Tổng Quan Nghề Marketing Mới Nhất 2023 - Tất Cả Những Gì Bạn Cần Biết

Nghề Marketing hiện nay là làm gì, marketing đã có những bước chuyển mình ra sao để đồng hành cùng thời đại mới, kỷ nguyên số? Liệu bạn có còn cơ hội để “dấn thân” vào công việc này? AIM sẽ cung cấp hết thông tin hữu ích để bạn tự tin nắm vững bức tranh tổng thể về ngành Marketing và có định hướng phù hợp với bản thân.
Marketing Management

Nội dung bài viết

Nghề Marketing hiện nay là làm gì, marketing đã có những bước chuyển mình ra sao để đồng hành cùng thời đại mới, kỷ nguyên số? Liệu bạn có còn cơ hội để “dấn thân” vào công việc này?

AIM sẽ cung cấp hết thông tin hữu ích để bạn tự tin nắm vững bức tranh tổng thể về ngành Marketing và có định hướng phù hợp với bản thân. 

I. Nghề marketing là làm gì? Tổng quan ngành Marketing

Tổng quan ngành marketing

Theo Giáo sư – Tiến sĩ Philip Kotler đã định nghĩa Marketing:” The science and art of exploring, creating, and delivering value to satisfy the needs of a target market at a profit

AIM diễn giải:

Marketing là quá trình thực hiện nhiều hành động, phương pháp, cách thức để:

  • Kết nối, tăng sự kết dính giữa khách hàng – sản phẩm, nhận diện thương hiệu (stand for identity) giữa khách hàng – brand. 
  • Tạo ra thay đổi trong tâm trí của khách hàng dẫn đến thay đổi hành vi tiêu dùng. 
  • Từ đó tạo ra những lợi ích, giá trị về mặt kinh doanh.

Thông thường khách hàng luôn có:

  • Need – nhu cầu tự nhiên.
  • Want – mong muốn.
  • Demand – nhu cầu có khả năng thanh toán.

Vì vậy trước khi tạo ra sự thay đổi, marketing cần có một quy trình để triển khai:

Bước 1: Thấu hiểu “pain point và insight”: những nhu cầu cấp thiết hiện có; khai phá, gợi mở những nhu cầu chưa có, những nhu cầu, mong muốn chưa đáp ứng được và chưa đáp ứng đủ của khách hàng.

Bước 2: Khai mở vấn đề, tạo ra đề xuất để xử lý vấn đề, để khách hàng nhận ra họ đang có những lo lắng, câu hỏi trong đầu về việc đó. 

Bước 3: Thực hiện các chiến dịch quảng bá sản phẩm/dịch vụ để đáp ứng nhu cầu, mong muốn. 

Bước 4: Đánh giá, đo lường và hiệu chỉnh.

Sự thay đổi trong marketing được hiểu là không chỉ thay đổi về mặt hành động (mua, bán) mà còn thay đổi về mặt nhận thức, tâm trí của khách hàng. 

Ví dụ: Campaign của Dove năm 2004 “Real Beauty” tạo ra nhận thức mới về sắc đẹp của phụ nữ là tự tin vào tỷ lệ cơ thể, làn da vốn có của chính mình và không tuân theo một quy chuẩn chung như mọi người thường nghĩ.

Đóng vai trò là một người phụ nữ, sau khi biết campaign Real Beauty của Dove, tôi sẽ tạo ra hành động mua sắm các sản phẩm của Dove và cảm thấy vui vẻ, tự tin hơn so với trước, giảm việc tự ti về cơ thể của bản thân vì nhận thức của tôi đã có sự thay đổi. 

Sơ đồ cấu trúc tổng quan của ngành Marketing
Sơ đồ cấu trúc tổng quan của ngành Marketing

II. Những nhiệm vụ chính của nghề Marketing

Những nhiệm vụ sẽ được liệt kê bên dưới là những nhiệm vụ xương sống, cốt lõi của Marketing truyền thống và Marketing hiện đại. 

