Xem Shark Tank, marketers sẽ học được gì?

Tưởng tượng tất cả các “thương vụ” cũng giống như một buổi pitching, điều gì sẽ giúp bạn chốt được deal? Một câu hỏi được nhắc đến khá nhiều trong phần “đối chất” giữa các shark và startup là “USP của sản phẩm bên em là gì?” (USP – unique selling point: điểm bán hàng độc đáo mà đối thủ khác không có). Vậy có phải mỗi sản phẩm/dịch vụ ra đời phải đáp ứng yếu tố “độc” này?
Marketing Management

Nội dung bài viết

Tưởng tượng tất cả các “thương vụ” cũng giống như một buổi pitching, điều gì sẽ giúp bạn chốt được deal? Một câu hỏi được nhắc đến khá nhiều trong phần “đối chất” giữa các shark và startup là “USP của sản phẩm bên em là gì?” (USP – unique selling point: điểm bán hàng độc đáo mà đối thủ khác không có). Vậy có phải mỗi sản phẩm/dịch vụ ra đời phải đáp ứng yếu tố “độc” này?

Cùng AIM điểm qua những “thương vụ” ấn tượng của Shark Tank trong 4 mùa qua và “bỏ túi” thêm nhiều bài học về marketing nhé! Bạn thích thương vụ nào nhất và vì sao? Chia sẻ với AIM bên dưới nhé.

Shark Tank thương vụ bạc tỷ - biến khát vọng thành hiện thực

I. Vua Cua – bình dân hoá sản phẩm cho người tiêu dùng 

Hải sản, đặc biệt là cua, từ lâu đã trở thành một mặt hàng xa xỉ đối với người có thu nhập trung bình và thấp. Để giải quyết insight này, Vua Cua đã gọi vốn cho dự án “xe cua bình dân” với giá 110 triệu đồng/1 xe. Với dạng xe hàng này, Vua Cua đã giảm chi phí mặt bằng và chi phí vận hành một mức đáng kể, dẫn đến giá thành mang đến cho người tiêu dùng thấp hơn nhiều so với giá tại nhà hàng, kéo thực phẩm cao cấp về gần hơn với người tiêu dùng. Vua Cua cũng đã gây ấn tượng cho các shark bằng việc thực hiện “chuyển đổi số” và không phụ thuộc vào các app giao hàng. 

Vua Cua - bình dân hóa sản phẩm cho người tiêu dùng, giảm chi phí mặt bằng và chi phí vận hành một mức đáng kể

Với nước sốt độc quyền và cua Cà Mau chất lượng cao, Vua Cua cam kết đảm bảo được tính chất lượng và giá thành duy trì ổn định nếu mở rộng “xe cua bình dân” trên quy mô lớn. 

Đây là một USP mà tính đến thời điểm hiện tại, chưa có một thương hiệu kinh doanh cua nào làm được. Việc tiếp cận người tiêu dùng gần gũi và rộng rãi hơn qua xe đẩy cũng là xu hướng mà nhiều thương hiệu lớn như Highland Coffee, Vinacafe, Trung Nguyên… đang thực hiện. 

Sau màn “tranh giành” giữa các shark, vua Cua đã lựa chọn về đội của shark Liên – người rất tâm huyết với những dự án cộng đồng với deal “3,5 tỷ cho 10% cổ phần”. 

Với lớp MARKET RESEARCH bạn có thể khai thác được xu hướng tiêu dùng khách hàng một cách độc đáo nhất mà các “đối thủ” vẫn chưa nghĩ đến.

II. Xe máy điện Dat Bike – câu chuyện cá nhân hoá thương hiệu

“Cá nhân hóa thương hiệu” gần như trở thành một thuật ngữ mà bất kỳ một thương hiệu nào cũng đang đeo đuổi. Chúng ta nhìn “cá tính” của Diana sẽ khác Kotex, Pepsi sẽ khác Coca Cola, Biti’s sẽ khác Ananas. Nhưng nếu đề cập đến những dòng xe máy điện thì Vinfast sẽ khác gì Honda? Giant sẽ khác HK Bike thế nào? Ít ai trả lời được. 

Nhưng Dat Bike đã trả lời được điều này. Dat Bike ra đời với định vị là dành cho những khách hàng cá tính, yêu thích sự độc đáo, cổ điển và có trách nhiệm với môi trường. Cách Dat Bike thể hiện “con người” của mình rất ấn tượng qua kiểu dáng của xe 67 thế hệ trước – kiểu dáng chưa từng có trên thị trường, tone màu chủ yếu là đen, nâu được kết hợp rất uyển chuyển. Trên social media dù là bài viết hay hình ảnh, video, Dat Bike luôn gửi tới thông điệp “vặn ga Dat Bike là khởi động một tinh thần không ngại khác biệt, dịch chuyển và sẵn sàng thách thức mọi cuộc chơi”. 

