AIM vừa cập nhật những ebook mới! Tải ngay nhé!

Xem ngay
Đăng nhập VI EN

logo logo

Elearning
VI EN

STRATEGIC COMMUNICATION PLANNING

Thực hành tư duy chiến lược truyền thông cùng các planners

  • 0 Học viên tự tin tham gia thị trường lao động

  • 0 Chương trình đào tạo theo yêu cầu được tổ chức cho các khách hàng doanh nghiệp

  • 0 Thí sinh tham gia 10 cuộc thi tìm kiếm tài năng trẻ

LỢI ÍCH CỦA
KHÓA HỌC

  • Khóa học communication planning chuẩn hóa quy trình hoạch định chiến lược truyền thông để đánh đúng tâm lý tiêu dùng và tạo sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh 

  • Phát triển khả năng biện luận và bảo vệ ý kiến khi đưa ra đề xuất về định hướng truyền thông, vì lĩnh lực này thường không có câu trả lời đúng sai và đòi hỏi cả tính nghệ thuật (Art) lẫn tính khoa học (Science)  

  • Nhận định đúng đắn về sự sáng tạo trong truyền thông là để phục vụ kinh doanh, bán hàng chứ không phải thỏa mãn đam mê nghệ thuật

  • Vươn đến tầm cao của hoạch định chiến lược truyền thông là biến những điều phức tạp thành đơn giản

  • Dẫn dắt bởi đội ngũ giảng viên là những chuyên gia hoạch định chiến lược truyền thông giàu kinh nghiệm 

  • Thực hành xuyên suốt khóa học giúp kết nối các bước trong hoạch định truyền thông 

  • Bài tốt nghiệp là 1 thử thách vô cùng thú vị với yêu cầu học viên phát triển bản kế hoạch truyền thông (Strategic communication plan) cho một sản phẩm hoặc một chiến dịch cụ thể 

  • Kết nối tuyển dụng, giới thiệu cơ hội việc làm

ĐỐI TƯỢNG HỌC

  • Chuyên viên hoạch định truyền thông (Planner) hiện đang làm việc tại các agency độc lập hoặc có quy mô nhỏ, có kế hoạch nghiêm túc về việc chuẩn hoá kiến thức và kỹ năng hoạch định chiến lược truyền thông

  • Chuyên viên truyền thông thuộc agency (Account, planner, creative, digital, media, content...) muốn phát triển tư duy chiến lược để đề ra những giải pháp sáng tạo giúp giải quyết vấn đề kinh doanh của khách hàng

  • Đội ngũ in-house trong tổ chức của clients (Content, creative, social media) phải tự xây dựng chiến lược truyền thông cho nội bộ nên cần nắm rõ quy trình hoạch định truyền thông 

  • Chủ doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ (MSME - micro - small - medium enterprise) hoặc các startup đang tự quản mảng truyền thông và cần bổ sung tư duy chiến lược để đề ra kế hoạch truyền thông hiệu quả

NỘI DUNG
KHÓA HỌC

GIỚI THIỆU VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG (STRATEGIC COMMUNICATION PLANNING)

Tư duy chiến lược được hình thành dựa trên sự am hiểu sâu sắc về chiến lược, thương hiệu và nền tảng tiếp thị truyền thông. Ở học phần này, học viên được củng cố kiến thức về marketing và communications không chỉ tạo nền tảng cho việc tiếp thu những học phần sau của khoá học mà còn tạo tiền đề cho việc nghiên cứu, ứng dụng, sáng tạo trong công việc hoạch định chiến lược thực tế.

Buổi 1: Giới thiệu về hoạch định chiến lược truyền thông (Strategic communication planning)
  • Thấu hiểu về chiến lược, truyền thông và thương hiệu 

  • Cập nhật xu hướng truyền thông tích hợp hiện đại (Integrated Communication Planning - IMC)

  • Nắm vững các nguyên tắc căn bản về marketing

  • Hiểu biết căn bản về thương hiệu: Kiến trúc thương hiệu (Brand architecture), vòng đời thương hiệu (Brand life cycle), định vị thương hiệu (Brand positioning)

  • Nhận biết vai trò của vị trí hoạch chiến lược truyền thông trong agency

  • Thấu hiểu tố chất của người làm công việc hoạch chiến lược truyền thông

  • Giao đề tốt nghiệp

ĐÁNH GIÁ ĐỐI THỦ CẠNH TRANH (COMPETITOR REVIEW)

Đây là bước không thể bỏ qua để giúp người học thấu hiểu đối thủ đã làm gì về mặt truyền thông. Từ đó học viên có thể rút ra bài học và những gợi ý cho bước tiếp theo của quá trình hoạch định chiến lược truyền thông.

