Khám phá kho case study của AIM!

Xem ngay
Đăng nhập VI EN

logo logo

Elearning
VI EN

Yêu digital marketing thì bắt đầu thế nào, bước tiếp ra sao?

Nếu lỡ thích digital marketing rồi mà thấy ‘mênh mang’ quá chưa biết bắt đầu từ đâu, đừng ngại bỏ ra 5 phút ‘nghiền ngẫm’ bài viết dưới đây để tìm ra định hướng phát triển phù hợp nhé!

Digital Marketing là gì, liệu bạn đã hiểu đúng chưa?

Đã yêu thì phải phải tìm hiểu, trước khi ‘lăn xả’ vào nghề bạn phải có cái nhìn đúng ‘digital marketing’ đã. Vậy digital marketing là gì? Qua quan sát trong các khóa digital tại AIM, đa phần ‘lính mới’ thường chỉ giới hạn digital với các hoạt động quảng cáo online như Facebook, Google… Tuy nhiên digital marketing lại là một khái niệm rộng hơn: “Digital marketing là những hoạt động marketing thực hiện trên nền tảng digital như điện thoại, máy tính, tablet, thậm chí cả digital OOH bất kể chúng có kết nối internet hay không”

Dễ hiểu hơn, digital marketing chia làm 2 nửa thế giới: online marketing và non-online marketing như hình vẽ dưới đây:

Trong khuôn khổ bài viết này, AIM sẽ đi sâu hơn về online marketing – mảng được nhiều marketer trẻ quan tâm nhất. Tuy nhiên, đừng vì thế mà xem nhẹ một nửa thế giới còn lại nhé. Không nắm vững khái niệm, bạn dễ bị ‘bắt bẻ’ khi phỏng vấn lắm nha!

Đến với digital marketing thì nên bắt đầu từ đâu?

Có 3 giai đoạn chính mà newbie sẽ phải cân nhắc khi ‘đặt chân’ vào thế giới digital:
Chọn đúng ‘công cụ’ để bắt đầu
Trả lời được câu hỏi ‘đi dọc hay rẽ ngang’
Tìm được định hướng dài hạn về câu chuyện ‘chiến lược’ hay ‘thực thi’
Cụ thể ra sao, cùng tham khảo nhé:

Giai đoạn 1: Làm quen với 1 ‘công cụ’ quảng cáo

Nếu bạn là dân ‘ngoại đạo’, lý tưởng nhất vẫn nên bắt đầu với những kiến thức nền tảng về digital như 7 platform chính và đặc điểm của chúng, các khái niệm về paid-owned-earned media, những chỉ số media phải thuộc nằm lòng… Chăm chỉ follow những nguồn tin cậy như Brands Vietnam, UAN, AIM Academy, bạn sẽ tìm được khá nhiều tài liệu hữu ích.

Tuy nhiên, bởi đặc thù công việc thiên về thực thi, bạn hoàn toàn có thể bắt đầu từ việc làm quen với 1 trong 3 kênh quảng cáo thông dụng dưới đây trước rồi từ từ hệ thống lại kiến thức bài bản sau:

  • Social Marketing hay thường được biết tới với hình thức quảng cáo trên các trang xã hội như Facebook, Instagram. Đây cũng là kênh đang được ‘ưu ái’ nhất trong thời gian gần bởi tính hiệu quả trong việc xác định đối tượng qua sở thích, hành vi. Tự học về Facebook thì cơ bản không khó, bạn có thể tìm hiểu ‘miễn phí’ tại Facebook Blueprint. Tuy nhiên để hệ thống một cách bài bản và ứng dụng được nhanh, một khóa học thực hành về Facebook Ads với sự chỉ dẫn từ chuyên gia sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian hơn đấy!
  • Search Marketing là hình thức quảng cáo và tối ưu thứ hạng website dựa trên từ khóa tìm kiếm (SEM & SEO). Do tiếp cận đối tượng mục tiêu dựa trên hành vi tìm kiếm nên SEM thường có tỷ lệ ‘chuyển đổi’ khá cao, thích hợp cho các loại hình kinh doanh online. Tự học về Google Ad Search, bạn có thể tìm hiểu xài thử Primer và chăm chỉ làm các bài test trên Google Analytics IQ Exam, Google Adwords IQ Exam để biết trình độ mình ở đâu. Tham gia các hội thảo về Google Digital 4.0 cũng là nơi để bạn giải đáp những thắc mắc từ chuyên gia trong nghề. Ngoài ra, một khóa học thực chiến với chuyên gia và trainer tại Google như khóa Google AdSearch tại AIM cũng là cách giúp bạn bật lên nhanh chóng.
  • Display Advertising hay quảng cáo thông qua Google Display Network (GDN) hay publisher như kênh14, vnexpress, video channel… Là xu hướng đang phát triển tại Việt Nam nhưng quá phân mảnh bởi nhiều Ad Network như GDN, Admicro, Eclick, Adtima… muốn gia nhập lĩnh vực này, bạn có thể thức sức với GDN trước cho ‘nhạy số’. Các hệ thống còn lại, bạn nên nghịch thử khi đã làm cho client lớn hoặc agency.

