Xây Dựng Thương Hiệu Trong Thời Đại Digital: Nói Ít, Làm Nhiều

Digital giúp cho việc truyền tải thông điệp của thương hiệu hiệu quả hơn. Tuy nhiên, không có nhiều người làm brand thực sự tận dụng được sức mạnh của kênh truyền thông này. Tại AIM, khoá Brand Management Excellence giúp bạn thấu hiểu quy trình xây dựng thương hiệu chuyên sâu. Với các nội dung trải dài từ lên kế hoạch tới triển khai, các giảng viên đến từ CJ, X-men for Boss, khoá học cập nhật cách làm thương hiệu chuẩn từ các tập đoàn lớn nhưng vẫn khả dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đăng ký ngay từ hôm nay tại đây.
Digital Marketing

Nội dung bài viết

Đâu là cốt lõi trong xây dựng thương hiệu? Liệu điều đó có bị thay đổi khi công nghệ lên ngôi và digital ngày càng trở thành một kênh/nền tảng quan trọng?

Nói về chủ đề này, ‘kho tài liệu’ Think with Google đã có một buổi phỏng vấn với Chief Strategy Officer của Goodby, Silverstein and Partners – ông Gareth Kay. ‘Vì sao thương hiệu nên dừng tung hô bản thân và thoát khỏi lối mòn khi làm branding?’ AIM sẽ tóm gọn cho bạn thông qua bài viết này.

I. Điều gì là cốt lõi trong xây dựng thương hiệu ở thời kỳ ‘đồ số’?

 Điều gì là cốt lõi trong xây dựng thương hiệu ở thời kỳ ‘đồ số’?

Nói về xây dựng thương hiệu, có một điều chưa bao giờ thay đổi kể từ thời kỳ ‘đồ đá’ đến ‘đồ số’. Đó chính là story-telling.

Nói cách khác, chính là cách brand kể câu chuyện của riêng mình. Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ dẫn tới sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng và giải trí của con người, cách kể chuyện của brand cũng khác đi rất nhiều.

Ở thời kỳ sơ khai của digital, hành vi trên digital chỉ dừng lại ở chuyện lưu trữ thông tin và lấy về nhiều nhất có thể. Dần dần, nhờ có Internet và đặc biệt là sự xuất hiện của social platform, văn hoá ‘download’ dần nhường chỗ cho ‘upload’.

Thay vì thu thập và tiếp nhận, chúng ta có nhu cầu chia sẻ, thể hiện chính mình nhiều hơn. Đây chính là nguyên nhân gốc rễ dẫn tới sự thay đổi trong cách brand kể câu chuyện của mình.

Có thể nói, truyền thông thương hiệu với phong cách ‘cắt ngang’ và lặp đi lặp lại tính năng sản phẩm giờ đã không còn phù hợp nhất là trong bối cảnh truyền thông hai chiều như hiện nay.

Đặc biệt hơn, khi người dùng có khả năng tự ‘lùng kiếm’ thông tin và làm bất cứ điều gì mình thích trên digital, mối quan tâm của họ dành cho brand lại càng thấp hơn. Điều này đặt ra áp lực cho các brand manager trong trận chiến chiếm lấy tâm trí của người dùng – vốn có nhiều mối quan tâm hay ho hơn thương hiệu.

Theo thống kê của Havas Media, 60% nội dung brand sản xuất ra chỉ là một đống ‘lùng bùng’ mà người dùng đếch quan tâm. Đã đến lúc brand tập trung vào việc xây dựng những giá trị thực thay vì ‘gào lên’ mình tốt thế này thế kia.

Bớt nói về cái tôi có mà hãy tập trung vào nói cái tôi có thể làm được: Story-telling by Doing.

II. Thương hiệu và bài toán cân bằng trong truyền thông

Thương hiệu và bài toán cân bằng trong truyền thông

Chúng ta đều biết rằng người tiêu dùng có ảnh hưởng lớn tới cách thương hiệu truyền thông. Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại. Thương hiệu cần chỉ rõ giá trị nào họ theo đuổi, đây là thứ tạo nên sự rõ ràng và nhất quán trong truyền thông. Làm sao để thương hiệu cân bằng giữa chuyện chạy theo người dùng và giữ được bản sắc của mình?

