Likes, followers, views,… - Đã đến lúc bạn ngừng tin vào những chỉ số phù phiếm này

Là một người làm social media, bạn thường phải theo dõi các chỉ số nội dung đến mất ăn mất ngủ? Sáng mở mắt dậy đã lên xem bài được bao nhiêu likes, bao nhiêu shares. Nhưng liệu bạn có đang sa vào chiếc bẫy của vanity metrics – những “chỉ số phù phiếm” vốn không hề chính xác khi đo lường hiệu quả trên các kênh social.
Digital Marketing

Nội dung bài viết

Là một người làm social media, bạn thường phải theo dõi các chỉ số nội dung đến mất ăn mất ngủ? Sáng mở mắt dậy đã lên xem bài được bao nhiêu likes, bao nhiêu shares. Nhưng liệu bạn có đang sa vào chiếc bẫy của vanity metrics – những “chỉ số phù phiếm” vốn không hề chính xác khi đo lường hiệu quả trên các kênh social.

I.  Vanity metrics là gì?

Vanity metrics là những chỉ số giúp “đánh bóng” bộ mặt thương hiệu trên social media, nhưng nếu đào sâu hơn, chúng thật ra chẳng mang ý nghĩa gì nhiều. Nên người ta mới đặt cho chúng cái tên “phù phiếm”.

Những chỉ số này rất dễ đo lường và thường được sử dụng trong các bản báo cáo social media. Nhưng chúng không nói lên kết quả thực sự, không gợi ý cho bạn về những chiến lược marketing tiếp theo.

“Ô kìa tại sao? Bao nhiêu lâu nay tôi vẫn đo lường như thế và tôi thấy nó cũng đúng mà?”

Đừng nôn nóng. Phần dưới đây sẽ giải thích cho bạn đâu là những chỉ số không nên đặt trọn niềm tin và vì sao lại thế.

Vanity metrics là những chỉ số giúp “đánh bóng” bộ mặt thương hiệu trên social media

II. Vì sao Vanity metrics không đáng tin cậy?

1. Followers và fans

Từ Facebook đến Instagram, từ Twitter đến LinkedIn, số lượng người theo dõi luôn là vấn đề được đặt lên hàng đầu. Ai có nhiều lượt theo dõi hơn thì kẻ đó mạnh hơn, nổi hơn, đáng tin hơn.

Điều này đôi khi vẫn đúng chứ không sai. Nhưng nếu lúc nào cũng chỉ chăm chăm vào lượt likes hay followers của trang, bạn có thể rơi vào hoàn cảnh “có tiếng nhưng không có miếng”. Followers nhiều cũng sẽ không để làm gì nếu:

  1. Họ không tương tác với nội dung của bạn
  2. Họ không phải là đối tượng mục tiêu của bạn.

Thay vì chỉ đếm số người theo dõi, hãy kiểm tra mức độ liên quan của họ với target audiences của bạn. Xem xét độ tuổi, giới tính, vị trí địa lý và sở thích của họ thông qua những công cụ như Facebook insights. Bạn sẽ biết được mình có đang xây dựng đúng nhóm audience cho thương hiệu hay không, và nên điều chỉnh nội dung, thông điệp thế nào để cải thiện vấn đề này.

Thay vì chỉ đếm số người theo dõi, hãy kiểm tra mức độ liên quan của họ với target audiences của bạn

2. Likes

Khi Instagram and Facebook đang thử nghiệm bỏ hiển thị lượt likes, thì metrics này trở thành một chủ đề bàn tán sôi nổi cho các marketer và agency. TikTok tuy còn rất mới nhưng cũng đã mạnh dạn tiến đến bỏ qua lượt followers, lượt likes để ưu tiên cho engagement. B

Các thương hiệu và tổ chức đang tìm kiếm những giá trị lớn hơn là những số liệu. Thay vì chỉ nhìn vào lượt likes, họ còn quan tâm xem mọi người ở lại trên nội dung đó bao lâu và phản ứng cụ thể như thế nào.