  • Nghiên cứu thị trường và phân tích khách hàng.
  • Xây dựng chiến lược marketing.
  • Quản lý sản phẩm và giá cả.
  • Phát triển kênh phân phối và thực hiện quảng bá.
  • Đo lường hiệu quả chiến dịch marketing.
  • Quản lý mối quan hệ khách hàng.

Có thể cách diễn đạt, hành văn của mỗi người là khác nhau nhưng ý chính là những công việc trên. 

Mỗi nhiệm vụ chính khi triển khai sâu và cụ thể sẽ tạo ra những công việc cần tính chuyên môn cao và nhân sự đảm nhận, thực thi. 

Ví dụ với nhiệm vụ chính là phát triển kênh phân phối và thực hiện quảng bá trên Internet thì bạn có thể sẽ làm social media marketing… 

Bạn giỏi về phân tích con số, có khả năng truyền tải ý nghĩa con số dữ liệu đang biểu thị cho kết quả gì thành văn bản dễ hiểu thì bạn có thể tham khảo việc làm Data-Driven Marketing.

Những nhiệm vụ chính của nghề Marketing kèm ví dụ mô tả

Dưới góc độ marketer, để hoàn thành tốt những nhiệm vụ trên thì cần personal credential (chứng minh khả năng, năng lực hoặc độ tin cậy của cá nhân). Tuỳ vào vị trí, vị thế của marketer mà bản thân họ cũng phải có một chiến lược cá nhân phù hợp trong từng giai đoạn. 

Đọc thêm: Phân biệt Marketing và Advertising

III. Những lĩnh vực marketing phổ biến hiện nay

1. Outbound marketing

Outbound marketing là một chiến lược tiếp thị truyền thống, tập trung vào việc đưa thông điệp quảng cáo đến khách hàng thông qua các kênh truyền thông khác nhau như quảng cáo trên truyền hình, tạp chí, báo chí, quảng cáo ngoài trời, triển lãm, hội thảo telemarketing,..

Outbound Marketing được ví như chiếc loa lan tỏa thông tin đến khách hàng. Làm sao có càng nhiều người biết đến càng tốt. Vì thế mà các hình thức quảng bá thường can thiệp vào hoạt động của người tiêu dùng mà không được họ yêu cầu/cho phép.

Nếu nói outbound marketing có vẻ đã bị “già hoá và tụt hậu” thì đúng một phần.

Thực tế khi làm outbound marketing tại các kênh truyền hình lớn như VTV, HBO, FOX sport, các tòa soạn báo lớn như Tuổi trẻ, Nhân dân, tạp chí quốc tế như Vogue, Elle, các nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hồng Đức thì đều cần một CV Marketing siêu xịn sò. 

Chiến lược tiếp thị này, thường được sử dụng vào các ngành nghề như chăn nuôi, phân bón, một phần của các ngành hàng tiêu dùng nhanh…

Outbound Marketing được ví như chiếc loa lan tỏa thông tin đến khách hàng, làm sao có càng nhiều người biết đến càng tốt

2. Inbound marketing

Inbound marketing là một chiến lược marketing tạo nội dung có giá trị, truyền thông xã hội ưu tiên đặt lợi ích và trải nghiệm khách hàng lên trên hết, như thỏi nam châm để thu hút họ về phía công ty, để họ có thể nhớ tới công ty ngay khi họ có nhu cầu trong lĩnh vực mà công ty kinh doanh, có thể tiếp cận khách hàng với những cách gián tiếp khác nhau.

  • Attract: thu hút đối tượng khách hàng mục tiêu.

Các cách triển khai: Ads, Video, Blogging, Social media, Content strategy.

  • Engage: tương tác, tiếp cận, giao tiếp với khách hàng bằng nhiều cách.

Các cách thực hiện: Lead flows, Email marketing, Lead management, Conversational bot, Marketing automation. 

  • Delight: làm hài lòng, đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Các cách làm: Smart content, Email marketing, Conversations inbox, Attribution reporting, Marketing automation. 

Đây là 3 yếu tố tạo ra “bánh răng cưakết nối doanh nghiệp và khách hàng được hoạt động trơn tru, giảm các yếu tố ma sát làm gián đoạn quá trình liên kết dẫn đến doanh thu bị giảm hoặc không đạt được mục tiêu đề ra. 

