Học Trái Ngành Có Làm Marketing Được Không?

Với một số công việc đặc biệt như bác sĩ, luật sư, đi xin việc mà không có cái bằng cái cấp thì “xin mời em về luôn cho, nhanh nhanh cái chân lên”. Trong khi đó, ngành Marketing lại tương đối thân thiện với nhân sự trái ngành. Nhưng để chen chân được vào cánh cửa này, cạnh tranh với những đối thủ có background chuẩn ngành hoành tráng, người trái ngành cần trang bị những “vũ khí” gì đây?
Marketing Management

Nội dung bài viết

Với một số công việc đặc biệt như bác sĩ, luật sư, đi xin việc mà không có cái bằng cái cấp thì “xin mời em về luôn cho, nhanh nhanh cái chân lên”. Trong khi đó, ngành Marketing lại tương đối thân thiện với nhân sự trái ngành.

Nhưng để chen chân được vào cánh cửa này, cạnh tranh với những đối thủ có background chuẩn ngành hoành tráng, người trái ngành cần trang bị những “vũ khí” gì đây?

I. Ngành marketing – thân thiện nhưng không dễ dãi

Không phải ai cũng may mắn tìm được đúng ngành học yêu thích và phù hợp với mình từ khi bước vào Đại học. Nếu bạn là sinh viên ngoài ngành hay đang làm việc trong một lĩnh vực khác, nhưng lại có niềm hứng thú đặc biệt với vùng đất marketing, đừng ngần ngại dấn thân và khám phá.

Người trái ngành vẫn hoàn toàn có thể trở thành một marketer giỏi vì những lý do sau đây.

1. Marketing luôn luôn cập nhật

Đối với Marketing, học trên sách vở là chưa đủ vì sở dĩ đây là ngành có tính chất thay đổi cao. Những kiến thức bạn học trong sách vở, tuy có thể ứng dụng được tuy nhiên ít nhiều cũng sẽ phải lỗi thời so với thời gian. 

Nếu bạn là người ham học hỏi, thích sự đổi mới và luôn cập nhật xu hướng mỗi ngày, thì không khó để có thể trở thành một marketer đâu.

2. Marketing đòi hỏi kỹ năng

Kỹ năng là thứ không có trường lớp nào dạy, mà bạn phải tự trau dồi qua quá trình tự học và trải nghiệm thực tế.

Tùy vào vị trí cụ thể mà nó sẽ yêu cầu những kỹ năng khác nhau. Chẳng hạn như nếu muốn nhắm đến vị trí Marketing Executive, bạn phải có khả năng giao tiếp, diễn đạt, phân tích và tổ chức. Nếu muốn trở thành Content Writer thì viết lách phải thạo như ăn cháo, muốn làm Designer thì phải có mắt thẩm mỹ thần sầu và “chơi đùa” được với những phần mềm thiết kế, v.v… 

Có thể nói, các kỹ năng trên là những kỹ năng rèn luyện được. Nhưng để tránh việc bạn sẽ “ngộp” trong thế giới marketing rộng lớn thì hãy tìm hiểu kĩ vai trò cụ thể bạn mong muốn làm và rèn luyện những kỹ năng để phục vụ cho vai trò đó nhé! 

Đọc thêm: Cách Làm Nổi Bật CV Của Marketing Executive

3.  Nhà tuyển dụng vẫn chào đón nhân sự trái ngành

Khi tuyển dụng cho các vị trí liên quan đến marketing, các công ty không quá đặt nặng vấn đề bằng cấp. Dù bạn không có background là một sinh viên đúng chuyên ngành, nhưng nếu bạn có kinh nghiệm hay đáp ứng đủ những kỹ năng cần có thì cơ hội việc làm luôn rộng mở.

Đa số các công ty tại Việt Nam đều có những khóa học, chương trình đào tạo cho nhân viên mới, đặc biệt là những bạn vừa ra trường. Ở AIM cũng có những chương trình đào tạo cho các bạn từ chưa có kinh nghiệm đến những người đã có và muốn trải nghiệm sâu thêm.

Vậy nên đừng sợ mình hoàn toàn không biết gì khi đi làm vì bạn hoàn toàn có thể bổ sung kiến thức của mình qua việc học tập đó.

4. Nhưng marketing không phải là cái “market-chợ”

Tỉ lệ cạnh tranh và đào thải ở ngành Markting rất cao, cũng chính vì thế một khi đã ra thì khó có thể trở lại được

Dù nghe có vẻ rộng mở nhưng marketing không phải là một cái chợ (dù nó có từ market trong đó, hehe). Tỉ lệ cạnh tranh và đào thải ở ngành rất cao, cũng chính vì thế một khi đã ra thì khó có thể trở lại được. Hãy thử tưởng tượng, lúc bạn “chào sân” tạm thời thì lúc này đối thủ của bạn sẽ là anh hào bốn phương, trong ngành lẫn ngoài ngành, muốn chen vào lại thì không dễ dàng tí nào.

