Bất chấp sự cạnh tranh, Facebook Ads vẫn công cụ quảng cáo mạnh mẽ giúp marketers tiếp cận khách hàng tiềm năng và thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết cách thiết lập Facebook Ads hiệu quả cho người mới bắt đầu.
I. Facebook ads là gì?
Quảng cáo Facebook hay Facebook ads (viết tắt từ “Facebook advertising”) được hiểu khái quát là những đoạn video ngắn, hình ảnh của thương hiệu, sản phẩm nào đó đã trả phí để xuất hiện trên trang tin hoặc những ứng dụng của Facebook như Messenger, Instagram,…khi bạn sử dụng thông qua bất kỳ thiết bị nào như điện thoại, laptop,…
II. Hướng dẫn chạy quảng cáo Facebook chi tiết
Trước khi chạy quảng cáo, bạn cần chuẩn bị:
- Thẻ Visa/Mastercard để thanh toán
- Tài khoản chạy quảng cáo trên Facebook (có thể dùng tài khoản cá nhân/tài khoản doanh nghiệp)
- Fanpage để chạy quảng cáo
Bước 1: Thiết lập trình quản lý quảng cáo
Để setup chiến dịch quảng cáo của mình, bạn cần:
Bạn cần đặt lại Trình quản lý quảng cáo để có thể dễ dàng tạo hồ sơ nhà quảng cáo
- Đăng nhập vào trình quản lý quảng cáo của Facebook
- Chọn nút […] ở góc phải
- Chọn đặt lại trình quản lý quảng cáo
- Chọn Đồng ý & đặt lại trình quản lý quảng cáo
Sau đó, bạn chọn Tab “Chiến dịch” và nhấn “Tạo”.
Bước 2: Thiết lập chiến dịch
a. Chọn mục tiêu (Objective)
Trước khi bắt đầu, bạn cần xác định mục tiêu quảng cáo phù hợp nhất với mục tiêu kinh doanh của bạn. Ngay cả khi mục tiêu đó là tăng doanh số sản phẩm, thúc đẩy thêm lưu lượng truy cập vào trang web hay tìm người liên hệ mới cho doanh nghiệp. Dưới đây là một số lựa chọn mà bạn có thể sử dụng cho chiến dịch của mình.
- Mức độ nhận biết (Awareness): Quảng cáo sẽ được hiển thị cho những người có nhiều khả năng sẽ nhớ đến quảng cáo đó nhất. Mục tiêu này phù hợp với:
- Mức độ nhận biết thương hiệu
- Lượt xem video
- Lưu lượng truy cập: Chuyển người dùng đến một đích đến, chẳng hạn như trang web, ứng dụng hoặc sự kiện trên Facebook của bạn. Mục tiêu này phù hợp với:
- Lượt click vào liên kết
- Lượt xem trang đích
- Lượt tương tác (Engagement): Tăng số lượt xem video, lượt thích Trang hoặc lượt phản hồi sự kiện. Mục tiêu này phù hợp với:
- Tin nhắn
- Lượt xem video
- Lượt tương tác với bài viết
- Khách hàng tiềm năng (Leads): Tìm kiếm khách hàng tiềm năng cho thương hiệu hoặc doanh nghiệp của bạn. Mục tiêu này phù hợp với:
- Mẫu phản hồi tức thì
- Tin nhắn
- Cuộc gọi
- Lượt đăng ký
- Quảng cáo ứng dụng: Thu hút những người mới cài đặt và tiếp tục sử dụng ứng dụng của bạn. Mục tiêu này phù hợp với:
- Lượt cài đặt ứng dụng
- Sự kiện trong ứng dụng
- Doanh số (Sales): Tìm kiếm những người nhiều khả năng sẽ mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Mục tiêu này phù hợp với:
- Lượt chuyển đổi
- Doanh số theo danh mục
- Tin nhắn
b. Đặt tên chiến dịch, chọn ngân sách & giá thầu
Ở bước này, bạn sẽ tiến hành đặt tên cho chiến dịch nhằm dễ dàng quản lý và đánh giá hiệu quả của chúng và hoàn thành các thông tin còn lại trong bảng.