Trong bài viết Bật Mí 9 Framework Marketing Đang Được Ưa Chuộng Trong Ngành Marketing và Communication có liệt kê những khung chiến lược để bạn triển khai phương pháp inbound marketing hiệu quả như marketing 7P Mix, STP,…

Định nghĩa về inbound marketing và 3 yếu tố tạo ra “bánh răng cưa” kết nối doanh nghiệp và khách hàng

3. Digital marketing

Digital marketing là một phương pháp quảng cáo và tiếp thị sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu của một công ty sử dụng các kênh trực tuyến như website, email, mạng xã hội, trang web tìm kiếm và các kênh truyền thông khác.

Nó bao gồm các hoạt động tương tác trực tuyến giữa công ty và khách hàng hoặc khách hàng tiềm năng, nhằm mục đích:

  • Tăng cường nhận thức về thương hiệu.
  • Tăng doanh số bán hàng.
  • Tăng khách hàng tiềm năng.
  • Tăng cường sự hiện diện trực tuyến của công ty.

Digital marketing bao gồm các hoạt động như tạo nội dung, quảng cáo trực tuyến, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), content marketing, email marketing, marketing trên mạng xã hội, quảng cáo trực tuyến, affiliate marketing, influencer marketing và phân tích dữ liệu để đánh giá hiệu quả của chiến lược tiếp thi.

Nói một cách dễ nhớ nhất thì Digital marketing là tất cả các hoạt động/phương pháp làm marketing khi internet có mặt. Outbound hay Inbound khi bạn triển khai trên online thì 1 phần vẫn được xem là Digital marketing.

Ví dụ: khi bạn xem TV, những show hot trong 1 thời điểm như The Voice, Rap Việt, Gương Mặt Thân Quen, xem phim trên VTV, đang xem sẽ xuất hiện 1 quảng cáo thuộc Outbound cắt ngang, và thường là từ 2 quảng cáo trở lên liên tục, nhiều lúc gây cảm giác khó chịu.

Khi bạn xem YouTube, có quảng cáo thuộc Digital xuất hiện, tuỳ vào mục đích mà người chạy quảng cáo sẽ set chế độ xem trong 5s hay không cho skip ads và users cũng rất khó chịu.

Bạn có thấy những điểm tương đồng trong cách triển khai quảng cáo của Outbound và Inbound từ ví dụ trên không?

Sang một vấn đề khác mà khi làm Digital marketing bạn cần phải chú ý nhất là hành vi người tiêu dùng lúc này đã có sự thay đổi lớn. 

Bởi vì cùng một người nhưng khi họ ở ngoài đời thật họ là khách hàng có cách mua sắm, chi tiêu, hành động khác so với khi họ khi là một users trên online, mạng xã hội. 

Vì thế, làm trong lĩnh vực Digital marketing tức là bạn đang thấu hiểu – phân tích – khai phá – gợi mở – dự đoán – đáp ứng – làm thỏa mãn các users này. Bạn cần có thêm nhiều góc nhìn và tư duy khác hơn để có thể thích ứng được.

Những việc thuộc lĩnh vực này nhiều và đòi hỏi mức độ đa – zi – năng của bạn, tức là bạn sẽ biết và làm nhiều nghiệp vụ cùng lúc. 

Ví dụ như bạn là Content Writer viết bài trên website, bạn cần phải biết SEO để chuẩn tiêu chí cho Googlebot đánh giá và phân phối nội dung đến users.

Bạn biết luôn SEM thì càng tối ưu hơn để Google ưu tiên cho bài viết của bạn xuất hiện trong top10 của trang nhất tìm kiếm.

Bạn biết chạy quảng cáo để xuất hiện thêm trên nền tảng khác có đông đảo user như Facebook, Shopee, Lazada,… 

Gợi ý một vài công việc trong ngành này bao gồm: affiliate marketing, content marketing, social media, SEO, SEM, UX/UI, data-driven marketing, PR, event & activation. 