Bạn có thể hình dung ngành marketing này là một chiếc cửa có thể mở bằng nhiều chìa, nếu không có chiếc chìa bằng cấp thì bạn phải có những chiếc chìa khác.

Cụ thể thì đó là gì nhỉ?

II. “Đường đi nước bước” của những người làm trái ngành vẫn thành công

Tiếp theo chúng ta hãy đến với chuyên mục người thật, việc thật để củng cố niềm tin nào. Nhiều người trái ngành vẫn có thể trở thành những người làm tiếp thị – truyền thông cực giỏi.

Có thể xem Đại học là con đường thẳng thớm và bằng phẳng nhất, nhưng vẫn còn rất nhiều những “con đường dẫn về thành Rome” khác. Bạn nên tìm hiểu và chọn ra hướng đi phù hợp với khả năng, điều kiện của mình.

1. Chấp nhận làm vị trí thấp để có kinh nghiệm

Anh Bùi Thanh Bình (1990), giám đốc truyền thông MediaZ chi nhánh TP.HCM, từng là một người thi trượt Đại học ngành Marketing.

Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, anh chọn đi học nghề công nghệ thông tin trong 3 năm, sau đó làm cộng tác viên Marketing online cho tập đoàn VNG. Vừa làm vừa tích lũy kinh nghiệm, tự tìm tòi học thêm kiến thức và áp dụng ngay kiến thức đó vào thực tế. Sau một thời gian “lăn lộn”, rèn giũa ở các công ty, anh đã có đủ tự tin để tự làm chủ sự nghiệp của mình.

2. Chủ động tự học bằng nhiều cách

Nhân vật của câu chuyện tiếp theo sẽ là anh Bao Lan Diệu. Với background tưởng chừng rất không liên quan – 1 kỹ sư, nhưng anh lại có một cú rẽ ngang đầy thành công vào con đường Brand Manager.

Lối tư duy tưởng chừng khô khan của một kỹ sư lại trở thành thứ giúp anh có cách nhìn hệ thống và chiến lược trong các chiến dịch truyền thông và bán hàng của mình.

Hiện tại anh là Giám đốc Nhượng quyền của tập đoàn PepsiCo, một vị trí mà cả những người vốn đúng ngành từ đầu cũng phải mơ ước.

Và lời khuyên của anh là, nếu không có trường dạy mình, thì mình phải tự dạy mình theo nhiều cách, tự tìm tòi, hoặc học ở trung tâm. Kể cả bạn là người đã qua trường lớp thì vẫn phải tiếp tục chủ động học mới tiến xa hơn được trong sự nghiệp.

III. Người trái ngành nên học marketing như thế nào, ở đâu?

Nói gì thì nói, không được đào tạo bài bản qua trường lớp, bạn vẫn có một lỗ hổng về kiến thức cần phải được lấp đầy. Nhưng lấp đầy bằng cách nào đây? 

1. Các câu lạc bộ học thuật

Nếu đang là sinh viên thì có thể tham gia những CLB trong và ngoài trường liên quan đến lĩnh vực marketing. Từ một người học trái ngành hoàn toàn xa lạ với tiếp thị – truyền thông, khi sinh hoạt ở CLB, bạn sẽ có cơ hội hiểu rõ hơn về nghề nghiệp mình yêu thích.

Tuy nhiên, vì quy mô của CLB còn nằm trong phạm vi nhà trường – các hoạt động của CLB cũng chỉ “mô phỏng” lại công việc của ngành marketing. Vì thế mà về mặt kiến thức cũng như kinh nghiệm sẽ không thực sự bài bản. Mặc dù vậy, bạn sẽ rèn luyện được một số kĩ năng mềm như lên và thực hiện kế hoạch, giao tiếp, thuyết trình… đồng thời có thêm nhiều mối quan hệ cần thiết cho sau này. CLB cũng tương đối dễ vào và không quá bó buộc hay tốn nhiều thời gian, thích hợp cho các bạn sinh viên năm 1, năm 2.

2. Tham gia các cuộc thi về marketing

Thử sức trong các cuộc thi cũng là một ý kiến hay để bạn thu nhặt kiến thức cũng như trau dồi các kỹ năng cần có của nghề. Bạn sẽ được chỉ bảo, sửa sai từ những người bạn, người cố vấn đồng hành trong cuộc thi đó.

Hiện nay có rất nhiều sân chơi tranh tài dành cho các bạn trẻ yêu thích marketing như Vietnam Young Lions, Cannes Lions, Spikes Asia, Young Marketers…

Tham gia các cuộc thi về Marketing giúp bạn thu nhặt kiến thức và trau dồi các kỹ năng cần có của nghề

3. Đi làm, đi thực tập tại các công ty

Đây là cách rất tốt để bạn trải nghiệm công việc của một marketer thực sự. Bạn sẽ được làm việc với những người thực sự đã có sự am hiểu về ngành marketing. Kinh nghiệm là yếu tố quan trọng đối với mọi ngành nghề, đặc biệt là những ngành cần va chạm thực tế nhiều như tiếp thị, truyền thông.