Buổi 2: Đánh giá đối thủ cạnh tranh (Competitor review)
  • Nhận thức tầm quan trọng của việc đánh giá chương trình truyền thông của đối thủ

  • Nắm bắt cấu trúc các nội dung cần nhận định, đánh giá

  • Khám phá những bài học cho thương hiệu về phương diện chiến lược truyền thông (Implications) 

  • Thực hành phân tích các chiến dịch truyền thông của đối thủ cạnh tranh

MỤC TIÊU

Mọi công việc hoạch định chiến lược đều bắt đầu từ việc xác lập mục tiêu. Học phần này giúp học viên thấu hiểu 3 loại mục tiêu: Mục tiêu kinh doanh (Business objective), mục tiêu tiếp thị (Marketing objective), mục tiêu truyền thông (Communication objective). Từ đây, học viên có thể xác định vai trò của truyền thông hay quảng cáo.

Buổi 3: Mục tiêu
  • Giới thiệu về quy trình lập chiến lược truyền thông 

  • Bắt đầu từ xác lập mục tiêu

  • Phân biệt mục tiêu kinh doanh (Business objective), mục tiêu tiếp thị (Marketing objective), mục tiêu truyền thông (Communication objective)

  • Xác định vai trò của truyền thông hay quảng cáo

  • Thực hành xác định các loại mục tiêu

ĐỐI TƯỢNG MỤC TIÊU VÀ SỰ THẬT NGẦM HIỂU (CONSUMER INSIGHT)

Chỉ khi chạm đúng đối tượng mục tiêu và đánh đúng insights, truyền thông mới mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, insight không dễ tìm thấy và nhiều người thường nhầm lẫn insight với sự thật hiển nhiên (Fact) và chân lý (Truth).

Buổi 4: Đối tượng mục tiêu và sự thật ngầm hiểu (Target audience và insight)
  • Nắm bắt cách xác định đối tượng mục tiêu

  • Nắm vững quy trình khám phá insight

  • Thông hiểu những giá trị của insight

  • Nắm bắt cách khám phá insight 

  • Thực hành khám phá insight

BẢN ĐỊNH HƯỚNG SÁNG TẠO (CREATIVE BRIEF) VÀ QUÁ TRÌNH TRUYỀN ĐẠT ĐẾN ĐỘI NGŨ SÁNG TẠO (BRIEFING)

Bản định hướng sáng tạo (Creative brief) được xem là chất xúc tác không thể thiếu để giúp phòng sáng tạo cho ra đời ý tưởng hiệu quả. Viết bản định hướng sáng tạo sao cho truyền cảm hứng chính là một trong những phần việc quan trọng nhất của planner.

Buổi 5: Bản định hướng sáng tạo (Creative brief) và truyền đạt đến đội ngũ sáng tạo (Briefing)
  • Thấu hiểu quá trình truyền đạt bản định hướng sáng tạo đến đội ngũ sáng tạo  

  • Hiểu cách thức xác định vấn đề trọng tâm 

  • Nắm bắt cấu trúc của creative brief: 5W1H

  • Thấu hiểu tiêu chí đánh giá 1 bản creative brief tốt

TRUYỀN THÔNG TÍCH HỢP

Thuật ngữ ‘Truyền thông tích hợp - Integrated marketing communication’ đã trở nên quen thuộc với marketer khi ngày nay thông điệp thương hiệu cần được truyền tải trên đa kênh. Học phần này giúp planner đào sâu khái niệm truyền thông tích hợp và hoạch định kênh,  từ đó làm tròn nhiệm vụ ‘dẫn đường’ cho phòng sáng tạo tìm ra những ý tưởng vừa truyền cảm hứng vừa khả khi trên nhiều nền tảng khác nhau.

