Big Idea Là Gì - Nắm Vững 4 Bước Xây Dựng Big Idea Chìa Khóa Làm Nên Thương Hiệu

Để triển khai big idea thành công, bạn cần phải chuẩn bị một kế hoạch và phương pháp thích hợp để đưa ý tưởng của mình đến với khách hàng. Dưới đây là 4 bước giúp các marketer dễ dàng hơn trong việc nghĩ ra một big idea, tạo ra chiến dịch quảng cáo độc đáo và ấn tượng
Creative Communication

Nội dung bài viết

Để triển khai big idea thành công, bạn cần phải chuẩn bị một kế hoạch và phương pháp thích hợp để đưa ý tưởng của mình đến với khách hàng. Dưới đây là 4 bước giúp các marketer dễ dàng hơn trong việc nghĩ ra một big idea, tạo ra chiến dịch quảng cáo độc đáo và ấn tượng 

I. Big idea là gì?

Big idea có thể là thông điệp, hình ảnh, sản phẩm hoặc dịch vụ tạo ra giá trị cho khách hàng và khác biệt

Big idea có thể là một thông điệp, một hình ảnh, một sản phẩm hoặc một dịch vụ tạo ra giá trị cho khách hàng và khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh, giúp thương hiệu của bạn nổi bật trong đám đông và tạo ra ấn tượng mạnh mẽ trong tâm trí khách hàng.

Big idea phải nói lên được ý nghĩa của chiến dịch, trả lời cho câu hỏi “thương hiệu đó họ là ai, chiến dịch này nhằm mục đích gì?”

Big idea – 2 từ tuy đơn giản nhưng là tiền đề để phát triển chiến lược marketing và quảng cáo, giúp thương hiệu trở nên nổi bật trước nhiều đối thủ cạnh tranh. Nghĩ ra một big idea không phải là điều dễ dàng, thậm chí đây là một thách thức đối với nhiều người, nhất là khi thị trường đã trở nên khốc liệt và phức tạp hơn.

Tiêu chí để có một big idea lý tưởng

  • Chiến lược: giải quyết vấn đề mục tiêu lớn, khái quát và có định hướng dài hơi của thương hiệu.
  • Kết nối: cuộc sống, lối sống, nhu cầu, cảm xúc lý trí của người tiêu dùng.
  • Tôi là ai?: Nói lên được cá tính, quan điểm triết lý, lời cam kết, lợi ích, giá trị và sự khác biệt của một thương hiệu.

Tất cả những big idea đều dùng để làm tiền đề cho những hoạt động chiến dịch sau này và tất cả mọi hoạt động đều phải xoanh quanh big idea đó.

II. 4 bước xây dựng Big idea

4 bước xây dựng Big idea cho thương hiệu

1. Nghiên cứu Brief

Nghiên cứu brief là quá trình thu thập thông tin về khách hàng, sản phẩm, thị trường và đối thủ cạnh tranh để đưa ra một big idea phù hợp và hiệu quả. Các bước nghiên cứu brief thường bao gồm:

Xác định mục tiêu: Xác định mục tiêu của chiến dịch marketing là gì, ví dụ như tăng doanh số, tăng nhận thức thương hiệu,…

Xác định đối tượng khách hàng: Dựa trên độ tuổi, giới tính, sở thích, thói quen, giá trị và nhu cầu của họ

Tìm hiểu về sản phẩm hoặc dịch vụ: Bao gồm các đặc điểm, ưu điểm, nhược điểm và giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ

Tìm hiểu về thị trường: Nghiên cứu về thị trường, bao gồm kích thước, tốc độ tăng trưởng, xu hướng và tiềm năng của thị trường

Tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh: Bao gồm các sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ cung cấp, điểm mạnh và điểm yếu của họ và chiến lược marketing của họ.

Nghiên cứu brief là quá trình thu thập thông tin về khách hàng, sản phẩm, thị trường và đối thủ cạnh tranh

2. Khám phá insight khách hàng

Big idea thực chất là sợi dây kết nối giữa người tiêu dùng và nhãn hàng, trả lời những câu hỏi mà người tiêu dùng đang gặp phải. Do đó, để có big idea “hút hồn” thì phải bắt đầu với một insight “chạm đáy”. 

Vẽ chân dung khách hàng: Thông qua nhân khẩu học (giới tính, độ tuổi, thu nhập, văn hóa,..); vị trí địa lý (nông thôn hay thành thị); tâm lý học (lối sống, tầng lớp xã hội, cá tính…) và hành vi (quan niệm, thái độ, sở thích, thói quen,…)

Tìm kiếm thông tin và dữ liệu để đo lường người dùng sử dụng ngành hàng, từ đó biết được xu hướng khách hàng mục tiêu. Bằng cách sử dụng công cụ phân tích ( Google Analytics, Mixpanel hay Amplitude) mua dữ liệu, quan sát người dùng.

