTok Symphony ra mắt vào ngày 17 tháng 6 năm 2024, đánh dấu một bước tiến lớn trong việc tích hợp AI vào marketing trên mạng xã hội. Bộ công cụ AI này cho phép tạo ra các quảng cáo sử dụng avatar giống như người thật, có thể tùy chỉnh và lồng tiếng bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Tiềm năng của các công cụ này đã được các nhà tiếp thị nhanh chóng nhận ra, với 51,9% rất có khả năng sẽ sử dụng avatar do AI tạo ra trong các chiến dịch của mình, và 74,3% đánh giá cao sự hấp dẫn của các công cụ AI từ TikTok Symphony.
Kết hợp TikTok Social Selling & Ecommerce
Ngoài ra, TikTok Shop đáp ứng sở thích của Gen Z về trải nghiệm mua sắm liền mạch bằng cách tạo ra sự kết hợp giữa mạng xã hội và thương mại điện tử. Nó cho phép người dùng mua sản phẩm trực tiếp thông qua video, Livestream và nội dung từ các influencer. Sự tích hợp này đang ngày càng thu hút sự chú ý từ các nhà tiếp thị, với 51,9% hiện đang sử dụng TikTok Shop để bán hàng và 25,7% dự định sẽ áp dụng trong tương lai. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi này không hề dễ dàng. Có đến 58,2% nhà tiếp thị gặp khó khăn trong việc thu hút lượng truy cập đến TikTok Shop, và 14,1% cho biết tỷ lệ chuyển đổi thấp. Việc giải quyết những thách thức này là điều quan trọng để tối đa hóa tiềm năng thương mại điện tử của nền tảng.
Thách thức của TikTok Marketing 2024
Sự cân bằng giữa tính chân thực và thương mại
Hiện nay, người dùng ngày càng sẵn lòng trả tiền để sử dụng dịch vụ tránh quảng cáo (ví dụ như YouTube Premium và Spotify) cho thấy sự phản đối mạnh mẽ của người dùng đối với những quảng cáo xâm nhập, vì vậy các phương pháp marketing này được đánh giá là đang mất đi tính hiệu quả.
Người dùng TikTok dành trung bình 53,8 phút mỗi ngày trên nền tảng này, con số cao nhất trong tất cả các mạng xã hội, có lẽ là nhờ tính chân thực mà người dùng đánh giá cao ở TikTok. Thách thức đặt ra cho TikTok là làm sao để cân bằng giữa tính thương mại và nội dung chân thực và hấp dẫn – vốn là giá trị cốt lõi của nền tảng này. Để làm được điều này, TikTok Shop cần tích hợp thương mại điện tử một cách liền mạch vào trải nghiệm người dùng mà không làm gián đoạn cảm xúc hay tương tác tự nhiên.
Lưu lượng truy cập và tỷ lệ chuyển đổi thấp
Có đến 58,2% nhà tiếp thị cho rằng họ đang gặp khó khăn trong việc thu hút lưu lượng truy cập vào TikTok Shop, và 14,1% phải đối mặt với tỷ lệ chuyển đổi thấp. Thách thức này nhấn mạnh tầm quan trọng trong việc xây dựng chiến lược tiếp cận phù hợp, nhằm biến thương mại điện tử trở thành một phần tự nhiên trong trải nghiệm TikTok.
Các giải pháp hiệu quả cho các nhà tiếp thị có thể bao gồm:
- Tận dụng các chủ đề nội dung đang thịnh hành
- Sử dụng influencer để giới thiệu sản phẩm một cách chân thực
- Nâng cao khả năng tìm thấy các sản phẩm trong TikTok Shop thông qua nội dung hấp dẫn và chiến lược hiển thị hợp lý trong ứng dụng
Lệnh cấm của Hoa Kỳ có thể khiến nhiều thương hiệu gặp khó khăn
TikTok đang đối mặt với sự giám sát gắt gao về vấn đề dữ liệu và quyền riêng tư ở nhiều quốc gia, đặc biệt là tại Mỹ. Trong năm qua, các dự luật về việc cấm TikTok tại Mỹ đã có tác động lớn đến các chiến lược tiếp thị của các thương hiệu tại thị trường này. Với việc Mỹ là một trong những thị trường có lượng người dùng TikTok lớn nhất, lệnh cấm sẽ dẫn đến nhiều thiệt hại cho cả TikTok và các thương hiệu đang tìm cách tiếp cận người tiêu dùng, đặc biệt là Gen Z.