Buổi 6: Mô hình truyền thông tích hợp (Integrated marketing communication framework)
  • Thấu hiểu hành trình trải nghiệm của người tiêu dùng (Consumer journey)

        Mô hình truyền thống về hành trình trải nghiệm của người tiêu dùng 

        Mô hình về hành trình trải nghiệm của người tiêu dùng trong kỷ nguyên số

        Phân tích các case studies

  • Khám phá cách khai thác ý tưởng truyền thông tích hợp (Hay ý tưởng có tính gắn kết cao) 

        Ý tưởng là gì 

        Các loại ý tưởng truyền thông 

        Các kỹ thuật sáng tạo ý tưởng 

  • Phân tích các dự án truyền thông tích hợp

WORKSHOP ĐỂ CHUẨN BỊ XÂY DỰNG BẢN KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG

Sau khi học xong toàn bộ quy trình hoạch định chiến lược truyền thông, đến lúc học viên kết nối các kiến thức đã học để xây dựng bản kế hoạch truyền thông (Strategic communication plan) hoàn chỉnh.

Buổi 7: Workshop để chuẩn bị xây dựng bản kế hoạch chiến lược truyền thông
  • Kết nối các kiến thức đã học để có cái nhìn toàn cảnh về strategic communication planning

  • Phân tích một bản kế hoạch chiến lược truyền thông mẫu   

  • Kết nối các nội dung để làm thành bản kế hoạch truyền thông (Strategic communication plan) hoàn chỉnh dựa trên đề bài được giao

  • Thực hành, thực hành, và thực hành

HOẠCH ĐỊNH KÊNH TRUYỀN THÔNG VÀ HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG MARKETING (MARKETING EFFECTIVENESS)

Hoạch định kênh truyền thông là một bước quan trọng nhằm đưa nội dung sáng tạo hoặc câu chuyện của thương hiệu đến đúng đối tượng khán giả, vào đúng thời điểm, và đúng nơi - đúng chỗ. Đây là một môn khoa học dựa trên nhiều số liệu và tính toán vì ngân sách chạy quảng cáo để đưa nội dung sáng tạo đến người xem chiếm phần lớn trong toàn bộ ngân sách marketing. Tiếp đến, học viên sẽ cùng mổ sẻ về vấn đề quan trọng trong ngành là hiệu quả của hoạt động marketing để từ đó có cái nhìn đúng đắn về vai trò của marketing.

Buổi 8: Hoạch định kênh truyền thông
  • Nhận định bức tranh tổng quan về truyền thông 

  • Nắm bắt cách thức hoạch định kênh truyền thông: Vai trò của từng kênh và cách thức mua quảng cáo trên từng kênh 

  • Thông hiểu về nghệ thuật phối trộn các kênh để đạt được mục tiêu truyền thông   

  • Hiểu cách lên ngân sách và thiết lập chỉ tiêu đo lường (KPI - Key performance indicator) 

  • Biết cách triển khai ý tưởng quảng cáo trên các kênh một cách hiệu quả

  • Thấu hiểu những băn khoăn của chuyên gia hoạch định kênh (Media planner) khi triển khai ý tưởng quảng cáo

Buổi 9: Hiệu quả của hoạt động marketing (Marketing effectiveness)
  • Nắm bắt lý do tại sao lĩnh vực marketing cần thông hiểu về hiệu quả 

        Tránh tư duy ngắn hạn, hướng đến sự phát triển lâu dài và bền vững

        Chứng minh giá trị thực của phòng/ bộ phận marketing

        Gắn kết chặt chẽ giữa hoạt động marketing và kết quả kinh doanh 

  • Hiểu rõ về hiệu quả  

        Nắm vững định nghĩa về hiệu quả hoạt động marketing 

        Hiểu được tại sao tỷ suất hoàn vốn (ROI - return - on - investment) chưa phải là đủ, và cần đến hiệu quả (Effectiveness) và hữu dụng (Efficiency)

        Nhận biết tính ngắn hạn và dài hạn của hiệu quả 

  • Nhận biết về sự đóng góp của các hoạt động marketing

        Hiểu biết về 9 mô hình bán hàng (9 sales curve models) và tác động của các hoạt động marketing s

  • Ứng dụng quy trình để hướng tới hiệu quả: Kế hoạch, đo lường đầu vào (Input measures), đo lường đầu ra (Output measures)

        Hoạch định để hướng tới hiệu quả: Khi nào và bằng cách nào?

