Hướng Dẫn Sử dụng Google Data Studio Hiệu Quả

Ngày nay nhiều marketer không biết cách đọc hiểu số liệu chạy digital marketing trên các file excel, biểu đồ, bảng biểu phức tạp và dễ bị nản. Google Data Studio - cánh tay phải của các digital marketer chuyên nghiệp, đã được đổi tên thành Looker Studio, nhưng giao diện và các tính năng cơ bản không thay đổi quá nhiều.
Digital Marketing

Nội dung bài viết

Ngày nay nhiều marketer không biết cách đọc hiểu số liệu chạy digital marketing trên các file excel, biểu đồ, bảng biểu phức tạp và dễ bị nản. Google Data Studio – cánh tay phải của các digital marketer chuyên nghiệp, đã được đổi tên thành Looker Studio, nhưng giao diện và các tính năng cơ bản không thay đổi quá nhiều.

Cùng AIM đọc ngay bài viết dưới đây.

I. Google data studio là gì?

Tìm hiểu khái niệm về công cụ Google Data Studio (GDS)

Google Data Studio (GDS) là công cụ miễn phí giúp trực quan hóa dữ liệu. Công cụ này được cung cấp bởi Google giúp tạo dashboard báo cáo, giao diện tương đối đẹp và dễ nhìn.

Đi kèm theo đó là các tính năng dễ sử dụng. Bạn hoàn toàn có thể chia sẻ bảng tính một cách nhanh chóng, theo dõi KPI và báo lại cho những người liên quan hay phân tích và tối ưu hóa.

Phần lớn các tính năng của Data Studio rất dễ sử dụng. Bạn hoàn toàn có thể chia sẻ và lập lịch báo cáo, theo dõi các KPI chính cho khách hàng, trực quan hóa các xu hướng và so sánh hiệu suất theo thời gian.

Data Studio về cơ bản là phiên bản bổ sung cho dashboard Google Analytics, vốn bị giới hạn đáng kể về chức năng (chỉ có 12 tiện ích trên mỗi dashboard và chỉ có thể kết nối với dữ liệu có trong bảng báo cáo cụ thể đó mà thôi.)

II. Looker studio là gì?

Từ 12.10.2022, Google chính thức đổi tên Data Studio thành Looker Studio, và cho biết họ đã thống nhất tất cả các công cụ kinh doanh thông minh của mình dưới thương hiệu Looker. Giờ đây, Looker sẽ là bộ mặt của tất cả các chương trình phân tích dữ liệu Google Cloud hiện có.

Bằng cách tích hợp tất cả các dịch vụ phân tích của mình, Google đang nỗ lực cung cấp cho người dùng nhiều chức năng hơn so với trang tổng quan truyền thống.

Looker Studio hiện sẽ hỗ trợ các mô hình dữ liệu từ Looker, cho phép người dùng áp dụng lớp mô hình Looker để kết hợp các nguồn dữ liệu.

Google cũng ra mắt Looker Studio Pro có tính phí dành cho người dùng nâng cao ở cấp doanh nghiệp, được thiết kế cho các tổ chức lớn với lượng nhân viên đông, bổ sung thêm các tính năng quản lý.

Tuy nhiên, giao diện cũng như các tính năng và cách sử dụng cơ bản của Looker Studio cũng không quá khác biệt so với Data Studio. Và trong bài viết này chúng ta sẽ vẫn dùng cái tên Data Studio quen thuộc nhé.

III. Các tính năng của Google data studio

Vậy yếu tố nào giúp Google Data Studio được đánh giá tuyệt vời đến vậy? Dưới đây sẽ là một số tính năng/lợi ích hàng đầu của nền tảng Google Data Studio này:

