
STRATEGIC COMMUNICATION PLANNING
Khai giảng | : 13/04/2023 |
Thời lượng | : 10 buổi |
Thời gian | : Th 3 -5 (19:00 - 21:30) |
13/10/2021
Kỹ năng giải quyết vấn đề - problem solving skill? Nghe có vẻ đã được nhắc đi nhắc lại trong hầu như mọi ngành nghề, mọi buổi training hoặc trao đổi với nhau. Nhưng làm sao để giải quyết vấn đề xuất sắc? Có những “bí mật" nào được ẩn sau mà bạn chưa biết? Đó chính là câu hỏi mà AIM Academy sẽ trả lời cho bạn trong bài viết này.
Vấn đề được hiểu là những sự kiện ngoài mong đợi và ngoài tầm kiểm soát của chúng ta. Chính vì vậy, kỹ năng giải quyết vấn đề phải nói là cực kỳ và cực kỳ quan trọng. Bởi vì không một kế hoạch nào “đầu xuôi đuôi lọt" từ đầu đến cuối cả. Và đặc biệt, kỹ năng giải quyết vấn đề thực thụ không chỉ nằm ở cách giải quyết và trả lời câu hỏi mà là làm sao để giải quyết và trả lời một cách chính xác và hài hòa nhất.
Là một marketer, đôi lúc bạn đau đầu khi gặp quá nhiều vấn đề với đối tác, phòng ban khác nhau “chín người mười ý" nhưng chẳng biết làm sao để “mười phân vẹn mười". Nếu bạn là “đầu tàu" mà vấn đề không được giải quyết thỏa đáng, dẫn đến cả quy trình bị "tắc" lại thì đó quả là điều đáng tiếc!
VẤN ĐỀ CÓ THỂ BẮT NGUỒN TỪ ĐÂU?
Đầu tiên, hãy đi từ gốc rễ từ quy trình làm việc để biết rằng, vấn đề của bạn có thể đến từ đâu. Giả sử bạn là account cả một agency, thì quy trình làm việc của bạn sẽ như sau:
1. Nhận brief của khách hàng
2. Viết creative brief: sau khi nhận được brief của khách hàng, bạn sẽ cùng với planner chuyển tải những chất liệu “thô" thành một creative brief có thể truyền “cảm hứng sáng tạo" cho phòng creative.
3. Phát triển ý tưởng từ brief: sau khi phòng creative ra được ý tưởng thì bộ ba account - planning - creative sẽ ngồi lại với nhau để đánh giá và phát triển ý tưởng.
4. Bán ý tưởng: giai đoạn này thường sẽ đi pitching với các nhãn hàng.
5. Tạo ra sản phẩm: sau ý tưởng được bán, thì team “nhà mình" sẽ làm việc với nhiều bộ phận khác như media, production house… để ra được sản phẩm.
6. Ra mắt sản phẩm hoàn chỉnh: nghe ra mắt sản phẩm giống như một sản phẩm của nhãn hàng đúng không? Nhưng thật ra, đó là ra mắt sản phẩm sáng tạo từ agency của bạn.
7. Đo lường, báo cáo
Nhưng thực tế không phải là như vậy, hãy cùng “ngắm” qua vì sao vấn đề xuất hiện “triền miên", dai dẳng trong một chiếc project “bé xinh" nhé!
Trong quy trình đó, những loại vấn đề bạn có thể gặp phải là?
Khi vấn đề “mới nhú" lên…
Là một người quản lý dự án, điều đầu tiên là bạn phải biết dự đoán tình hình và chuẩn bị phương án đối phó.
Bạn sẽ làm gì trong những trường hợp sau? Làm một bài tập nhỏ nha:
Nếu không biết, bạn nên hỏi lại ngay. Nên tránh những câu nói sau:
Nếu bạn chưa chắc chắn sẽ giải quyết được việc này thì cũng đừng nói là “việc này không giải quyết được". Hãy “về nhà" và họp lại với team để tìm cách giải quyết. Một bài tập nhỏ nữa nha:
Trong quá trình giải quyết vấn đề:
Bạn nên:
Không nên:
Lưu ý: khi giải quyết vấn đề, hãy tìm nguyên nhân cốt lõi, chẳng hạn như, khách hàng không hài lòng với ý tưởng TVC. Sự thật là:
Khá đơn giản nếu biết cách, hãy tìm hiểu mô hình này nhé:
Và chi tiết hơn là? Hãy đọc “kim chỉ nam" này nhé:
Bạn có thể thấy rằng, kỹ năng giải quyết vấn đề không đơn giản như bạn nghĩ! Nhưng thật ra, nó cũng sẽ khá đơn giản nếu bạn biết cách! Hãy đến với khoá Account Management - nơi bạn sẽ trang bị cho mình thật tốt những kỹ năng, không chỉ giải quyết vấn đề mà còn là lên kế hoạch, đàm phán. Tham khảo ngay tại đây nhé!