Các Thương Hiệu FMCG Tối Ưu Hóa ROI Nhờ Chiến Lược Bán Hàng Đa Kênh

Theo một tài liệu mới từ Ekimetrics, các chiến lược bán hàng đa kênh (Omnichannel) và việc khai thác hiệu quả sức mạnh của dữ liệu là chìa khóa để thành công trong thị trường châu Á - Thái Bình Dương cho các thương hiệu FMCG.
News

Nội dung bài viết

Theo một tài liệu mới từ Ekimetrics, các chiến lược bán hàng đa kênh (Omnichannel) và việc khai thác hiệu quả sức mạnh của dữ liệu là chìa khóa để thành công trong thị trường châu Á – Thái Bình Dương cho các thương hiệu FMCG.

Bài viết này được tổng hợp từ tài liệu có tiêu đề “Các chiến lược marketing thành công dành cho các thương hiệu FMCG: Các chỉ số benchmarking quan trọng.” Tài liệu đề cập đến nhiều vấn đề mà các marketer thường xuyên gặp phải, tập trung vào các khu vực chính tại châu Á – Thái Bình Dương, bao gồm ANZ, Bắc Á (Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan, không bao gồm Trung Quốc đại lục) và Đông Nam Á. Được xây dựng từ khả năng Tối ưu hóa chiến dịch Marketing Mix (MMO) của Ekimetrics, tài liệu đã phân tích hàng triệu đô la chi tiêu truyền thông trong suốt 4 năm qua.

Các Thương Hiệu FMCG Tối Ưu Hóa Chiến Lược Bán Hàng Đa Kênh (Nguồn: Bizzi)

Về nội dung của tài liệu, Olivier Kuziner, Đối tác điều hành APAC của Ekimetrics, cho biết: “Thị trường hàng tiêu dùng tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đang phát triển nhanh chóng, được thúc đẩy bởi các xu hướng mới nổi như sự nhạy cảm gia tăng với giá cả và sự quan tâm tăng cao đối với các sản phẩm bền vững.

Song song với những thay đổi này, khu vực còn đang phải đối mặt với sự số hóa ngày càng tăng, với người tiêu dùng dành nhiều thời gian hơn trên các nền tảng kỹ thuật số. Gắn liền với mô hình bán hàng đa kênh (omni-channels), việc số hóa các kênh truyền thông đang hoàn toàn định hình lại cảnh quan của ngành marketing. Câu hỏi mà nhiều marketers đặt ra là làm thế nào để theo kịp tất cả những biến chuyển này và tận dụng các tài nguyên kỹ thuật số có ý nghĩa nhằm tạo ra những trải nghiệm tiêu dùng xuất sắc nhất.

Đọc thêm: Omni-Channel Là Gì? 5 Lời Khuyên Cho Bạn Khi Thực Hiện Chiến Lược Omni-Channel

I. Ba phương pháp tối ưu hóa hiệu quả cho chiến lược bán hàng đa kênh

1. Các kênh truyền thông ngoại tuyến cũng cần được đầu tư

Mặc dù các nền tảng digital marketing thu hút sự chú ý lớn và chủ yếu phục vụ cho đối tượng người dùng sử dụng điện thoại di động, dữ liệu lại cho thấy một bức tranh khác. Chiến lược bán hàng đa kênh vẫn nhận được sự quan tâm đáng kể trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Trong số các phương tiện truyền thông ngoại tuyến, kênh TV vẫn giữ vững vị thế thống trị, mặc dù video và truyền hình trực tuyến đang phát triển mạnh mẽ. Một phần sức hấp dẫn của truyền thông ngoại tuyến đến từ một nhóm dân số già – những người chưa kịp chuyển sang lối sống kỹ thuật số.

Tuy nhiên, cũng có nhiều lý do khác khiến truyền thông ngoại tuyến trở thành lựa chọn ưu tiên, mặc dù các marketer vẫn tập trung nhiều hơn vào các kênh kỹ thuật số (vì có thể đo lường các chỉ số chính xác hơn), chỉ số ROI và ROAS cũng cao hơn. Ryan Kim, Chuyên gia MMO APAC của Ekimetrics, chia sẻ: “Vai trò của truyền thông truyền thống tại các khu vực chính ở Châu Á – Thái Bình Dương vẫn rất quan trọng và đa dạng.”