Cũng chính vì thế mà khi đi thực tập, kiến thức bạn nhận được sẽ thực hơn và có tính ứng dụng cao đối với ngành.

Tuy nhiên, việc đi làm đòi hỏi sự nghiêm túc nhất định, không thoải mái như ở trong CLB. Những bạn còn đang đi học cần biết cách sắp xếp thời gian để đảm bảo cả việc học và làm.

Đọc thêm: Tư duy làm marketing

4. Tự học tại nhà

Phương pháp này dành cho những người có ít thời gian, chỉ có thể tự mày mò, nghiên cứu tại nhà. Một số kênh và nguồn tài liệu bạn có thể tham khảo:

  • Sách: Principles of Marketing (Philip Kotler), Marketing Insight From A to Z (Philip Kotler), Differentiate or Die (Jack Trout – Steve Rivkin)…
  • Blog, website: Marketing Land, Marketo Blog, MailChimp Blog, Advertising Vietnam, Brands Vietnam, AIM Academy…
  • Mạng xã hội và diễn đàn.
  • Các buổi coffee talk, seminar hay workshop để nghe các diễn giả chia sẻ về các vấn đề trong ngành.

Nhưng dù sao đi nữa, bạn sẽ rất khó hệ thống kiến thức khi tự học, thường rơi vào tình trạng học xong quên ngay. Bạn cũng phải đảm bảo mình đủ “tự giác” để học nữa.

5. Tham gia các khóa học marketing ngắn hạn 

Những kiến thức bạn học từ sách báo, sự kiện hay từ thực tế đi làm vẫn tương đối rộng và rời rạc, nhiều khi sẽ cảm thấy như biết rất nhiều nhưng thực ra chẳng biết gì.

Bạn cần nắm được những khái niệm căn bản, một framework vững chắc. Từ đó bạn mới hiểu được nguyên lý, bản chất của vấn đề, tại sao phải làm thế này, tại sao không nên làm thế kia.

Một khóa marketing ngắn hạn sẽ cho bạn những kiến thức cô đọng nhất, nhưng một lộ trình học bài bản từ cơ bản đến nâng cao, được thiết kế dành riêng cho nhu cầu của người trái ngành sẽ lấp đầy những lỗ hổng còn tồn tại và cho bạn cái nhìn rõ ràng hơn về ngành, về những điều mà trước đây chưa ai dạy cho bạn. 

Nếu bạn trái ngành đã sẵn sàng để bắt đầu chinh phục Marketing & Communication theo cách bài bản nhất, hãy bắt tay vào lộ trình học kéo dài 9 tháng cùng AIM Academy với 3 chương trình dành cho 3 nhu cầu khác nhau: 

CHƯƠNG TRÌNH HỌC MARKETING MANAGEMENT: Lộ trình 9 tháng từ tay mơ thành thiện chiến cho vị trí “Brand thủ” bao gồm các khóa học:

  • HANDS-ON MARKETING
  • BRAND MANAGEMENT EXCELLENCE
  • MARKETING FOR MICRO-SMALL-MEDIUM ENTERPRISES & STARTUPS
  • DATA ANALYTICS FOR MARKETERS
  • MARKET RESEARCH

CHƯƠNG TRÌNH HỌC CREATIVE COMMUNICATION: Lộ trình giúp bạn tự tin khác biệt và trở thành đối thủ đáng gờm trong thế giới sáng tạo đầy khốc liệt tại các agency. Chương trình bao gồm các khóa học:

  • CREATIVE IDEAS
  • STRATEGIC COMMUNICATION PLANNING
  • CONTENT MARKETING
  • EVENT & ACTIVATION MANAGEMENT
  • MODERN PR

CHƯƠNG TRÌNH HỌC DIGITAL MARKETING: Lộ trình học digital cùng với chuyên gia để trở thành một Digital Marketer chuyên nghiệp. Chương trình học bao gồm các khóa học:

  • DIGITAL PLATFORM MANAGEMENT
  • FACEBOOK MARKETING
  • GOOGLE ADS ALL IN ONE
  • PERFORMANCE DIGITAL MARKETING
  • SOCIAL COMMERCE & ECOMMERCE
  • DIGITAL PLANNING

Hơn hết, những quyền lợi đặc biệt mà chỉ có học viên tốt nghiệp các chương trình học tại AIM Academy mới có được bao gồm: 

  • Nhận chứng chỉ chuyên nghiệp được chứng nhận bởi Cannes Lions – Chuẩn mực cao nhất toàn cầu về Marketing & Communication 
  • Được tiếp cận hệ thống kiến thức toàn diện và được dẫn dắt bởi các chuyên gia uy tín trong ngành 
  • Được giới thiệu việc làm tại các brand và agency lớn trong ngành

Để lại thông tin để nhận tư vấn trực tiếp từ AIM Academy.