3. Impressions và views

Tăng số lần hiển thị và thu hút nhiều lượt xem có thể báo hiệu rằng nội dung của bạn đã tiếp cận được nhiều người trên social media. Nhưng chỉ dựa vào số lần hiển thị và lượt views thôi thì chưa đủ, còn phải xem xét những yếu tố khác như:

  • Nội dung của bạn tạo ra bao nhiêu reactions?
  • Số lượt likes và shares có tăng lên cùng với số lần hiển thị không?
  • Views của bạn là lượt xem chủ động hay bị động?
  • Tỉ lệ tương tác của bạn như thế nào so với đối thủ hoặc các trang liên quan?

4. Link clicks

Nếu bạn có chia sẻ liên kết đến sản phẩm, bài viết blog, trang bán hàng… trên bài viết social, chắc hẳn bạn sẽ phải theo dõi số lượt nhấp vào liên kết.

Nhưng đối với hầu hết các doanh nghiệp, dẫn người ta đến trang web thôi chưa đủ. Nếu muốn tạo ra doanh số, hãy kêu gọi họ đăng kí, để lại tài khoản email hoặc khuyến khích họ quay lại trang web thường xuyên.

Ngoài ra, để thu thập dữ liệu hữu ích hơn, hãy thêm các tham số UTM vào liên kết. Sau đó sử dụng Google Analytics để theo dõi hành vi và chuyển đổi của người dùng trên trang web của bạn.

Bạn sẽ nắm được có bao nhiêu khách hàng nhấp vào liên kết đó đã thực hiện mua hàng, và nội dung từ social đóng góp được bao nhiêu doanh thu. Từ đó bạn sẽ tính được ROI cho mỗi bài viết, biến một chỉ số “phù phiếm” trở nên vô cùng thiết thực.

Đọc thêm: Case Study Facebook Ads – Học Hỏi Các Quảng Cáo Trên Facebook Thành Công Từ Thương Hiệu

5. Mentions

Đề cập nghĩa là có ai đó nhắc đến bạn trên social media, chưa biết là tích cực hay tiêu cực. Dù sao thì được xuất hiện trong nhiều cuộc đối thoại cũng đã là niềm mong mỏi của nhiều thương hiệu. Đồng ý là lượt mentions càng cao thì càng nói lên độ phổ biến của bạn. Nhưng nó chưa thể nói lên mức độ ảnh hưởng của thương hiệu.

Thay vì chỉ nhìn vào mentions, hãy đánh giá tổng quan về mức độ nhận thức thương hiệu – brand awareness. Các chỉ số này sẽ đảm bảo sự tăng trưởng tích cực của thương hiệu và giúp bạn đưa ra những chiến thuật đúng đắn cho các giai đoạn tiếp theo.

II. Từ bỏ Vanity metrics – xu hướng chung của social media

James Wright, global CEO của Red Havas, dự đoán rằng những vanity metrics như likes, người dùng đăng kí, page views hay downloads… sẽ không còn mang lại lợi lộc gì cho các brands.

Ông nói: “Khi social media ngày càng trưởng thành và phát triển, các số liệu ở cấp độ bề mặt như lượt likes ngày càng ít được quan tâm hơn, và chuỗi ngày ngồi đếm những con số phù phiếm đang dần chấm dứt. Marketers cần một phương pháp đo lường có chiến lược hơn, tập trung vào các chỉ số quan trọng, chẳng hạn như mức độ duy trì sự chú ý và nhận dạng biểu cảm gương mặt.”

Những số liệu được cho là hữu ích hơn trong việc chứng minh thành công của chiến dịch có thể kể đến thời gian xem trung bình, thời gian dừng, view-through rate (VTR – tỉ lệ số lượt xem hết trên tổng số lượt hiển thị ở một skippable ad), click-through rate (CTR – tỉ lệ click chuột trên tổng số làn hiển thị quảng cáo)…

Ông Wright nói: “Vanity metrics thật tuyệt khi làm cho kết quả marketing của bạn nhìn có vẻ lung linh, nhưng không nhất thiết chúng cứ phải cao thì mới tốt. Chúng tôi dự đoán rằng chúng sẽ sớm biến mất trong thời gian tới.”