  • Miễn phí hoàn toàn: Hầu hết các tính năng được hỗ trợ và không tính phí
  • Kết nối trực tiếp và truy cập vào nhiều đầu nối (Google. Bing, Facebook, Linkedin,…): Lưu ý nhỏ khi kết nối với các thuộc tính bên ngoài, Google thường sẽ yêu cầu phải có sự liên kết của bên thứ ba. Thông thường cách này sẽ đi kèm một khoản phí nhỏ nhưng xét về tính hiệu quả thì rất xứng đáng bỏ ra.
  • Bạn có toàn quyền kiểm soát việc tùy chỉnh báo cáo và hình ảnh: Chỉnh theo từng nhu cầu của khách hàng, bao gồm cả thêm nhiều trang hoặc biểu đồ nếu cần. Nên bạn cần phải có sự linh hoạt áp dụng.
  • Kiểm soát động với các bộ lọc cấp độ trang và báo cáo, trang bị thuật toán, công thức cao cấp để tính toán chính xác và dễ dàng hơn:
  • Các công thức nâng cao, chẳng hạn như các chỉ số được tính toán và các trường được tính toán
  • Tạo ra sự nhất quán và bản sắc thương hiệu
  • Tiết kiệm thời gian làm báo cáo mỗi tháng – bạn có nhiều thời gian tập trung vào những insight cần thiết nhất.
  • Dễ dàng tạo được điểm nhấn thương hiệu và sự nhất quán trong báo cáo: Chủ yếu là kéo thả là chính, thao tác không quá khó để làm

IV. Cách sử dụng Google data studio để trực quan hóa dữ liệu

Những cách sử dụng Google Data Studio để trực qua hóa dữ liệu
Những cách sử dụng Google Data Studio để trực qua hóa dữ liệu

Nào giờ thì chúng ta hãy cùng xem hướng dẫn của Google Data Studio để biết thêm cách sử dụng nó trong các chiến lược tiếp thị kỹ thuật số của bạn. Bạn sẽ thấy công cụ này đơn giản và trực quan như thế nào. Cơ bản chúng ta chỉ cần nắm 4 bước này:

1. Cách truy cập Google Data Studio

Đầu tiên bạn phải có 1 tài khoản Google. Sau đó, đăng nhập vào trang web Google Data Studio.

Đường link hiện tại là lookerstudio.google.com và có thể thấy giao diện đã biến thành Looker Studio. Đây là thay đổi của Google chứ không phải bạn vào nhầm trang đâu, đừng hoang mang nhé.

Tuy có thay đổi về tên gọi nhưng các thành phần trên giao diện gần như không khác biệt.

Menu bên trái dùng để điều hướng giữa các báo cáo bạn đã mở gần đây, các báo cáo đã được tạo hoặc chia sẻ với người dùng của bạn. Menu trên cùng cho phép bạn điều hướng giữa Báo cáo, Nguồn dữ liệu và Tệp từ Explorer.

2. Cách thêm nguồn dữ liệu

Cách thêm nguồn dữ liệu  sử dụng Google Data Studio để trực qua hóa dữ liệu
Cách thêm nguồn dữ liệu trong Google Data Studio
  • Bước 1: Trước khi quyết định tạo báo cáo bạn hãy xác định nguồn dữ liệu mà bạn muốn làm việc bằng cách nhấn vào Create > Data Source.
  • Bước 2: Tiếp đến hãy chọn nền tảng bạn muốn tích hợp với Google Data Studio. Ở góc trên bên trái, bạn có thể đặt tên cho nguồn dữ liệu để dễ ghi nhớ.
  • Bước 3: Khi bạn nhấp vào Authorize/ Ủy quyền, Google Data Studio sẽ kết nối với các thuộc tính được liên kết với Tài khoản Google của bạn. Sau đó, bạn có thể chọn dữ liệu và bảng tính sẽ được thu thập.

Xong bước này bạn hoàn toàn có thể tạo báo cáo hoặc khám phá dữ liệu trong Explorer.

3. Cách tạo báo cáo trong Google Data Studio

Bước 1: Tương tự như trên ta sẽ chọn “Create report” hoặc quay lại trang chủ Google Data Studio.

Trong menu bên trái, nhấp vào Create > Report.

Bước 2: Chọn nguồn dữ liệu cho báo cáo. Nếu bạn đã thêm trước đó, chọn “My data sources”. Trường hợp chưa có nguồn dữ liệu bạn có thể thêm ngay lúc này.