Gợi ý một vài công việc trong ngành digital marketing

Tải ngay: Ebook Nhập môn Digital marketing

IV. Làm Marketing cần có những yếu tố nào?

Theo Hubspot – một công ty nổi tiếng và uy tín hàng đầu trong lĩnh vực Marketing chia sẻ trong bài blog mới nhất là The Best Marketing Jobs and Careers for You to Pursue in 2023, cho rằng có 3 yếu tố chính giúp bạn đủ tiêu chuẩn để làm Marketing đó là Education – Internships and Co-ops – Skills and Aptitudes

1. Education

Những khóa học bổ trợ và nâng cấp kiến thức bắt kịp xu hướng marketing

Về yếu tố giáo dục, bạn nghiêm túc muốn đi cùng nghề Marketing trong dài hạn, thì việc hoàn thành chương trình học Đại học chuyên ngành Marketing là việc đầu tiên bạn nên làm. Sau đó bạn có thể cân nhắc học lên MBA để làm việc tại các công ty quốc tế có danh tiếng.

Bạn có thể hiểu “Education” đầu tiên là những bằng cấp thuộc hệ Chính quy. 

Thực tế trong JD các nhà tuyển dụng đều có thêm từ 2 – 3 chuyên ngành học khác có thể apply được vào vị trí Marketing nên bạn tìm hiểu thêm sau nhé. 

Tiếp theo là “Education” thứ hai, đó là những khóa học bổ trợ và nâng cấp kiến thức bắt kịp xu hướng kể cả khi bạn đã đi làm rồi.

Ví dụ như các khoá ở AIM Academy, bạn sẽ có đội ngũ giảng viên thực chiến trực tiếp giảng dạy, còn Google, Linkedin, Hubspot thì bạn sẽ học qua bài học có sẵn dưới dạng gián tiếp,…

2. Internships and Co-ops

Internships và Co-ops đều là cách để sinh viên trải nghiệm làm việc trong một môi trường thực tế trước khi tốt nghiệp, giúp sinh viên xây dựng kỹ năng chuyên môn, tăng cường kinh nghiệm làm việc, khám phá nghề nghiệp và xây dựng mối quan hệ trong ngành.

Internship là một chương trình tạm thời trong một công ty hoặc tổ chức, thường kéo dài từ một vài tuần đến một vài tháng. Sinh viên thực tập sẽ được hướng dẫn và giám sát bởi những chuyên gia trong lĩnh vực của mình và có thể làm việc trong nhiều bộ phận khác nhau của công ty để có cái nhìn tổng thể về công việc.

Co-ops, viết tắt của “cooperative education“, cũng là một chương trình làm việc tạm thời, nhưng kéo dài trong một khoảng thời gian dài hơn. Trong một chương trình Co-ops, sinh viên sẽ thực hiện các nhiệm vụ giống như một nhân viên chính thức trong một khoảng thời gian từ một học kỳ đến một năm, tùy thuộc vào yêu cầu của trường và của công ty. 

3. Skills and Aptitudes 

Giống như bất kỳ nghề nghiệp nào khác như luật sư, bác sĩ, kỹ sư, các Marketer giỏi thường có một bộ kỹ năng cụ thể. 

  • Skills (kỹ năng)

Là những kỹ năng cụ thể, được học hoặc luyện tập, mà chúng ta có thể sử dụng để làm marketing như: kỹ năng phân tích dữ liệu, kỹ năng viết/chạy quảng cáo, kỹ năng xử lý khủng hoảng khi làm PR, kỹ năng sáng tạo, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng bắt nắm tâm lý con người khi họ là khách hàng và khi họ là users. 

  • Aptitudes (năng lực)

Là những khả năng bẩm sinh, có từ khi sinh ra hoặc trong lúc phát triển và điều chỉnh thông qua việc học ở trường và thực hành thực tế. Chúng ta luôn có cơ hội thăng tiến rộng mở trong lĩnh vực Marketing khi có năng lực & kỹ năng mạnh và tốt. 