Tập trung vào cảm xúc và suy nghĩ của khách hàng: sử dụng mô hình 3C Truth, Truth – Tension – Motivation,… để tìm insight

Đọc thêm: Insight là gì? 3 cách định nghĩa về insight

để có big idea hút hồn thì phải bắt đầu với một insight chạm đáy

3. Kết nối thương hiệu

Kết nối thương hiệu trong big idea giúp tạo ra các chiến dịch quảng cáo độc đáo, gây ấn tượng và tăng cường giá trị thương hiệu, giúp thương hiệu tạo được sự khác biệt và thu hút sự chú ý của khách hàng.

  • Nghiên cứu thị trường và đối tượng khách hàng để hiểu rõ hơn về nhu cầu, sở thích và tâm lý của khách hàng.
  • Xác định giá trị cốt lõi của thương hiệu và các thông điệp quảng cáo.
  • Liên kết những điểm chung của thương hiệu và người tiêu dùng, biết được những trăn trở của khách hàng mục tiêu để tung ra sản phẩm/ chiến dịch đáp ứng nhu cầu của họ
Kết nối thương hiệu trong big idea giúp tạo ra các chiến dịch quảng cáo độc đáo

4. Lên kế hoạch cụ thể

Xác định các yếu tố kết nối big idea như tên gọi, câu chuyện, ý nghĩa, kênh quảng bá giới thiệu. Xác định thông điệp quan trọng (key message) để giải quyết vấn đề của khách hàng và giúp công chúng ghi nhớ điểm nổi bật của big idea. Key message cần vừa đánh được vào tâm lý của khách hàng lại vừa đúng với tính chất, màu sắc của sản phẩm, thương hiệu.

Lên kế hoạch cụ thể để triển khai big idea trong chiến dịch

AIM tặng bạn ebook miễn phí, tải ngay: Giải Mã Insight – “Tri kỉ” của marketer

III. Ví dụ case study OMO – Dirt Is Good

Trắng sáng, sạch đẹp là câu chuyện đã được “ra rả” trên truyền thông từ các thương hiệu khác. Đã đến lúc Omo phải làm gì đó khác biệt hơn. Và big idea “Dirt Is Good” là một câu trả lời.

Họ đã khám phá ra một insight của các bà mẹ đó là muốn cho con chơi, nghịch đất nhưng lại sợ quần áo lấm bẩn, nếu không cho chơi thì bé thiếu đi trải nghiệm và đặc biệt là không phát triển như “con nhà người ta”.

“Bẩn” ở đây không theo định kiến xã hội là một việc gì đó đem lại sự tiêu cực luôn tồn tại bấy giờ. “Bẩn là Tốt” theo góc nhìn OMO giúp ích cho sự phát triển và khám phá thế giới của trẻ. 

Từ big idea “Dirt Is Good” thương hiệu đã triển khai những campaign với các execution idea/content khác nhau trên đa nền tảng từ offline đến online bao gồm: print ads, TVC, event, activation, OOH, viral clip,… dựa trên khung có sẵn của concept đề ra.

Big idea này đã đem về cho họ rất nhiều kết quả tốt, điển hình là:

  • Doanh số bán hàng tại Châu Á tăng gấp 10 lần.
  • Tăng top of mind, tăng brand awareness, tăng brand loyalty. 
  • Làm thay đổi suy nghĩ và hành vi của khách hàng.
  • Ảnh hưởng tích cực đển văn hóa khu vực châu Á trong khía cạnh nuôi dạy trẻ.

Những idea độc lạ này là kết quả của quá trình quan sát hành vi, đào insight, từ đó triển khai thành các Big Idea, Communication Idea thú vị. Quá trình này đòi hỏi một tư duy sáng tạo có chiến lược, đây chính là điều mà khoá học CREATIVE IDEAS có thể dạy cho bạn.

Khóa học nền tảng về tư duy sáng tạo đặc thù của ngành Marketing & Communication, được thiết kế và dẫn dắt bởi những giám đốc sáng tạo (creative director) kỳ cựu tại Việt Nam.

  • Nắm vững bản chất của sáng tạo trong quảng cáo (advertising) là xuất phát từ chiến lược và phục vụ cho mục đích kinh doanh.
  • Nắm bắt quy trình brainstorm ideas đi từ USP (unique selling points) của sản phẩm và insight khách hàng mục tiêu; đồng thời xây dựng “ngân hàng ý tưởng sáng tạo” tương ứng với đa dạng loại hình quảng cáo.
  • Thực hành xuyên suốt khóa học và ngay tại lớp để nhận được ý kiến đóng góp từ giảng viên.
  • Bài tốt nghiệp cuối khoá tạo điều kiện cho học viên thể hiện khả năng phát triển ý tưởng với nhiều loại hình khác nhau, từ đó đặt để vào portfolio phục vụ cho việc ứng tuyển việc làm.
  • Kết nối tuyển dụng, giới thiệu cơ hội việc làm.

Điền form đăng ký ngay để AIM tư vấn chi tiết hơn cho bạn!