Theo dõi, đo lường và tối ưu hiệu quả website là một phần nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược digital marketing của doanh nghiệp. Vậy làm thế nào để biết website lunh linh đẹp đẽ mà bạn vừa thiết kế đem lại hiệu quả, đóng góp vào việc đạt được KPI chung về bán hàng, thu thập thông tin khách hàng (lead generation)? Cùng AIM nghía qua 05 công cụ đo lường và tối ưu website đang được các ‘tín đồ’ digital sử dụng nhé!
I. Tag manager system
Bạn sẽ bất ngờ khi biết rằng bằng cách gắn vào mỗi vị trí đặt hotline trên web một đoạn tag khác nhau, bạn có thể biết đâu là vị trí đặt hotline đem lại hiệu quả cao nhất. Và đây chỉ là 1 trong rất nhiều ứng dụng từ hệ thống Tag Manager System – hệ thống quản lý Tag mà bạn có thể ứng dụng cho website công ty của mình.
Quản lý thẻ (tag management) là concept được sinh ra từ nhu cầu ngày càng tăng khả năng đo lường hiệu quả của digital marketing. Đặc biệt với các campaign chạy performance, khi data đổ về không đơn giản chỉ là số lượng lead hay traffic vào website.
Đó còn là data về A/B test, về retargeting, về hành vi người dùng trên website và đặc biệt là insight thu được từ việc quan sát những hành vi đó. Tất cả data cần phải được sắp xếp một cách hệ thống và thống nhất thì bạn mới có thể đo lường và tối ưu được. Và tag management giúp bạn làm điều đó dễ dàng hơn.
Vậy thì tại sao lại cần tag management khi hiện tại bạn đã có Google Analytics, Histats, hay ClickTale (những đoạn code giúp tracking, remarketing và hỗ trợ triển khai A/B testing)? Đó là bởi vì khi quá nhiều đoạn code như vậy, website của bạn sẽ load chậm hơn và việc thao thác cùng một lúc với quá nhiều hệ thống đo lường (nhiều loại tag quá) hoàn toàn có thể khiến bạn ‘tẩu hỏa nhập ma’. Tag manager system sinh ra là để giải quyết vấn đề này. Bạn có thể để hết các đoạn code nằm trong một chỗ (container) và chỉ cần chèn duy nhất 1 đoạn code vào website của mình. Không cần phiền tới coder và đảm bảo an toàn cho KPI về website.
Hiện tại, Google Tag Manager (GTM) là công cụ quản lý tag miễn phí và phổ biến nhất. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể nghía qua các option trả phí khác với các tính năng chuyên sâu hơn.
II. Digital analytics tool
Thu thập dữ liệu mới chỉ là bước đầu tiên trong tiến trình đau khổ mang tên ĐO LƯỜNG – measurement. Và chắc với bạn rằng nếu bạn không có những tiêu chuẩn đầu vào nhất định, tất cả những data có sẽ là một đống messy. Chính vì thế, song hành với thu thập bạn cần có công cụ để chứa và visualize data một cách dễ hiểu để có thể đưa ra quyết định từ những data bạn có. Các Digital Analytics Tool sẽ giúp bạn làm điều này.
Google Analytics là một công cụ quá miễn phí và quá phổ biến với marketer. Tuy nhiên, khi đi sâu vào performance, tracking bằng Google Analytics là chưa đủ. Đó là lý do vì sao Adobe Analytics hay KISSmetrics lại có thể ‘sống tốt và sống khỏe dù chúng đề là công cụ tính phí.
Tất nhiên, việc lựa chọn công cụ đo lường phụ thuộc vào quy mô doanh nghiệp và đặc thù của ngành. Tuy nhiên, thời đại của marketing 4.0 và data-driven, có cho mình một cái hub để lưu trữ và hiển thị data để từ đó nhìn thấy toàn bộ bức tranh về digital của doanh nghiệp là điều bắt buộc phải làm nếu bạn muốn tồn tại.
III. Survey tools
Công cụ khảo sát thị trường online có thể không thể cho bạn những số liệu định lượng như Google Analytics hay Adobe Analytics. Tuy nhiên, đây lại là công cụ cực kỳ quan trọng để bạn có thể thả lưới và bắt insight từ khách hàng mục tiêu.
Hiện nay, miễn phí và phổ biến nhất có Google Form. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cân nhắc dùng Surveymonkey hay SurveyGizmo (có trả phí nhưng rất hợp lý) nếu bạn muốn đưa user trở thành trung tâm trong chiến lược digital marketing của mình.
Chưa hết, bên cạnh trang bị những công cụ khảo sát hiện tại, marketer còn phải có chiến lược research của riêng mình. Nếu biết cách đặt câu hỏi thì Google Form cũng có thể hữu dụng. Nếu không có chiến lược research, đầu tư cho công cụ nhiều đến mấy cũng không có tác dụng.