Đọc thêm: FMCG Digital Marketing: Tổng Quan & Ý Tưởng Sáng Tạo Nội Dung

Phân bổ Ngân sách Truyền thông Trực tuyến và Truyền thống theo Khu vực APAC, 2021 – 2023 
(Nguồn: Campaign Asia)

Truyền thông ngoại tuyến đóng góp vào việc ghi nhớ thương hiệu và tạo ra tác động lâu dài, tạo ra những giai điệu quảng cáo quen thuộc và logo nổi tiếng được ăn sâu vào tâm trí tập thể. Kim cho biết: “Nếu digital ads có thể thu hút sự chú ý trong chốc lát, kênh TV và các kênh truyền thông truyền thống khác thường để lại dấu ấn lâu dài trong tâm trí người tiêu dùng, góp phần xây dựng nền tảng vững chắc cho sự liên tưởng đến thương hiệu và tăng trưởng doanh số bền vững.”

Tại các thị trường như Australia và New Zealand – những nơi có lối sống ngoài trời rất phổ biến, ông Kim nhấn mạnh: “Billboards lại đặc biệt hiệu quả vì nó dễ thu hút sự chú ý của tệp khách hàng thường xuyên đi ra ngoài.”

Một trong những lợi thế lớn nhất của các kênh truyền thông truyền thống chính là vai trò thiết yếu của nó trong các chiến lược bán hàng đa kênh (Omnichannels). Ông Kim nói thêm: “Sự kết hợp giữa truyền thông truyền thống và kỹ thuật số giúp nâng cao hành trình của khách hàng, dẫn dắt người tiêu dùng từ giai đoạn Nhận thức (Awareness) đến Cân nhắc (Consideration) và cuối cùng là Mua hàng (Purchase).

Nếu các kênh truyền thông kỹ thuật số có thể cung cấp các chỉ số hiệu suất chính xác, thì các kênh truyền thông truyền thống lại mang đến giá trị to lớn khác nhờ khả năng tiếp cận các đối tượng đa dạng, tạo ra tác động thương hiệu lâu dài và bổ sung cho các chiến lược kỹ thuật số một cách hiệu quả.”

2. Mở rộng chiến lược truyền thông hỗn hợp (marketing mix)

Các thị trường châu Á – Thái Bình Dương thể hiện khả năng phát triển khác nhau, phản ánh dựa trên các kênh truyền thông mà các khu vực ưu tiên sử dụng để tiếp cận người tiêu dùng. 

Mức độ chi tiêu cho ngành tiêu dùng trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương (Nguồn: Campaign Asia)

Tìm kiếm và hiển thị trên các sàn thương mại điện tử chiếm tỷ lệ chi tiêu thấp nhất trong chiến lược truyền thông hỗn hợp (marketing mix). Tuy nhiên, dự báo cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ đối với các kênh này, nhờ vào sự hiện diện đáng kể của cả các công ty thương mại điện tử nội địa lẫn toàn cầu.

William Ferrell, Trưởng bộ phận Định hướng Khách hàng châu Á – Thái Bình Dương tại Ekimetrics, cho biết: “Sự phát triển của các mạng lưới truyền thông bán lẻ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương được thúc đẩy bởi Amazon, Alibaba, Lazada, Shopee và JD.com, đã tạo ra cơ hội cho các thương hiệu FMCG đầu tư nhiều hơn vào những kênh này, giúp họ dễ dàng tiếp cận khách hàng ngay tại “điểm mua hàng”. Những thương hiệu này có khả năng sẽ chuyển dịch chiến lược truyền thông của họ sang các kênh thương mại điện tử nhiều hơn để tận dụng sự phát triển kỹ thuật số của khu vực và cơ hội nhắm đến đúng sự quan tâm của người tiêu dùng.”