Xe máy điện Dat Bike - kiểu dáng của xe 67 thế hệ trước, kiểu dáng chưa từng có trên thị trường

“Sự khác biệt” của Dat Bike không chỉ nằm ở yếu tố kể trên mà còn nằm ở chất lượng. Chỉ cần 3 tiếng sạc, người dùng đã có thể chạy 100km, vận tốc tối đa là 80km/h. Số tiền sạc chỉ bằng 1/10 (5.000 VNĐ/100km) so với tiền xăng của xe máy (50.000 VNĐ/100km). 

Chỉ sau 1 năm, con số tăng trưởng của Dat Bike đã đạt mức ấn tượng 4000%. Đồng thời, Dat Bike cũng mở rộng quy mô nhà xưởng ở Bình Dương, với công suất sản xuất lên đến 1000 xe/1 tháng với tham vọng trở thành một nhà xưởng xe điện của Đông Nam Á. Dat Bike cũng đã có showroom đầu tiên tại TP.HCM và phục vụ chạy xe miễn phí cho khu vực miền Nam. 

Dat Bike cũng đã nhận được deal của shark Phú với 60.000 USD cho 2% cổ phần công ty, kèm 2% ESOP có điều kiện đi kèm. 

III. Viralworks – khai thác hiệu quả influencer marketing

Vào cuối năm 2018, Việt Nam đạt 64 triệu user Facebook. Facebook đã trở thành kênh “kiếm tiền” chính cho các doanh nghiệp, đặc biệt là cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Lượng influencer từ 30.000 follower trở lên cũng rất đông đảo. 

Thực tế này giúp ViralWorks tạo ra nền tảng mà ở đó các doanh nghiệp có thể tìm được các influencer phù hợp với thương hiệu của mình. Thuật toán sẽ đề xuất khả năng “tương hợp” giữa hai bên để làm việc và đánh giá báo cáo cùng nhau. 

ViralWorks tạo ra nền tảng giúp các doanh nghiệp có thể tìm được các influencer phù hợp với thương hiệu của mình

Influencer Marketing đang là xu hướng mà hầu như các nhãn hiệu nào cũng phải thêm vào cho từng chiến dịch của mình. Vì khách hàng đã bắt đầu “ngại” với những quảng cáo có phần lộ liễu và nhiều thủ tục “rườm rà” hơn. Bên cạnh đó, thay vì phải chi số tiền “khủng” cho quảng cáo thì các doanh nghiệp có thể thử nghiệm những gói influencer nhỏ và đánh giá độ tiếp cận với khách hàng dễ dàng hơn. 

Về phía influencer (bao gồm celebrity, professional, citizen) sẽ tăng thêm thu nhập và độ nổi tiếng khi tham gia cộng đồng này. 

Không chỉ hiểu rõ về giá trị của nền tảng, Co-Founder cũng có kiến thức toàn diện về đối thủ cạnh tranh của mình thông qua câu hỏi về hai ứng dụng có chức năng tương tự là Fambit và Fullscreen. 

Co-Founder đã mang lại sự hứng thú cho tất cả các nhà đầu tư. Cuối cùng, ViralWorks đã về cùng “một nhà” với shark Dzung – một nhà đầu tư công nghệ với 300 nghìn USD, trong đó 150 nghìn USD cho 15% cổ phần, 150 nghìn còn lại sẽ trở thành khoản vay có quyền chuyển đổi thành cổ phần. 

Phân tích rõ thị trường, đối thủ, biết rõ đâu là thị trường ngách và học cách phát triển dịch vụ một cách toàn diện với khoá học BRAND MANAGEMENT EXCELLENCE.

IV. Umbala – chốt “deal” nhờ đội ngũ khủng

Umbala là một trong những ứng dụng đón đầu xu hướng của mạng xã hội với “những video giải trí ngắn”, rất phù hợp với gen Z. Nói đến đây, có lẽ bạn đã hình dung một cái tên cũng tương tự như Umbala là TikTok. 

Chỉ sau 3 tuần ra đời, Umbala đã đạt được 165.000 user trên thị trường quốc tế. Sau nhiều lần gọi vốn không thành công tại Mỹ, Umbala đã quyết định quay về và phát triển tại thị trường Việt Nam. Nhận thấy “tiềm năng” của Umbala, ngay khi vào nước ta, TikTok đã “săn” người của Umbala với mức lương gấp 5 lần nhưng toàn bộ nhân viên đều từ chối. 

Ứng dụng umbala - chốt deal nhờ đội ngũ khủng từ sung lũng Silicon trở về

Umbala sở hữu một đội ngũ khủng, phần lớn là từ sung lũng Silicon trở về. Chính đội ngũ này đã khiến shark Vương và shark Thuỷ quyết định đầu tư mạo hiểm 260.000 USD cho 15% cổ phần của Umbala. 

Umbala bật mí sẽ phát triển Umbala Network – nền tảng công nghệ Blockchain để thay đổi “cục diện cuộc chơi” một lần nữa. 

Còn bạn, thương vụ nào bạn thấy ấn tượng nhất trong chương trình này? Cùng chia sẻ với AIM nhé!

Tìm hiểu thêm về CÁC KHOÁ HỌC đa dạng và chuyên nghiệp của AIM Academy ngay nhé!