Ngoài ra bạn cũng có thể bắt đầu sự nghiệp từ email marketing, mobile marketing nhưng tùy đặc thù từng doanh nghiệp mà vai trò của ‘công cụ’ này ít được ứng dụng hơn.

Giai đoạn 2: Đi dọc hay quẹo ngang

Khi đã thông thạo với 1 công cụ như Facebook hay Google, đây cũng là lúc bạn phải quyết định nên phát triển chuyên sâu về kênh này hay mở rộng ra những kênh khác.

 

Đi dọc, bạn sẽ phát triển theo hướng chuyên gia. Có thể, bạn chỉ mất 10 ngày để làm quen với những chức năng căn bản của Facebook nhưng để phát triển sâu hơn, nhanh cũng phải mất 2-3 năm không ngừng thực chiến và thử nghiệm trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Phát triển theo hướng này, Agency thường là môi trường lý tưởng để bắt đầu bởi sự đa dạng về ngành nghề lại không thiếu dự án cho bạn thử sức. Đầu quân cho những kênh thương mại điện tử cũng là một lựa chọn bởi Google, Facebook thường ưu tiên client lớn thử nghiệm trước các tính năng mới. Và trong thế giới digital marketing, càng nhạy bén với những thay đổi về thuật toán, bạn càng có lợi. Cứ lấy Google Shopping làm ví dụ đi, xu hướng mới rộ lên gần đây còn chưa ai dám dạy nhưng nếu từng làm tại các kênh E-commerce thì ai cũng thành chuyên gia hết rồi!

Phát triển theo chiều ngang thì sao nhỉ? Khi thực hiện các chiến dịch quảng cáo rất hiếm khi bạn chỉ chạy một kênh. Phát triển theo chiều ngang sẽ cho bạn cái nhìn tổng thể về ưu điểm và đặc thù từng kênh để phối hợp một cách tốt nhất. Đi theo hướng này bạn sẽ thiên hơn về tối ưu chi phí – hiệu quả cho toàn chiến dịch thay vì chỉ tập trung trên 1 kênh duy nhất. Đây cũng là bước đệm cho những ai hướng tới vị trí digital planner với những công việc chú trọng về chiến lược. Môi trường lý tưởng để bạn phát triển những ‘kỹ năng’ liên quan nên là performance agency hoặc media agency quốc tế để được trang bị những framework bài bản và hệ thống hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham gia một khóa học về chạy ad đa kênh để có cái nhìn tổng thể trước khi tiếp tục mày mò và cọ sát qua thực tế!

Vậy đi dọc hay đi ngang? Câu trả lời là tùy ở bạn nhưng trong những năm ‘đầu đời’, một trong những cách phát triển lý tưởng để là mô hình chữ T: Hãy có kiến thức căn bản với tất cả các kênh và lựa chọn một vài kênh ‘mũi nhọn’ để chuyên sâu như ví dụ dưới đây từ Moz.

Giai đoạn 3: Xác định phương hướng sự nghiệp

Ở giai đoạn này bạn cần có cái nhìn dài hạn hơn về định hướng phát triển: chuyên về thực thi hay nghiêng về chiến lược? Nếu chuyên về thực thi và tối ưu hiệu quả bạn có thể tiếp tục với những vai trò như Optimization Manager tại agency; freelancer cho các công ty startup, SMEs hoặc tự mở agency riêng theo hướng performance. Ngược lại nếu bạn lựa chọn phát triển theo con đường ‘chiến lược’ thì bên cạnh những kỹ năng digital bạn cần phải hệ thống lại kiến thức bài bản về marketing. Chỉ khi hiểu được những vấn đề hay đặc thù doanh nghiệp, bạn mới lên được những chiến lược phù hợp và tối ưu nhất dựa trên kinh nghiệm cá nhân.

Đọc đến đây bạn đã tìm được hướng đi cho mình chưa? Nếu chưa, đừng ngại liên hệ với AIM để được tư vấn kỹ hơn nhé!

Bạn đang theo đuổi nghề Marketing
& Communication và muốn tìm hiểu
về các khóa học tại AIM Academy?

Tư vấn miễn phí