- Hạng mục quảng cáo đặc biệt: Hạng mục quảng cáo đặc biệt áp dụng cho các quảng cáo về:
- Vấn đề thời sự, bầu cử, chính trị, tín dụng, việc làm, nhà ở.
- Có quy trình ủy quyền, tuyên bố miễn trừ trách nhiệm và giới hạn lựa chọn đối tượng.
- Giúp bảo vệ mọi người khỏi sự phân biệt đối xử.
- Chi tiết chiến dịch: Để mặc định cách mua đấu giá và chọn mục tiêu tùy theo nhu cầu.
- Thử nghiệm A/B
- Ngân sách chiến dịch Advantage+: Trước đây chúng được gọi là vị trí tự động. Vị trí Advantage+ cho phép Meta chọn nơi quảng cáo của bạn sẽ chạy trên các đơn vị khác nhau. Tất cả đều có sẵn trên Facebook, Instagram và Audience Network.
Với phần ngân sách: tính năng “Tối ưu hóa ngân sách” tự động phân bổ ngân sách cho các nhóm quảng cáo hiệu quả nhất, giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức.
c. Thiết lập ngân sách và lịch chạy
Trong trường hợp bạn không chọn tính năng “Tối ưu hóa ngân sách chiến dịch”, bạn có thể tự set ngân sách cho chiến dịch tại bảng dưới rồi mới chạy quảng cáo. Còn nếu bạn đã chọn tính năng rồi thì chỉ việc chạy quảng cáo sau đó thôi.
Trong trường hợp tự set ngân sách và giá thầu, bạn cần lưu ý một số tùy chọn được cung cấp.
Cụ thể, Facebook sẽ cho bạn 2 tùy chọn khi thiết lập ngân sách gồm:
- Ngân sách hàng ngày (Daily Budget): đây là số tiền bạn chi tiêu mỗi ngày cho chiến dịch. Facebook sẽ sử dụng tiêu chí bạn đặt để tìm địa điểm và thời gian phù hợp để hiển thị quảng cáo của bạn cho đối tượng mục tiêu. Khi đạt đến ngân sách của bạn, quảng cáo sẽ ngừng chạy trong ngày. Chu kỳ bắt đầu lại vào ngày hôm sau.
- Ngân sách trọn đời (Lifetime Budget): là số tiền tối đa mà bạn sẽ chi tiêu trong toàn bộ thời gian chạy chiến dịch quảng cáo của mình. Bạn cung cấp cho Facebook một con số và ngày kết thúc, nó sẽ chi tiền dựa trên hiệu suất quảng cáo. Khi đạt đến ngân sách của bạn, chiến dịch sẽ kết thúc.
d. Về chiến lược giá thầu
Giá thầu là số tiền bạn sẵn sàng chi trả để đạt được kết quả mong muốn từ ai đó thuộc đối tượng mục tiêu. Có 3 kiểu đặt giá thầu:
- Đặt giá thầu theo chi tiêu: Tập trung vào việc chi tiêu toàn bộ ngân sách và thu được nhiều giá trị hoặc kết quả nhất có thể.
- Đặt giá thầu theo mục tiêu: Đặt ra chi phí hoặc giá trị bạn muốn đạt được.
- Đặt giá thầu thủ công: Kiểm soát số tiền bạn có thể đặt thầu tại cuộc đấu giá quảng cáo.
Bước 3: Tạo nhóm quảng cáo
a. Xác định đối tượng
Khi bạn tạo quảng cáo trên Facebook, hãy suy nghĩ về những kiểu người quan tâm đến doanh nghiệp, sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn nhất. Sau đó, tạo đối tượng dựa trên đặc điểm của những người bạn muốn cho xem quảng cáo của mình, rồi thu hẹp đối tượng của quảng cáo theo sở thích, giới tính hoặc vị trí và sử dụng cách nhắm mục tiêu quảng cáo để tìm thấy những người có nhiều khả năng sẽ thực hiện hành động nhất.