        Đo lường đầu vào: Thiết lập đúng chỉ số đo lường 

        Đo lường đầu ra: Kinh doanh - Hành vi - Nhận thức - Thái độ 

        Áp dụng phương pháp 

  • Hình thành tư duy đúng về hiệu quả và xây dựng văn hoá hiệu quả trong agency 

        Thiết lập văn hóa hướng đến hiệu quả trong tổ chức 

        Biết cách phối hợp: Ngôn ngữ – Quy trình – Công cụ – Năng lực

THUYẾT TRÌNH CUỐI KHÓA

Kết nối những nội dung đã tiếp nhận trong khóa học chiến lược truyền thông, học viên tự mình hoạch định một bản kế hoạch hoàn chỉnh.


Buổi 10: Thuyết trình cuối khóa
  • Trình bày bản kế hoạch truyền thông (Strategic communication plan) cho một sản phẩm hoặc một chiến dịch cụ thể

SỰ CẦN THIẾT
CỦA KHÓA HỌC

  • Hoạch định chiến lược truyền thông (Strategic communication planning) đóng vai trò rất quan trọng trong bối cảnh ngành truyền thông đang phát triển đa dạng và phức tạp. Ngày nay, mọi vị trí trong agency như planner, account và creative; mọi loại hình agency từ advertising, digital, PR, event, activation,... đều cần đóng góp vào quá trình phát triển chiến lược. Do đó, việc trang bị tư duy và kỹ năng chiến lược là cần thiết với mỗi cá nhân hoạt động trong ngành Marketing & Communication.

  • Khóa học Strategic Communication Planning tại AIM Academy được thiết kế bởi những chuyên gia planning kỳ cựu, giúp học viên sẽ nắm vững phương pháp phát triển kế hoạch truyền thông (Communication plan) dựa trên am hiểu về thị trường, đối thủ cạnh tranh, và tâm lý người tiêu dùng.

GIẢNG VIÊN
KHÓA HỌC

  • TRẦN THANH LÂM

    Strategy Director

    MullenLowe Mishra

  • DƯƠNG HIỂN HUY

    Senior Strategy Manager

    TBWA Group Vietnam

  • NGUYỄN THANH PHONG

    Business Director

    Publicis Media Vietnam

  • NGUYỄN MẠNH CƯỜNG

    Strategic Planning Manager

    Dentsu mcgarrybowen Vietnam

HỌC VIÊN CHIA SẺ

Khóa học đã giúp tôi hiểu được rằng một kế hoạch truyền thông chuẩn chỉnh cần có một lộ trình bài bản và sự phối hợp chắc chắn của nhiều bộ phận. Tôi nhận ra rằng mình cần có phương pháp hiệu quả trong việc tìm được "điểm chạm" mà thương hiệu đang tìm kiếm.

Điều mình tâm đắc nhất chính là cách các anh chị nhìn nhận về nghề, cách anh chị luôn bảo không có bản kế hoạch đúng hay sai mà luôn rộng mở với những ý tưởng, lập luận của học viên dù những ý tưởng này kì lạ hay cũ kỹ nhàm chán.

Với mình, khóa học SCP này không chỉ giúp mình chuẩn hóa hơn những gì đã biết, hiểu hơn những gì chưa biết ở một mức độ thực tế nhất, mà còn giúp mình có thêm rất nhiều cơ hội làm quen với các anh chị ở đủ mọi vị trí trong ngành marketing trên khắp cả nước.

Trần Phúc Vinh

Account Supervisor - Team leader

1990 Agency

Giang Nguyễn Linh

Senior Account Executive

DAIKO VIETNAM COMPANY LTD

Phạm Thị Tú Ngân

Sinh viên Đại học FPT