Thêm vào đó, Attitude (thái độ) liên quan đến sự nhận thức, tư duy khi bạn đi đường dài với nghề, hãy rèn luyện bộ não của mình để bản thân có thể kiểm soát và chi phối các thái độ phù hợp cho từng hoàn cảnh khác nhau. 

V. Marketing làm ở đâu?

Bạn thường sẽ nghe nhiều là đi làm công ty. Nhưng cụ thể công ty về lĩnh vực Marketing được phân loại như thế nào bạn đã biết chưa? Đó là Client và Agency.

1. Đi làm tại Client

  • Client là gì?

Trong lĩnh vực marketing thì Client được hiểu là những công ty chuyên sản xuất và cung cấp sản phẩm dịch vụ. Họ là khách hàng hoặc đối tác của Agency.

Thêm vào đó có những công ty có bộ phận Marketing riêng biệt không thuê ngoài hoặc ít phụ thuộc vào bên ngoài gọi là In-house marketing. 

Song, có công ty vừa có một bộ phận Marketing lớn và đầy đủ cấu trúc phòng ban, nhưng họ cũng sử dụng các đối tác bên ngoài là agency để thực hiện các chiến dịch quảng cáo và marketing, ví dụ như Coca-cola, Apple, Google, Unilever, P&G.

Tuỳ theo đặc điểm công ty mà marketing có 2 vai trò đó là:

Lead Function. 

Với công ty tiêu dùng nhanh có nhiều ngân sách dành cho marketing thì có 1 phòng ban Lead Function Marketing. 

Supporting Function.

Với công ty trong lĩnh vực công nghiệp nặng, hoá chất, cơ khí, y tế, khách sạn, du lịch, vận tải họ vẫn có bộ phận marketing với vai trò supporting, không có chức năng dẫn dắt do các vấn đề liên quan đến ngân sách. 

  • Cấu trúc của phòng Marketing tại Client

Cấu trúc phòng Marketing tại Client

Bộ phận quản trị thương hiệu (brand management)

Có một hay nhiều nhóm quản trị thương hiệu phụ thuộc vào công ty có bao nhiêu thương hiệu được dẫn dắt bởi Brand Manager. 

Dưới Brand Manager là Assistant Brand Manager có các công việc để vận hành thương hiệu đó mỗi ngày.

Bộ phận hỗ trợ

  • Bộ phận media chịu trách nhiệm media buying, mua các slot quảng cáo.
  • Bộ phận research chịu trách nhiệm nghiên cứu thị trường để tìm hiểu hành vi của consumer, user.
  • Bộ phận ecommerce chịu trách nhiệm đưa các sản phẩm lên bán ở các sàn thương mại điện tử. 

Công việc của marketer ở Client là đưa ra yêu cầu (brief), giám sát việc thực thi, đưa ra quyết định cho Agency và chịu trách nhiệm cho thương hiệu và việc kinh doanh mà mình phụ trách.

Đồng thời, ở môi trường Client thì bộ phận Marketing và bộ phận Sale có liên kết khá chặt chẽ nhưng mindset và tiêu chí đánh giá lại thường không đồng nhất. Suy nghĩ “Sale mang tiền về, Marketing thì tiêu tiền” vẫn còn tồn tại.

Cho nên làm marketing tại Client khi bắt đầu một campaign bạn cần chủ động trong việc đối thoại, chia sẻ với Sale để họ hiểu đó là khoản đầu tư, không phải là hao phí, xem seller sẽ đi storytelling (kể chuyện) với khách hàng như thế nào, seller có nhu cầu gì, những khó khăn của đôi bên.

Hãy làm cho Seller nghĩ “it’s also my plan” và họ sẽ muốn chung tay bảo vệ, nếu seller xem “it’s your marketing plan” có vẻ họ sẽ muốn “thách thức, thử thách” nó nhiều hơn. 

2. Đi làm tại Agency

  • Agency là gì?

Agency là nơi cung cấp dịch vụ Marketing và Communication theo yêu cầu của Client. Nói cách khác, agency là một công ty cung cấp dịch vụ tiếp thị và quảng cáo.