James Wright, global CEO của Red Havas, dự đoán rằng những vanity metrics sẽ không còn mang lại nhiều lợi ích đáng kể
James Wright, global CEO của Red Havas

Tuy nhiên, bắt các marketer nói lời chia tay với vanity metrics thì e là sẽ khó. Ông Wright ví social media là một thiếu niên vẫn đang trưởng thành và còn một chặng đường dài phải đi.

Các marketer trước giờ vẫn phải chứng minh ROI cho cấp trên, cho giám đốc – những người không hẳn đã có cái nhìn sâu sắc về social media, những người vốn chỉ quen với những báo cáo về lượt likes, shares, comments như một thước đo cho sự thành công của chiến dịch. Do đó, đây sẽ là một thách thức cho các marketers khi đột nhiên đòi… bỏ đi những con số (tưởng như) quyền lực này.

Nhiều giải thưởng trong ngành cũng vẫn sử dụng lượt shares và comments để đo lường độ viral của một chiến dịch social. Ông Wright lập luận rằng các giám khảo nên xem xét kết quả của một chiến dịch dựa trên hiệu quả của nó và ảnh hưởng đến mọi người, thay vì chỉ đo lường những số liệu trên internet. Thứ quyết định những chiến dịch có tồn tại được trong vài năm tới không chính là những kết quả mang tính hành động.

III. Những phương pháp đo lường trong tương lai

Một phương pháp đo lường được dự đoán sẽ “lên ngôi” trong vài năm tới là nhận dạng biểu cảm khuôn mặt. Nó xác định được chính xác phản ứng của người xem về nội dung được đăng tải. Nội dung đó có làm họ cười không, có làm họ cảm động không?

Từ trước đến nay, quan sát biểu cảm của gương mặt vẫn là phương pháp được sử dụng trong các buổi phỏng vấn nhóm (focus groups) để khảo sát sự đón nhận của khách hàng đối với nội dung.

Một phương pháp đo lường được dự đoán sẽ “lên ngôi” trong vài năm tới là nhận dạng biểu cảm khuôn mặt

Ngày nay, những gã khổng lồ công nghệ như Facebook, Amazon và Google đã phát triển các sản phẩm AI dựa trên cảm xúc, và việc nhận dạng biểu cảm gương mặt trở thành thước đo thay thế cho lượt likes sẽ chỉ còn là vấn đề thời gian. Nhưng tất nhiên, sẽ có những rào cản lớn cần phải vượt qua, chẳng hạn như quyền riêng tư của người dùng.

Trên các nền tảng như Snapchat hay Instagram Stories, người dùng có thể sử dụng “thanh trượt cảm xúc” để thể hiện cảm nhận của họ về một nội dung. Thanh trượt này có thể chưa đo lường chính xác đến mức hoàn hảo, nhưng đó là những gì chúng ta có thể làm tốt nhất cho đến hiện nay.

Kể chuyện bằng hình ảnh (visual storytelling) cũng đang đi vào giai đoạn phát triển mạnh. Các nền tảng Facebook và Twitter, vốn khởi đầu dựa trên ngôn từ, đang chú ý hơn đến visual. Năm 2020, nhiều thương hiệu sẽ bắt đầu quan tâm và đo lường tần suất logo của họ được chia sẻ và nhìn thấy trên các kênh social media. Các công cụ đo lường toàn diện như Talkwalker có khả năng đánh giá các hình thức visual của bạn, từ nội dung tĩnh đến video, từ các kênh online đến offline.

TikTok  đã mạnh dạn tiến đến bỏ qua lượt followers, lượt likes để ưu tiên cho engagement

Đó là dự đoán của các chuyên gia digital. Hãy mạnh dạn khám phá những chỉ số đo lường hiện đại, thiết thực hơn để trở thành người dẫn đầu, thay vì cứ ngồi đó và tôn thờ vanity metrics.

Hiểu toàn diện về các nền tảng digital, các công cụ, các chỉ số đo lường với khóa học DIGITAL PLATFORM MANAGEMENT

Điền form đăng ký ngay để AIM tư vấn chi tiết hơn cho bạn!