8 Chiến Thuật Digital Marketing Dành Cho Doanh Nghiệp Nhỏ

Nghe nói digital marketing là cái gì hay lắm, thấy thiên hạ ai ai cũng làm. Nhưng doanh nghiệp nhà mình nhỏ, ít tiền, làm gì cũng phải thận trọng, cân nhắc chứ không đua đòi theo người ta được. Liệu sân chơi digital có chỗ dành cho các doanh nghiệp nhỏ hay không? Họ có thể tiếp cận bằng cách nào?
Digital Marketing

Nội dung bài viết

Nghe nói digital marketing là cái gì hay lắm, thấy thiên hạ ai ai cũng làm. Nhưng doanh nghiệp nhà mình nhỏ, ít tiền, làm gì cũng phải thận trọng chứ không đua đòi theo người ta được. Vậy liệu rằng sân chơi digital có chỗ dành cho các doanh nghiệp nhỏ hay không? Họ có thể tiếp cận bằng cách nào?

I. Chiến thuật #1: Tạo nội dung tăng chia sẻ

Bạn không có nhiều tiền để làm những chiến dịch rầm rộ gây sự chú ý? Hãy chiếm lấy cảm tình khách hàng bằng “tấm lòng” của bạn.

Nghĩa là gì? Bạn tạo ra những nội dung có giá trị đối với khách hàng/khách hàng tiềm năng, giúp họ giải quyết một vấn đề nào đó, khiến họ bị thu hút và tự động chia sẻ giúp bạn.

Một content lý tưởng phải đạt được 2 mục đích:

  • Giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu tiếp thị và phát triển phạm vi
  • Giúp khán giả của bạn nhận được những thông tin họ cần và quan tâm
chiến thuật tạo mối liên hệ giữa điều bạn muốn truyền tải và điều người dùng quan tâm

Để có được một mũi content bắn 2 đích như thế này không phải chuyện đơn giản. Bạn có một số gợi ý:

  • Tạo ra nội dung mang lại phản ứng cảm xúc từ khán giả. Trong rất nhiều trường hợp họ chia sẻ nội dung vì yếu tố cảm xúc.
  • “Soi” xem đối thủ của bạn đang có những nội dung nào đạt hiệu quả và học hỏi một cách chọn lọc.
  • Tạo nội dung hữu ích để khán giả chia sẻ với mục đích giúp đỡ những người khác.
  • Kể một câu chuyện tạo được sự đồng cảm với đối tượng khán giả của bạn. Nói cách khác là đánh trúng insight.

II. Chiến thuật #2: Tối ưu marketing cả trên mobile và desktop

Nhiều chủ doanh nghiệp nhỏ không quan tâm lắm đến sự khác biệt giữa marketing trên mobile và desktop. Tuy nhiên, nếu bạn muốn phát huy tối đa khả năng về digital marketing, tăng tỉ lệ chuyển đổi thì không được bỏ qua 1 trong 2 hình thức trên.

digital marketing phải biết được sự khác biệt giữa marketing trên mobile và desktop

1. Đối với desktop

Bạn cần tập trung cải thiện trải nghiệm người dùng, để họ không chỉ ở lại trên trang lâu hơn mà còn thực hiện hành động mà bạn mong muốn. Theo dõi cách mọi người sử dụng trang web của bạn, những pages nào được xem nhiều nhất. Đừng quên sử dụng những công cụ phân tích website này.

2. Đối với mobile

Xu hướng lướt web bằng điện thoại di động ngày càng phổ biến. Lượt truy cập trên mobile và tablet chiếm đến 57% traffic. Vì thế bạn đừng quên làm cho trang web thân thiện với giao diện mobile, không chỉ là về thiết kế, mà còn về trải nghiệm tổng thể và mức độ chuyển đổi của nó.

III. Chiến thuật #3: Tập trung vào organic social media

bảng xếp hạng các kênh social media được các doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất năm 2019

Trong thời buổi này, social media đang là một sân chơi nhộn nhịp đến mức ai vắng mặt, người đó thiệt.

Nếu khách hàng tiềm năng không nhận thấy sự hiện diện của bạn trên social media, họ thường có khả năng sa vào vòng tay các đối thủ. Do đó, doanh nghiệp lớn hay nhỏ, thuộc ngành nghề nào đi nữa thì cũng hãy cố gắng chen chân vào mảnh đất này.

Nếu các đại gia chọn cách vung tiền cho quảng cáo (paid) thì doanh nghiệp với ngân sách khiêm tốn hãy chọn con đường tăng trưởng tự nhiên (organic). Tất nhiên, không có tiền thì bạn phải tốn nhiều thời gian và công sức hơn để xây dựng nội dung. Nhưng lợi ích bạn đạt được là gì?

