Truy Tìm Chân Dung Một SEO Executive Qua Chiếc CV

Nếu đã đọc qua bài viết Chân dung một digital marketing executive, bạn sẽ thấy trong thế giới digital có rất nhiều nhánh khác nhau. Trong đó, SEO là một trong những từ bạn được nghe không biết bao nhiêu lần. Nhưng làm SEO là làm gì và CV của SEO Executive – chuyên viên SEO trong tưởng tượng của bạn ra sao?
Digital Marketing

Nội dung bài viết

Nếu đã đọc qua bài viết chân dung một digital marketing executive, bạn sẽ thấy trong thế giới digital có rất nhiều nhánh khác nhau. Trong đó, SEO là một trong những từ bạn được nghe không biết bao nhiêu lần. Nhưng làm SEO là làm gì và CV của SEO Executive – chuyên viên SEO trong tưởng tượng của bạn ra sao?

I. Tóm lược

Muốn biết nhân vật SEOer đó là ai, lợi hại thế nào thì trước tiên chúng ta phải biết làm SEO là làm gì cái đã.

SEO là viết tắt của từ Search Engine Optimization – Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm.

Lời giải thích trên bạn cũng được nghe không biết bao nhiêu lần rồi mà vẫn chưa hiểu? Hãy nghĩ đơn giản SEO là những hành động giúp trang web của bạn “vươn” lên thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm, chủ yếu là Google.
Vậy các công việc đó là gì?

  • Nghiên cứu từ khóa
  • Quản lý, định hướng content
  • Tối ưu SEO Onpage (những vấn đề như URL, thẻ H1 H2 H3, meta description, internal links, alt text của hình ảnh, tốc độ tải trang…)
  • Tối ưu SEO Offpage (xây dựng backlink trỏ về website)
  • Tối ưu thiết kế website, tăng trải nghiệm người dùng
  • Quảng bá website trên social media
  • Phân tích đối thủ
  • Quản lý số liệu (sử dụng Google Analytics và Google Search Console)
  • Làm báo cáo

SEOer là những con người sống bằng đam mê lên top. Thức khuya dậy sớm bao nhiêu cũng chỉ để sớm mai lên Google, thấy trang của mình “chen chân” được vào trang 1, rồi top 10, top 5, rồi top 1 là hạnh phúc vô bờ.

II. Mục tiêu nghề nghiệp

SEO hiện đang là một ngành khá “hot” ở Việt Nam, thu hút không ít những bạn trẻ trong ngành lẫn trái ngành. Lượng người sử dụng công cụ tìm kiếm như Google để tra thông tin, tìm hiểu sản phẩm, dịch vụ là rất lớn, do đó SEO lại càng không thể thiếu để dẫn được lượng truy cập đó về website của doanh nghiệp.

Các bạn trẻ mới “lơ ngơ” vào nghề có thể bắt đầu ở vị trí cộng tác viên SEO với những công việc đơn giản như tối ưu onpage, đăng bài, biên tập nội dung, đi links…

Trong giai đoạn tiếp theo, bạn sẽ làm việc như một SEO executive – chuyên viên SEO, hay còn gọi là SEOer. Vị trí này thường yêu cầu người đã có chút ít kinh nghiệm. Hãy vừa làm vừa tích lũy thêm chuyên môn, kỹ năng để tiến đến những vị trí cao hơn.

Khi đã đủ “sành sỏi”, bạn chọn 1 trong 2 hướng phát triển: Chuyên gia (SEO specialist) hoặc quản lý (SEO Manager hoặc SEO Leader).

Ngoài ra, bạn có một lựa chọn khác là SEO Freelancer, tức là làm các dự án bên ngoài.

Nếu muốn nuôi “chí lớn”, bạn có thể nghĩ đến việc tự thành lập một công ty chuyên cung cấp dịch vụ SEO.

III. Học vấn

Học gì để làm SEO? Vì SEO liên quan nhiều đến các thao tác kỹ thuật nên nhiều người nghĩ đây là công việc dành cho những bạn học IT.

Đúng là những kiến thức về IT sẽ giúp đỡ bạn trong quá trình là SEO. Nhưng SEO không chỉ là kỹ thuật. Để “lên top”, bạn cần nhiều “chiêu” hơn thế. Và những “chiêu” này bạn có thể tự học hoặc theo học những khóa dạy SEO ngắn hạn, ngay cả khi bạn không biết nhiều về tin học.

IV. Kinh nghiệm

Kinh nghiệm của một SEOer không chỉ nằm ở số năm đi làm, nó còn phụ thuộc vào những dự án SEO thành công, SEO trực tiếp bao nhiêu từ khóa lên top 10 hay top 1…

khám phá những điều cần biết trong cv của một SEO executive

V. Kĩ năng

Ai sẽ chiến thắng trong cuộc đua lên top 1 tìm kiếm? Đối với SEO, hơn nhau là ở kĩ năng. Bạn sẽ cần những gì để trở thành một SEOer lý tưởng?

1. Kiến thức về content

Người làm SEO không trực tiếp viết content, nhưng phải biết đánh giá, điều chỉnh content theo đúng định hướng của website, làm sao cho content thu hút được người đọc. Với tư duy làm SEO hiện đại, content sẽ là “con át chủ bài” giúp trang web của bạn có chỗ đứng tốt trong cuộc đua này.

2. Tổng hợp, phân tích

Bạn cần biết sử dụng thành thạo một số công cụ đánh giá website cơ bản như Google Analytics, Ahref…

3. Nền tảng lập trình website

Bạn không cần phải là một chuyên gia lập trình hay thiết kế web. Nhưng có những kiến thức cơ bản sẽ giúp bạn biết cách tối ưu UX, UI, khiến người đọc thích ghé thăm trang của bạn hơn.

4. “Gu” thẩm mỹ

Đối với một website, nội dung chưa phải là tất cả, mà hình thức cũng có những ảnh hưởng không nhỏ. Một SEOer hiểu biết thiết kế cơ bản sẽ biết đưa ra những yêu cầu phù hợp cho designer để giúp trang web trông đẹp mắt, thu hút hơn.

5. Lên kế hoạch, tổ chức, quản lý thời gian

Nếu đọc cả bài thì bạn sẽ nhận thấy SEO bao gồm rất nhiều công việc nhỏ kết hợp với nhau. Bạn phải biết phân bổ thời gian cho hợp lý, đặc biệt nếu bạn hướng đến vị trí manager, quản lý công việc của cả team.

6. Kiến thức marketing

Vì SEO chính là một vị trí trong marketing, nên sẽ rất thiếu sót nếu bạn không tự trang bị cho mình những kiến thức cơ bản. Nếu chưa tự tin về kiến thức của mình, hãy “bù đắp” ngay bằng khoá học HANDS ON MARKETING.

VI. Chứng chỉ

Tùy mỗi công ty sẽ có những yêu cầu riêng về các chứng chỉ ngoại ngữ hay tin học. Những chứng nhận về các khóa học ngắn hạn về SEO, digital hay marketing cũng sẽ là một điểm cộng lớn tăng thêm sự tự tin cho bạn.

Ngành “hot”, thu nhập ổn, nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng không ít gian nan và áp lực? Bạn có muốn thử sức trở thành một SEO executive không?

Điền form đăng ký ngay để AIM tư vấn chi tiết hơn cho bạn!