Đọc thêm: FMCG Marketing Mix: Chiến Lược Marketing Cho Sản Phẩm FMCG Theo Mô Hình 6P

3. Khai thác dữ liệu từ nhiều nguồn để xác định các KPIs quan trọng

Việc sở hữu khối lượng dữ liệu ngày càng lớn vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với các marketers FMCG. Dữ liệu mang lại tiềm năng cho việc nhắm khách hàng mục tiêu chính xác hơn và tạo ra những chiến lược marketing sâu sắc, nhưng các marketer lại thường gặp khó khăn trong việc xử lý hiệu quả các thông tin này. 

Ferrell chia sẻ: “Các marketer phải đối mặt với thách thức phân loại các chỉ số quan trọng từ rất nhiều nguồn dữ liệu như thương mại điện tử, mạng xã hội và phản hồi khách hàng.” Một giải pháp tiềm năng cho các bạn là hãy liên kết dữ liệu với mục tiêu kinh doanh. Ferrell khuyến nghị: “Marketer nên tận dụng các công cụ phân tích nâng cao và AI để theo dõi, đo lường và hành động dựa trên những insight thu thập được từ từng nguồn dữ liệu liên quan. Các bạn có thể triển khai các bảng điều khiển thời gian thực (real-time dashboards) để phân loại và lọc dữ liệu, từ đó kể chuyện (storytelling) một cách trực quan.”

Tài liệu từ Ekimetrics chỉ ra rằng các thương hiệu FMCG tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương (APAC) cần linh hoạt và nhạy bén hơn trong việc áp dụng chiến lược bán hàng đa kênh để tối đa hóa ROI. Điều này không chỉ bao gồm sự phối hợp hài hòa giữa các kênh truyền thông truyền thống và kỹ thuật số mà còn là việc tận dụng dữ liệu từ nhiều nguồn. Việc xây dựng các bảng điều khiển thời gian thực sẽ giúp marketer dễ dàng theo dõi, điều chỉnh và đo lường hiệu quả từng chiến dịch. Trong bối cảnh một khu vực đầy sự khác biệt và biến động như khu vực châu Á – Thái Bình Dương, khả năng này sẽ giúp các thương hiệu đẩy mạnh sức cạnh tranh và đáp ứng nhanh chóng nhu cầu thị trường, tạo nền tảng bền vững cho sự phát triển và gia tăng giá trị thương hiệu.

II. Bộ chương trình học marketing bài bản – phù hợp với marketer ngành FMCG

Tuy có thể không được “customized” chuyên biệt dành cho ngành FMCG, tuy nhiên bộ chương trình MARKETING MANAGEMENT tại AIM Academy sở hữu mọi kiến thức, quy trình bài bản mà một marketer ngành FMCG có thể cần:

  • HANDS-ON MARKETING: Lĩnh hội kiến thức marketing cơ bản cùng tư duy nền tảng cho một marketer
  • BRAND MANAGEMENT EXCELLENCE: tiếp cận cơ hội bước vào “brand team” chuyên nghiệp với quy trình xây dựng thương hiệu và quy trình ra mắt sản phẩm mới
  • DATA ANALYTICS FOR MARKETERS: Xóa bỏ nỗi lo “sợ số”, nắm bắt tư duy phân tích dữ liệu dành cho marketing.
  • MARKET RESEARCH: Giải mã sự thật ngầm hiểu (Consumer insights) và diễn giải tình huống nghiên cứu thị trường.
  • ADVANCED MARKETING MANAGEMENT: khóa học marketing cấp quản lý mà bất cứ marketer nào muốn thăng tiến đều không thể bỏ qua!

Ngoài ra, với đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm cùng các case study thực tế, chắc chắn sẽ là sự hỗ trợ đắc lực cho marketer trên hành trình chinh phục ngành FMCG yêu thích!

Điền form đăng ký bên dưới để nhận được tư vấn cụ thể hơn từ AIM bạn nhé!

Nguồn: Campaign Asia

Để cập nhật những thông tin mới nhất về ngành Marketing & Communication, cũng như những case study hay ho, đừng quên truy cập kho tài liệu của AIM nhé!