Chuyện người tiêu dùng muốn ‘yêu mù quáng’ về một brand đã xưa lắm rồi.

Tuy nhiên, trong kỷ nguyên của tương tác hai chiều, khách hàng của chúng ta vẫn muốn giữ một mối liên hệ nhất định với thương hiệu. Và những cái nếu ‘ra đời’:

Nếu những thứ brand nhìn được vượt qua những thứ brand vẫn đang nói hằng ngày (như cách Dove đã làm với chiến dịch đỉnh cao Real Beauty);

Nếu brand quan tâm (thực sự) tới những vấn đề mà người tiêu dùng đang đối mặt và trở thành mối quan tâm trong cuộc sống, thu hút họ bằng chính ‘ngôn ngữ’ của họ.

Trở thành chiếc cầu nối giữa cái bạn có và thứ họ quan tâm – đó các cách brand cân bằng giữa thời đại đầy bất ổn như hiện nay. Đây chẳng phải là kết luận mang tính phát kiến gì lớn lao. Đơn giản, chúng ta cần đặt khách hàng làm trọng tâm và từ đó trả lời những câu hỏi như:

  • Tôi sẽ dùng digital ra sao để tăng giá trị cho sản phẩm?
  • Tôi có thể rút ngắn thời gian mua hàng không?
  • Sản phẩm của tôi có dễ dàng mua chưa?

III. Bài toán social media được thương hiệu nhìn nhận ra sao?

Bài toán social media được thương hiệu nhìn nhận ra sao?

Social media là ‘mảnh đất’ tập trung lượng người dùng đông đảo với những platform không còn xa lạ như Facebook, Instagram, Youtube, … mà người làm thương hiệu không thể ngó lơ.

Một trong những đặc điểm nổi bật của social media là tính lan truyền, từ đó có những thuật ngữ ra đời như ‘viral clip’.

Nội dung phải hay thì mới đủ sức lan truyền, điều đó đặt ra thách thức cho brand là việc ‘mải mê’ chạy theo trend có là yếu tố sống còn để brand ‘lao đầu’ vào?

Điển hình là Biti’s Hunter cho ‘ra lò’ phiên bản giày cá tính ngay sau MV ‘Chạy ngay đi’ cực hot của Sơn Tùng M-TP; nhưng nếu bạn là một chủ shop bán giày văn phòng thì việc chạy theo trend đó có là phù hợp?

Ở một góc nhìn khác, ‘gãi’ đúng chỗ thì hết ‘ngứa’, brand chọn đúng kênh social để truyền thông thì khách hàng được tiếp nhận brand trọn vẹn nhất.

Liệu brand có thể dùng ‘tone of voice’ linh hoạt để khớp với ‘tone of voice’ khách hàng mà vẫn giữ được ‘bản sắc’ cho thương hiệu?

Là một người làm brand chuyên nghiệp, bạn cần hiểu rõ đặc điểm của social media để tạo ra những hoạt động marketing – truyền thông phù hợp. Bên cạnh đó, bạn cũng phải nắm rõ bản chất của việc làm thương hiệu để không bị ‘lạc lối’ giữa các trào lưu của người tiêu dùng.

Digital giúp cho việc truyền tải thông điệp của thương hiệu hiệu quả hơn. Tuy nhiên, không có nhiều người làm brand thực sự tận dụng được sức mạnh của kênh truyền thông này.

Tại AIM, khoá BRAND MANAGEMENT EXCELLENCE giúp bạn thấu hiểu quy trình xây dựng thương hiệu chuyên sâu. Với các nội dung trải dài từ lên kế hoạch tới triển khai, các giảng viên đến từ CJ, X-men for Boss, khoá học cập nhật cách làm thương hiệu chuẩn từ các tập đoàn lớn nhưng vẫn khả dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. 

Điền form đăng ký ngay để AIM tư vấn chi tiết cho bạn!