  • Dần dần cải thiện phạm vi ảnh hưởng mà không tốn nhiều tiền.
  • Tạo được niềm tin hơn với khách hàng tiềm năng. Một trang có nhiều lượt thích, lượt chia sẻ tự nhiên thay vì phải chạy quảng cáo sẽ hấp dẫn và đáng tin hơn trong mắt người dùng.
  • Khi có người tương tác với nội dung của bạn thì bạn bè/người theo dõi của họ sẽ nhìn thấy. Điều này giúp bạn tiếp cận được nhiều đối tượng hơn.

Một điều quan trọng nữa là có rất nhiều các phương tiện truyền thông xã hội. Hãy tìm xem khách hàng tiềm năng của bạn thường lui tới những nơi nào để biết địa bàn mà “thả thính” cho chuẩn.

IV. Chiến thuật #4: Tận dụng sức mạnh của webinars

tận dụng sức mạnh của webinars có thể giúp bạn tăng độ tiếp cận, tăng leads, và tăng sales

Webinar là một hội thảo video trực tuyến, kết nối doanh nghiệp của bạn với khán giả ở mọi nơi. Người ta sử dụng nó để trình bày và thảo luận.

Mặc dù thông tin được truyền tải trong webinar không khác gì trong một video thông thường. Nhưng nó bắt đầu và kết thúc ở một thời điểm nhất định nên tạo cảm giác khan hiếm, người xem phải chờ đợi để xem. Và webinar thường có phần hỏi đáp để khán giả có thể trao đổi trực tiếp với người trình bày.

Thực hiện webinar hiệu quả sẽ giúp bạn:

  • Kết nối và tương tác với khán giả trong thời gian thực.
  • Giải đáp những câu hỏi, vấn đề mà khán giả của bạn đang gặp phải.
  • Mang đến giá trị đích thực cho khán giả.
  • Định vị thương hiệu của bạn như một chuyên gia trong ngành đáng tin cậy.
  • Thực hiện được mục tiêu bán hàng.
  • Tìm được nguồn leads (khách hàng tiềm năng) chất lượng và tạo mối quan hệ với họ.

Nói chung, dù bạn đang kinh doanh ngành nghề nào, webinar cũng có thể giúp bạn tăng độ tiếp cận, tăng leads và tăng sales.

V. Chiến thuật #5: Thường xuyên chạy A/B testing

phương pháp split testing so sánh 2 đối tượng xem cái nào hiệu quả hơn

A/B testing hay còn gọi là split testing là phương pháp so sánh 2 đối tượng A và B trong cùng một điều kiện, một môi trường xem cái nào hiệu quả hơn. Trong đó, A và B có thể là giao diện web, nội dung quảng cáo, banner, email…

Những doanh nghiệp thường xuyên kiểm tra mọi thứ, từ các yếu tố nhỏ nhất đến lớn nhất, sẽ có những lợi thế cạnh tranh nhất định so với các đối thủ chỉ làm theo phỏng đoán. Để tiết kiệm ngân sách, hãy thực hiện thói quen thử nghiệm ngay từ đầu.

Ví dụ như thay đổi một tiêu đề, một nút call-to-action sẽ giúp bạn mang lại tỷ lệ chuyển đổi cao hơn. Nhưng bạn sẽ không thể biết cái nào hiệu quả hơn nếu như bạn không test đúng không nào?

Đọc thêm: 8 Kỹ Thuật Nghiên Cứu Thị Trường Ít Tốn Kém Cho Doanh Nghiệp Nhỏ

VI. Chiến thuật #6: Thiết kế web tập trung vào tăng chuyển đổi

thiết kế web tập trung vào tăng chuyển đổi - thiết kế một trang web lý tưởng với giao diện thân thiện, màu sắc hài hòa

Bạn chỉ tập trung tăng chuyển đổi qua việc chạy quảng cáo Facebook, gửi email mà bỏ qua trang web. Đó là bạn đang lãng phí tiền.

Một website chuyên nghiệp, thẩm mỹ, thu hút sẽ giúp bạn có được nhiều khách hàng hơn so với đối thủ cạnh tranh. Đó là ngôi nhà online của bạn. Muốn trò chuyện, tương tác hay mời chào ai mua hàng thì trước hết bạn phải làm cho người ta đến nhà của bạn cái đã.

Lưu ý những thủ thuật này để có một website lý tưởng:

  • Đặt nút call-to-action ở vị trí thích hợp. Có thể thực hiện A/B testing để biết đặt ở dưới cùng hay phần trên của trang sẽ hiệu quả hơn.
  • Thiết kế giao diện của trang web thân thiện với người dùng hết mức có thể.
  • Ưu tiên phong cách thiết kế đơn giản để không làm người truy cập bị… choáng ngợp như đang lạc lối trong mê cung. Thiết kế web mà nhồi nhét quá nhiều yếu tố chỉ khiến khách truy cập muốn “bỏ của chạy lấy người”, dẫn đến tỉ lệ thoát (bounce rate) cao và tỉ lệ chuyển đổi (conversion rate) thấp.
  • Đừng bỏ qua tầm quan trọng của việc lựa chọn màu sắc. Màu sắc đóng vai trò chính trong xây dựng nhận diện thương hiệu và cải thiện chuyển đổi. Hãy chọn những màu thu hút nhưng cũng đừng gây nhức mắt, khó chịu.