Bước 3: Sau khi bạn chọn nguồn dữ liệu, Google Data Studio sẽ hiển thị một trang giống như trang bên dưới. Lúc này bạn có thể tùy ý chỉnh thêm đồ họa, bố cục, định dạng văn bản,… Nếu ban đầu bạn chọn mẫu, thì khi báo cáo hoàn thiện hơn – chỉ cần chỉnh sửa dữ liệu và tùy chỉnh nó theo ý muốn.

Với các cột bên phải, bạn có các tùy chọn biểu đồ có sẵn để điều chỉnh, hoặc kết hợp để thêm phần thú vị cho báo cáo.

Trong menu trên cùng của báo cáo, bạn có thể nhấp vào “Add a chart” để xem tất cả các hiệu ứng biểu đồ có thể có nhé.

Tham khảo thêm trực quan hóa dữ liệu – data visualization là gì.

Ngoài ra “Add a control” giúp bạn chèn các tùy chọn điều khiển động cho người dùng đang xem báo cáo để tăng tính sinh động và không bị nhàm chán.

Ở cuối menu, “Theme and Layout” sẽ cho phép bạn chỉnh sửa chủ đề báo cáo theo ý muốn của bạn.

Tương tự như cách bạn sử dụng excel, với Google Data Studio bạn có thể chỉnh sửa tên báo cáo, chia sẻ cho nhiều người xem, tạo bản sao, hay tải xuống tương tự như excel.

4. Cách sử dụng Explorer

Explore cũng là một trong ba tính năng quan trọng của Data Studio. Nó cho phép bạn thử nghiệm và chỉnh sửa biểu đồ mà không cần can thiệp vào báo cáo gốc.

Chẳng hạn, bạn tạo một báo cáo về tỉ lệ chuyển đổi của các trang trên website, và bạn tự hỏi kết quả sẽ thay đổi như thế nào nếu bạn tăng được thời gian người dùng ở lại trên trang. Đây chỉ là một giả định nên bạn không muốn chỉnh sửa vào báo cáo. Bạn có thể sử dụng Explorer để tạo biểu đồ theo giả định mới. Nếu bạn muốn lấy giá trị của biểu đồ mới, tính năng này cho phép bạn xuất ngược nội dung vào báo cáo.

Hiện Explore đang trong giai đoạn thử nghiệm.

Đầu tiên truy cập trang chủ Google Data Studio và nhấp vào Create > Explorer.

Tiếp theo, trang trống sẽ xuất hiện và nhắc bạn thêm nguồn dữ liệu bắt đầu khám phá.

Nếu muốn lọc dữ liệu biểu đồ, hãy kéo các tên loại dữ liệu và số liệu bạn muốn làm việc từ bảng điều khiển trường có sẵn ở bên phải vào thanh bộ lọc ở trên cùng.

Sau đó, bạn có thể sao chép biểu đồ vào báo cáo cáo ban đầu đã tạo. Nhấp chia sẻ để kiểm tra, ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng trình khám phá Nguồn dữ liệu hoặc Báo cáo.

Ví dụ: trong cài đặt nguồn dữ liệu, hãy nhấp vào nút “Explorer” và bắt đầu tạo biểu đồ và làm việc với dữ liệu.

Mặt khác, trong báo cáo, bạn có thể quan tâm đến việc khám phá các biểu đồ cụ thể hơn, xem nó như thế nào khi thêm loại dữ liệu mới hoặc kết hợp loại dữ liệu đó với dữ liệu khác chẳng hạn. Sau đó, nhấp chuột phải vào biểu đồ và đi tới “Explorer”. Sau đó, Google Data Studio sẽ mở một Trình khám phá mới mà bạn có thể làm việc trong đó.

Tự động hoá trong báo cáo bằng Google Data Studio cũng là một trong số các học phần của khóa học PERFORMANCE DIGITAL MARKETING Khóa học còn cung cấp cho bạn:

  • Các phương pháp thu thập và tối ưu hóa dữ liệu đa kênh
  • Cách thiết lập KPI cho từng ngành hàng qua 7 chỉ số thông dụng nhất
  • Tối ưu hoá từ upper funnel đến lower funnel

Nếu bạn là chuyên viên digital marketing cần theo dõi và đánh giá hiệu quả digital, nắm được tổng quan sự phối hợp giữa các kênh và đề ra chiến lược tối ưu hóa, đây chính là khóa học dành cho bạn.