Khi quảng cáo của bạn bắt đầu chạy, Facebook sẽ tìm hiểu xem những ai đang tương tác với quảng cáo đó và dần dần thu hẹp đối tượng để doanh nghiệp có thể tiếp cận thêm nhiều người phù hợp.
Đối với nhóm đối tượng, sẽ chia làm 3 nhóm khách hàng chính:
- Khách hàng mới có sở thích cụ thể hoặc đến từ vị trí cụ thể: Đây là lựa chọn mặc định cho nhóm quảng cáo trong Trình quản lý quảng cáo, cho phép bạn thu hút khách hàng mới dựa trên sở thích cụ thể hoặc vị trí địa lý.
- Những người đã thể hiện sự quan tâm đến doanh nghiệp bạn: bạn có thể kết nối và nhắm mục tiêu lại những người đã bày tỏ sự quan tâm đến doanh nghiệp bạn, dù họ là khách hàng thân thiết hay những người từng dùng ứng dụng của bạn hoặc truy cập trang web của bạn. Với loại đối tượng này, bạn có thể nhắm mục tiêu những người dùng:
- Truy cập trang web của bạn
- Dùng ứng dụng của bạn
- Trong danh sách khách hàng
- Tương tác với trang cá nhân và nội dung của bạn
- Những người có cùng sở thích với khách hàng hiện tại của bạn: Khi sử dụng đối tượng tùy chỉnh làm nguồn, bạn có thể nhắm mục tiêu quảng cáo đến đối tượng mới nhưng giống với đối tượng hiện có bằng Đối tượng tương tự Advantage. Để tạo Đối tượng tương tự, bạn sẽ chọn Đối tượng tùy chỉnh làm đối tượng nguồn.
b. Chọn vị trí quảng cáo
Đối với vị trí quảng cáo, Facebook cung cấp 2 tùy chọn:
- Vị trí quảng cáo tự động: đối với các bạn mới chạy ads, đây là tùy chọn phù hợp nhất. Bởi tùy chọn này có thể thu được kết quả tối ưu nhất trên phạm vi rộng nhất và có trên tất cả các vị trí quảng cáo mặc định. Ngoài ra, khi quyết định sao chép một chiến dịch, thì mọi vị trí quảng cáo mới sẽ tự động có sẵn cho quảng cáo được sao chép. Tất cả điều này sẽ đem lại tổng chi phí trung bình thấp nhất.
- Vị trí quảng cáo thụ động: với tùy chọn này, bạn sẽ được chọn những vị trí mà mình mong muốn quảng cáo xuất hiện như bảng tin, tìm kiếm, tin nhắn,…Không chỉ vậy, đối với chiến lược giá thầu thấp nhất cho từng vị trí quảng cáo, bạn có thể xem xét vị trí quảng cáo chủ động để xác lập vị trí và chủ động tối ưu từng vị trí.
Bước 4: Thiết lập quảng cáo Facebook
Để thiết lập định dạng quảng cáo, bạn sẽ dựa trên mục tiêu, đối tượng mình hướng tới để thiết lập quảng cáo:
- Sử dụng một bài viết hiện có: bạn có thể tạo quảng cáo bằng cách chọn bài viết đã có trên Trang Facebook của mình. Để thực hiện, bấm chọn ‘Sử dụng bài đăng hiện có’. Từ đây, bạn có thể chọn trang của mình từ các tài khoản được liên kết và chọn bài đăng bạn muốn sử dụng làm quảng cáo của mình.
- Tạo quảng cáo mới: Nếu bạn muốn tạo một quảng cáo mới, bạn có thể chọn định dạng cho bài đăng, rồi tải hình ảnh, video,…sau đó thêm nội dung để tạo quảng cáo mới.
Sau khi hoàn thành các bước, bạn có thể thêm CTA cho quảng cáo. Facebook cung cấp cho bạn một số tùy chọn cho phần CTA như Gọi ngay, đăng ký ngay,…Tùy mục tiêu hướng tới, bạn sẽ lựa chọn CTA phù hợp kèm URL (nếu có).