Đọc thêm: Hướng Dẫn Sử dụng Google Data Studio Hiệu Quả
IV. Data analysis tool
Google Analytics cho phép bạn nghiên cứu phân tích dữ liệu website một cách ‘tốc hành’. Tuy nhiên, khi nhu cầu cần cập nhất tất cả số liệu trong một nơi để giúp marketer ra quyết định, Google Analytics không phải là một lựa chọn ưu tiên.
Hiện nay, công cụ phổ biến nhất được dùng để thể nhận và visualize data là Microsoft Excel và Google Sheet. Nếu muốn xài ‘hàng’ cao cấp hơn, bạn có thể tìm hiểu về ngôn ngữ lập trình R hoặc Tableau.
R tên đầy đủ là GNU R – là một ngôn ngữ lập trình dành cho phân tích / biểu diễn dữ liệu. Tuy nói là ‘hàng cao cấp’ R là lại là công cụ miễn phí dành cho các bạn có nhu cầu hiểu về lập trình ở mức cơ bản nhất.
Tableau cũng một trong những giải pháp phân tích số liệu hàng đầu thế giới, luôn luôn đứng vị trí số 1 trong những năm do Gartner (là công ty nghiên cứu và tư vấn công nghệ thông tin hàng đầu thế giới) đánh giá trong những năm gần đây. Trực quan (Visual) và Phân tích (Analytics) là 2 tính năng trọng tâm của Tableau.
Sở hữu một công cụ giúp hiển thị và phân tích dữ liệu là điều rất quan trọng để bạn có một proposal thuyết phục đối tác/sếp ra quyết định về ngân sách hay các đường hướng về chiến lược digital.
V. Action tool
‘Action tool’ nghe có vẻ hơi mơ hồ nhưng lại là mà quan trọng nhất của performance marketing. Xét đến cùng, mọi nỗ lực thu thập, sắp xếp và hiển thị thông tin đều nhằm mục tiêu đưa ra những tùy chỉnh phù hợp.
‘Action tool’ được hiểu là những công cụ giúp bạn đưa ra những điều chỉnh kịp thời, từ đó, tối ưu ngân sách chạy quảng cáo và đạt được KPI đã đề ra. Vậy, với quy mô doanh nghiệp nhỏ, bạn có thể tận dụng action tool như thế nào để tăng lợi nhuận? Hãy nhìn vào cách Google Analytics và Google Adword phối hợp với nhau và bạn có thể retargeting dựa trên tính năng segmentation. Hoặc một ví dụ khác, sự kết hợp giữa Google Analytics và Google Optimize hoặc Optimizely để có thể giúp bạn những điều chỉnh kịp thời trên website sau khi thực hiện A/B testing.
Từ thu thập data với Tag manager system, đánh giá và visualize data với các digital analytics tool và cuối cùng, đưa ra hành động cụ thể với action tool, bạn đã có trong tay kha khá ‘hàng họ’ để tối ưu cho website của mình rồi đấy. Cần nhớ rằng, những công cụ này khi phối hợp với nhau sẽ đem lại hiệu quả cao hơn và bạn nên xem rõ nhu cầu thực sự của mình để lựa chọn. Cuối cùng, bất kỳ công cụ nào cũng cần chiến lược sử dụng để tối ưu. Không có một cách tiếp cận đúng, công cụ cũng trở nên vô dụng.
Website nói riêng, trải nghiệm người dùng nói chung là một học phần rất quan trọng trong khoá Digital Platform Management tại AIM. Mọi nỗ lực xây dựng nội dung, tối ưu quảng cáo đều vô nghĩa nếu bạn không xây dựng được một website thân thiện với người dùng.
Trước khi bị cuốn theo những thuật ngữ xa xôi như 4.0 hay IoTs (Internet of Things), người làm marketing cần xuất phát từ kiến thức digital nền tảng. Với các giảng viên đến từ những agency lớn như BuzzMetrics, Hakuhodo, DNA Digital, Square, Mindshare, GroupM Việt Nam, khoá học DIGITAL PLATFORM MANAGEMENT xoay quanh 4 nội dung chính:
- Tổng Quan Về Digital
- Media Căn Bản
- Sự Giao Tiếp Và Tiếp Thị Nội Dung
- Học Phần 4: Trải Nghiệm Người Dùng
- Mobile Và Tương Lai Của Digital Marketing
Bạn chưa biết mình sẽ làm vị trí nào trong ngành marketing rộng lớn, bạn hãy Điền Form Đăng Ký ngay để AIM tư vấn chi tiết hơn cho bạn!