Một số agency nổi tiếng tại Việt Nam là: Dentsu, WPP group, TBWA, Ogilvy,… 

Huyền thoại viết quảng cáo David Ogilvy từng nói “”We Sell or Else” để nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bán ý tưởng thành thứ thấy được trong lĩnh vực marketing. 

Cho nên để gọi là agency tức là họ có Creative, nếu không có tính creative thì đó là Agent.

Một agency tầm cỡ quốc tế, đa quốc gia thì cấu trúc agency có đầy đủ các nhu cầu mà Client cần như: advertising, digital marketing, event, public relations (PR), research, direct marketing, branding. 

Bên cạnh đó, trên thị trường có những Agency được tạo ra để phục vụ 1 – 2 đầu việc riêng biệt. 

Khi làm ở agency yêu cầu Marketer có 1 kỹ năng chuyên môn rất chuyên chính vào nghiệp vụ của mình và sử dụng nó để đáp ứng nhu cầu cho nhiều khách hàng thuộc các công ty khác nhau. 

Marketer có cơ hội phát triển kỹ năng chuyên môn của mình lên rất cao và kinh nghiệm đa dạng ở nhiều lĩnh vực.

  • Cấu trúc Marketing tại Agency

Có 4 bộ phận chính:

  • Account management
  • Creative
  • Account Planning
  • Finance
Cấu trúc Marketing tại Agency
  • Quy trình triển khai công việc tại Agency

Mỗi nhân sự chuyên chính một công việc đặc thù nhưng đòi hỏi khả năng teamwork cao để đảm bảo quy trình triển khai đúng tiến độ. 

Quy trình triển khai công việc tại Agency giúp đảm bảo tiến độ

Đọc ngay để biết thêm thông tin chi tiết hơn: Agency Là Gì? Thăm Dò Tất Cả Phòng Ban Trong Agency

3. Freelancer

Freelance để chỉ những người làm việc tự do, kể cả khi bạn làm ở in-house, client, agency nếu bạn đủ sức khoẻ, thời gian, năng lực, kỹ năng bạn vẫn có thể nhận thêm job freelancer. 

Có rất nhiều ngách trong marketing mà freelancer có thể kiếm được tiền rất khủng, có thu nhập thụ động ví dụ như làm affiliate marketing, dropshipping, MMO trong nước và quốc tế.

Ví dụ minh hoạ cho một công việc freelancer: bạn research sâu một ngách nhỏ, (ví dụ là các loại lều dùng để đi cắm trại hoặc đồ trang trí handmade làm quà). Sau đó, bạn xây dựng website, viết bài chuẩn SEO, chạy ads, tận dụng AI để phục vụ công việc, làm tất cả những thứ để ra chuyển đổi, ra lợi nhuận và sau đó bán lại hay tiếp tục phát triển là định hướng riêng của bạn. 

Định nghĩa freelancer và ví dụ minh hoạ cho một công việc freelancer

4. Tự mở công ty

Well, khi bạn nhận ra bạn đã tích lũy đủ điều kiện cần và đủ để có thể tự mở công ty, tự làm chủ thì có thể startup. 

VI. Trở thành một chuyên gia Marketing

Đích đến của bạn là trở thành chuyên gia Marketing, việc đầu tiên bạn cần làm là triển khai nó bằng những hành động cụ thể đi. 

Viên gạch đầu tiên là trang bị kiến thức, nâng cấp kiến thức mới thông qua việc học tập hay vừa học vừa làm. 

AIM Academy có các khoá học để giúp bạn trở thành một chú tắc kè hoa biến hoá liên tục để thích nghi – đón đầu được xu hướng mới nhất của marketing.

AIM thiết kế thành 3 lộ trình lớn bao gồm:

MARKETING MANAGEMENT

CREATIVE COMMUNICATION

DIGITAL MARKETING

Dưới góc độ marketer newbie, sinh viên mới ra trường, nhân sự chuyển ngành, freelancer AIM gợi ý cho bạn khoá:

Nhanh tay điền form đăng ký, AIM liên hệ và tư vấn phù hợp theo nhu cầu của bạn ngay!