Cuối cùng, bạn kiểm tra lại phần nội dung, hình ảnh bài đăng thông qua tính năng Preview. Nếu bài đăng đã ổn, bạn bấm và nút “Đăng” để hoàn thành quảng cáo và gửi cho Facebook duyệt. Khi quảng cáo bạn được duyệt thì sau một thời gian quảng cáo sẽ được tự động phân phối.
III. Một số tips giúp chạy quảng cáo hiệu quả
1. Đảm bảo tính đồng nhất giữa nội dung và hình ảnh
Ngày nay, có rất nhiều quảng cáo khác nhau trên facebook với đa dạng hình ảnh lẫn nội dung. Việc đảm bảo sự đồng nhất giữa hình ảnh và nội dung rất quan trọng, bởi chỉ cần hình ảnh đó không khớp với nội dung, người dùng sẽ không hiểu được bạn đang quảng cáo cái gì, thông điệp thế nào và khiến trải nghiệm của họ bị gián đoạn, gây khó chịu.
Ít ai biết rằng, chất lượng nội dung ảnh hưởng tới 56% hiệu quả của Facebook ads (theo Nielsen Catalina Solution). Để tạo sự đồng nhất, bạn có thể sử dụng các công cụ thiết kế hình ảnh như Canva, PicMonkey,..để tạo hình ảnh cho nội dung bài đăng.
Ngoài ra, bạn có thể cân nhắc tính năng Ad Relevance Diagnostics để đánh giá và so sánh sự quan tâm của khách hàng đối với quảng cáo của bạn so với các quảng cáo khác. Từ đó đưa ra hướng giải quyết để cải thiện chỉ số.
2. Tạo ra Facebook Ads khác nhau cho từng tệp khán giả
Điều này đi cùng với ý tưởng mà doanh nghiệp đưa ra để đạt được mục tiêu của mình. Khách hàng của bạn tìm đến bạn vì nhiều lý do. Vậy tại sao bạn lại sử dụng một quảng cáo chung chung?
Thay vào đó, bạn có thể tạo ra nhiều nội dung khác nhau cho những đối tượng khác nhau, nhằm đảm bảo bạn đang chạm tới đúng nhu cầu và paint point của họ. Facebook là nền tảng nổi bật với khả năng nhắm mục tiêu, vì vậy, hãy tận dụng triệt để lợi thế này nếu bạn muốn quảng cáo của mình mang lại hiệu quả.
IV. Những điều bạn cần biết nếu muốn làm chủ nền tảng Facebook
Ngay cả khi có sự xuất hiện của nhiều nền tảng với tính năng tương tự, Facebook vẫn là một trong những kênh quảng cáo quyền lực ngày nay. Vượt ra ngoài định nghĩa của mạng xã hội, Facebook bây giờ là “thị trường”, là kênh truyền thông, và là công cụ kiếm tiền hấp dẫn. Các doanh nghiệp từ lớn đến nhỏ, từ mọi loại hình dịch vụ đến sản xuất đều không thể làm ngơ trước sức mạnh của Facebook.
Facebook là con dao hai lưỡi, nhưng nếu bạn sử dụng nó một cách thông minh, nó sẽ trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho chiến lược marketing của bạn.
Vậy làm thế nào để làm chủ kênh quảng cáo quyền lực này? Nên học chạy quảng cáo Facebook ở đâu?
Câu trả lời sẽ có trong khóa học FACEBOOK MARKETING tại AIM Academy. Trong khóa học này, bạn sẽ được học cách để thấu hiểu hành vi khách hàng, tạo lập fanpage, xây dựng nội dung, thiết lập quảng cáo, quy trình bài bản để chạy facebook ads hiệu quả, làm báo cáo và phân tích dữ liệu từ báo cáo.
Bạn hãy điền form đăng ký ngay để AIM tư vấn chi tiết hơn cho bạn nha!