VII. Chiến thuật #7: Khiến cho cộng đồng nói tốt về bạn

xin đánh giá sản phẩm từ khách hàng, khuyến khích review tích cực về thương hiệu trên digital

Có một sản phẩm chất lượng và một trang web chuyên nghiệp sẽ giúp bạn thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng. Nhưng để chiếm được lòng tin và biến họ thành khách hàng trung thành thì bạn sẽ cần nhiều hơn thế.

Người dùng hiện nay sẽ không dễ dàng chi tiền mua một sản phẩm nào khi chưa “nghe ngóng” ý kiến, phản hồi từ những người dùng khác.

Đó là lý do tại sao các nhà bán lẻ lớn như Amazon hay Walmart rất tập trung vào phần review sản phẩm trên website của họ. Các doanh nghiệp nhỏ cũng có thể tận dụng sức mạnh của đánh giá cộng đồng để có thêm khách hàng vì nhiều lý do:

  • Các đánh giá, review bằng văn bản, âm thanh hay video sẽ làm cho sản phẩm, dịch vụ của bạn trông đáng tin cậy hơn so với quảng cáo bán hàng.
  • Đánh giá từ người dùng có thể làm tăng hiệu quả SEO của bạn. Khi khách hàng tiềm năng thấy những review trông đáng tin, họ sẽ chủ động vào liên kết của bạn khi tìm kiếm trên Google.
  • Khi bạn liên hệ để xin đánh giá từ những khách hàng đã mua hàng, họ sẽ cảm giác như mình được “chăm sóc”, củng cố thêm mối quan hệ của doanh nghiệp và khách hàng.

VIII. Chiến thuật #8: Lập danh sách email khách hàng tiềm năng

Email marketing là một kênh tiếp thị ngon-bổ-rẻ dành cho các doanh nghiệp nhỏ.

Digital marketing không chỉ là việc kéo thêm được nhiều khách hàng mới (với chi phí khá cao), mà còn là xây dựng mối quan hệ với khách hàng hiện tại để có thêm nhiều doanh số hơn.

Nếu doanh nghiệp của bạn đã hoạt động được một thời gian, bạn sẽ có được thông tin liên lạc của một nhóm khách hàng. Hãy tận dụng email marketing để kết nối với những khách hàng đã có, chăm sóc, cung cấp cho họ những giá trị theo thời gian và gửi cho họ thông tin ưu đãi để tăng khả năng họ quay lại mua hàng hoặc giới thiệu cho bạn bè.

Những lý do bạn không nên bỏ qua email marketing trong chiến lược digital marketing dành cho doanh nghiệp nhỏ:

1. Tăng uy tín

Ai lại thích người lạ hơn người quen cơ chứ? Đã quen rồi mà còn được liên tục chăm sóc, cung cấp thông tin hữu ích, thì nếu lần sau có nhu cầu, khả năng cao là khách hàng sẽ nghĩ đến bạn thay vì những đối thủ khác.

2. Xây dựng thương hiệu

Khi đã có chỗ đứng trong lòng khách hàng hiện tại thì họ sẽ dễ dàng chia sẻ, giới thiệu bạn với những người khác, từ đó tăng được lượng khách hàng tiềm năng.

3. Tăng traffic về website

Viết bài blog lên mà sợ không ai đọc? Ra mắt sản phẩm mà sợ không ai biết? Hãy gửi email đến khách hàng. Họ thì được cập nhật thông tin, mình thì tăng traffic, lợi cả đôi đường.

Tóm lại, với một túi tiền chẳng nhiều nhặn gì, bạn vẫn có thể làm digital marketing bằng những chiến thuật được gợi ý như trên.

Chắc hẳn bạn cũng không muốn bỏ qua bài viết về các hình thức Marketing 0 đồng để biết doanh nghiệp mình phù hợp với hình thức nào. Doanh nghiệp vừa, nhỏ cũng như startup cần học cách làm đúng ngay từ đầu để đặt nền móng cho sự phát triển bền vững sau này.

Đặc biệt, để hiểu được tất cả nền tảng digital để chiến thuật marketing hiệu quả, chủ doanh nghiệp cần hiểu nền tảng, nắm vững touchpoints và trải nghiệm người dùng trên từng kênh khác nhau.

Tham khảo ngay khoá học DIGITAL PLATFORM MANAGEMENT để nắm được toàn diện kiến thức digital marketing từ các nền tảng digital, đến media, nội dung, website, và ecommerce từ đó đưa doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ.

Điền form đăng ký ngay để AIM tư vấn chi tiết hơn cho bạn!