Những xu hướng mới nhất về TikTok Marketing
Các loại nội dung hoạt động hiệu quả nhất trên TikTok
Báo cáo cho thấy User-Generated Content (nội dung do người dùng tạo) chiếm 55,7% trong chủ đề nội dung hoạt động hiệu quả nhất trên TikTok. Sự thành công của loại nội dung này nhấn mạnh tính cộng đồng của nền tảng do mang tính chân thực và gần gũi, đề cao tầm quan trọng của việc tương tác với khán giả một cách chân thành. Ngoài ra, nội dung về giáo dục và các thử thách thương hiệu (Branded Challenge) cũng khá phổ biến do mang lại giá trị và khuyến khích sự tham gia của người dùng.
Nhận diện thương hiệu vẫn là mục tiêu hàng đầu
Nhận diện thương hiệu đang là mục tiêu hàng đầu của các nhà tiếp thị trên nền tảng TikTok, điều này cho thấy nền tảng này đang làm rất tốt trong vai trò thúc đẩy khả năng hiển thị và tương tác với người dùng. Tuy nhiên, sự mở rộng của TikTok Shop và Livestream đã mở ra những cơ hội mới trong việc thúc đẩy doanh số. Do đó, mục tiêu tạo ra doanh thu trực tiếp ngày càng được chú trọng hơn trong các chiến dịch Marketing trên TikTok.
Các tính năng TikTok phổ biến nhất để tương tác với khán giả
Các tính năng tương tác như Livestream và Video duet là những công cụ hữu ích giúp tăng cường sự kết nối giữa khán giả và thương hiệu bằng cách khuyến khích họ hợp tác và tham gia trực tiếp vào nội dung của thương hiệu. Bên cạnh đó, việc bắt trend và sử dụng các âm thanh đang thịnh hành cũng là một chiến lược hiệu quả mà nhiều nhà tiếp thị áp dụng để nâng cao lượt xem và tương tác cho video.
Tiêu chí lựa chọn & cách hợp tác cùng Influencer trong các chiến dịch TikTok Marketing
Việc sử dụng Influencer trong các chiến dịch TikTok đang ngày càng phổ biến, với hơn 65% nhà tiếp thị cho biết họ sẽ sử dụng cách làm marketing này. Tuy nhiên, việc lựa chọn Influencer tham gia chiến dịch ngày càng khắt khe hơn. Ngoài số lượng người theo dõi, tỷ lệ tương tác là yếu tố quan trọng để đánh giá mức độ phù hợp và hiệu quả của Influencer đối với chiến dịch. Các thương hiệu đang ưu tiên hợp tác với những Influencer có khả năng tương tác cao với khán giả, nhằm đảm bảo nội dung truyền tải chân thực và đáng tin cậy.
Báo cáo cũng cho thấy một số định dạng nội dung hấp dẫn khi thương hiệu hợp tác cùng Influencer, bao gồm:
- Nội dung tài trợ: Quảng bá trực tiếp sản phẩm qua các video tài trợ.
- Nội dung đánh giá sản phẩm: Các video review thực tế, theo xu hướng đánh giá chân thực, giúp người xem cảm thấy gần gũi hơn với sản phẩm.
- Livestream: Xu hướng Livestream cùng KOL, KOC đang mở ra cơ hội tăng trưởng doanh số mạnh mẽ cho các nhãn hàng.
- Branded Challenge: Hợp tác với Influencer để khuyến khích người dùng tham gia các thử thách thương hiệu.
Cơ hội của TikTok Marketing 2024
Vai trò của TikTok như một công cụ tìm kiếm
Theo một nghiên cứu gần đây của Datos, hoạt động tìm kiếm trên TikTok đã tăng đáng kể qua các năm. Vào tháng 5 năm 2024, 15,4% người dùng TikTok trên máy tính đã tham gia vào các hoạt động tìm kiếm, tăng từ 11% vào tháng 5 năm 2023. Sự gia tăng này cho thấy nền tảng đang dần trở thành một công cụ tìm kiếm, đặc biệt khi người dùng tìm cách khám phá nội dung, sản phẩm và xu hướng một cách tự nhiên thông qua thuật toán độc đáo của TikTok.
Dù có sự tăng trưởng này, nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng hoạt động tìm kiếm trên TikTok vẫn còn khiêm tốn so với các nền tảng như YouTube, nền tảng dẫn đầu trong lĩnh vực tìm kiếm xã hội với hơn 41% người dùng thực hiện tìm kiếm. Tuy nhiên, sự gia tăng số lượng tìm kiếm trung bình của mỗi người dùng TikTok, từ 3,7 vào tháng 5 năm 2023 lên 5,3 vào tháng 5 năm 2024, với đỉnh điểm 8,3 vào tháng 3 năm 2024, cho thấy tiềm năng phát triển của nền tảng này. Sự tăng trưởng này khẳng định rằng người dùng không chỉ dựa vào TikTok để giải trí mà còn xem đây là công cụ để tìm kiếm nội dung và thông tin cụ thể.
Các hình thức mới trong sáng tạo nội dung
Sự phát triển của công nghệ thực tế tăng cường (AR) và Livestream trên TikTok mang lại những cơ hội thú vị để tạo ra trải nghiệm thương hiệu sống động. Nội dung AR, được 42,3% nhà tiếp thị đánh giá là cơ hội lớn, cho phép các thương hiệu tạo ra các chiến dịch tương tác và hấp dẫn.
Livestream, được 30% nhà tiếp thị sử dụng để bán hàng trực tiếp, cho phép các thương hiệu kết nối với khán giả một cách sâu sắc hơn và tương tác theo thời gian thực. Định dạng này không chỉ thu hút sự chú ý mà còn tạo ra cảm giác cộng đồng và sự tương tác tức thì, thúc đẩy mức độ gắn kết và tỷ lệ chuyển đổi cao hơn.
Đọc thêm: Brand lớn bắt đầu chuộng livestream – Sức hút và những điều cần thận trọng
Sáng tạo dựa trên AI
Tại sự kiện TikTok World 2024, TikTok đã công bố bộ công cụ sáng tạo AI mang tên “Symphony,” tập hợp nhiều công cụ AI vào một nền tảng duy nhất. Bộ công cụ này hỗ trợ viết kịch bản, sản xuất video và gợi ý ý tưởng, giúp các nhà quảng cáo dễ dàng tạo ra nội dung hấp dẫn. Việc tích hợp AI vào quy trình sáng tạo cho phép các nhà tiếp thị tăng cường hiệu quả và cá nhân hóa, đảm bảo nội dung phù hợp với đối tượng mục tiêu.
Tích hợp thương mại điện tử liền mạch
TikTok Shop kết hợp hoàn hảo giữa mạng xã hội và thương mại điện tử, cho phép người dùng mua sản phẩm trực tiếp thông qua video, livestream, và nội dung của các influencer. Dù gặp một số thách thức như việc thu hút lưu lượng truy cập và tỷ lệ chuyển đổi, tính năng này ngày càng được các nhà tiếp thị đón nhận, với 51,9% đang tích cực bán hàng thông qua TikTok Shop.
Tăng tính tương tác thông qua Interactive Content
Các định dạng nội dung tương tác như “Duet với Branded Mission” và “Interactive Add-Ons for TopView” tiếp tục thúc đẩy sự gắn kết của người dùng trên TikTok. Những tính năng này, được giới thiệu tại sự kiện TikTok World 2024, cho phép các thương hiệu mời gọi các creator tương tác với video của họ. Bằng cách tích hợp các yếu tố như pop-out effects và countdown stickers, các thương hiệu có thể tạo ra các quảng cáo sinh động, thu hút sự chú ý của người dùng và khuyến khích họ tương tác.
Tận dụng AI cho Dropshipping
Các công cụ AI được thiết kế riêng cho thương mại điện tử, như những công cụ của Glitching AI, đang thay đổi cách các thương hiệu tiếp cận dropshipping. Những công cụ này hỗ trợ tạo các trang sản phẩm thu hút, gợi ý ý tưởng video TikTok hấp dẫn và xây dựng kịch bản quảng cáo cuốn hút. Việc tận dụng AI trong dropshipping giúp các thương hiệu tối ưu hóa quy trình, nâng cao sự hiện diện trên mạng xã hội và đạt được tỷ lệ chuyển đổi cao hơn.
Nhìn chung, TikTok Marketing 2024 đang mở ra nhiều cơ hội chưa từng có cho các nhà tiếp thị trong việc tương tác với người tiêu dùng, xây dựng thương hiệu và tối ưu hóa doanh thu. Sự phát triển mạnh mẽ của các tính năng như TikTok Shop, AI, và nội dung tương tác không chỉ thay đổi cách thức người tiêu dùng tiếp cận sản phẩm mà còn tạo ra những trải nghiệm mới mẻ và hấp dẫn.
Nguồn: Influencer MarketingHub
Tuy nhiên, để thành công trong môi trường cạnh tranh khốc liệt này, các nhà tiếp thị cần nắm vững các xu hướng và thách thức hiện tại, từ việc tạo ra nội dung chân thực đến việc tối ưu hóa chiến lược thương mại điện tử. Đây cũng là một trong những học phần được quan tâm nhất trong khoá học SOCIAL COMMERCE & ECOMMERCE. Bên cạnh TikTok, bạn còn được học về các thủ thuật trên các nền tảng social media khác như YouTube, Facebook, Instagram, và quan trọng nhất là hoạch định chiến lược chọn và phối hợp các kênh social.
Điền form đăng ký ngay để AIM tư vấn chi tiết hơn cho bạn!