Truy Tìm Chân Dung Một Advertising/paid Media Executive Qua CV

Advertising/Paid Media Executive có thể là một cái tên hơi lạ lẫm với nhiều bạn. Nghe rất xa nhưng lại ở rất gần. Đọc qua chiếc CV của Advertising/Paid Media Executive dưới đây, bạn sẽ thấy họ quen thuộc ngay thôi.
Digital Marketing

Nội dung bài viết

Advertising/Paid Media Executive có thể là một cái tên hơi lạ lẫm với nhiều bạn. Nghe rất xa nhưng lại ở rất gần. Đọc qua chiếc CV của Advertising/Paid Media Executive dưới đây, bạn sẽ thấy họ quen thuộc ngay thôi.

I. Tổng quan

Bạn đã từng nghe đến nghề chạy quảng cáo Facebook, Google, Zalo, Instagram hay gần đây nhất là Tiktok rồi đúng không? Đó chính là công việc của một Advertising/Paid Media Executive.

Vị trí Advertising/Paid Media Executive chịu trách nhiệm quản trị các hoạt động quảng cáo trên digital cho khách hàng. Đôi khi là cho chính công ty họ đang làm việc và triển khai các hoạt động đó để đạt được KPIs đề ra.

Nếu bạn đảm nhiệm vị trí này, bạn sẽ làm việc trực tiếp với Advertising/Paid Media Executive Manager và team Account (đối với agency). Ở phía agency, bạn có thể thực hiện công việc cho nhiều khách hàng cùng một lúc. Ở phía client, bạn chỉ chuyên tâm thực hiện cho doanh nghiệp của mình. Tuỳ vào mỗi bên mà cách bạn tiếp cận khác nhau. Cũng như mức độ bạn ‘can thiệp’ vào những con số, hiệu quả công việc sẽ có những yêu cầu khác nhau.

Ở đây, vị trí có thể cụ thể hơn nữa tuỳ thuộc vào nền tảng mà bạn nắm công việc. Một số nền tảng phổ biến hiện nay:

  • Mạng xã hội: Facebook, Instagram, Tiktok, Zalo
  • Mạng tìm kiếm/hiển thị/video: Google/Cốc Cốc

II. Những công việc của vị trí Advertising/Paid Media:

Quản trị các tài khoản của các nền tảng. Tuỳ vào công việc chuyên môn của vị trí đó, và tuỳ vào bạn làm agency hay client, số lượng tài khoản và cách quản trị tài khoản sẽ khác nhau.

Làm việc với team Account và Manager để có thể điều chỉnh kịp thời. Đảm bảo theo sát với mục tiêu và kế hoạch ban đầu được đề ra. Cũng có thể bạn sẽ kết hợp cùng với Account trao đổi trực tiếp với khách hàng. Giúp họ nắm cụ thể hơn về hiệu quả quảng cáo hoặc giải quyết các vấn đề về mặt kỹ thuật.

Trao đổi trực tiếp với team Creative/Content/Design để cập nhật hiệu quả hiện tại. Đề xuất các phương hướng cải thiện tốt hơn.

Đo lường và báo cáo mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng và mỗi quý.

Cập nhật liên tục các thay đổi, kiến thức mới về nền tảng đó để ứng dụng vào công việc kịp thời.

Đối với agency, bạn có thể làm việc trực tiếp với khách hàng để đưa ra kế hoạch phù hợp với mục tiêu. Đồng thời có những hiệu chỉnh về nền tảng họ đang sử dụng. Tối ưu tốt hơn cho công việc chạy quảng cáo để đạt được KPIs.

Đối với client, bạn có thể tham gia vào các cuộc họp của doanh nghiệp để nắm bắt được tình hình kinh doanh. Từ đó có kế hoạch quảng cáo cho phù hợp và đạt được KPIs sau cùng.

III. Mục tiêu nghề nghiệp

Như đã nói phía trên, tên vị trí của bạn được quyết định bởi nền tảng mà bạn thực hiện công việc. AIM sẽ đưa ví dụ cụ thể ở bên dưới để bạn có thể nắm rõ hơn nhé.

1. Advertising/Paid Media Intern

Bạn có thể bắt đầu ở vị trí này với trình độ là con số 0. Hiện tại, các công ty đang ưu tiên tuyển dụng và đào tạo bài bản trên công việc thật. Thông thường, vị trí này chủ yếu sẽ học hỏi. Có thể làm những công việc cơ bản nhất như thiết lập quảng cáo hoàn chỉnh dưới sự hướng dẫn của manager/senior. Thời gian thực tập cũng tuỳ thuộc vào công ty và khả năng tiến bộ của bạn. Thông thường là khoảng 3-6 tháng.

2. Junior Advertising/Paid Media

Đây là vị trí thấp nhất khi bạn trở thành nhân viên chính thức. Sau khi bạn đã trải qua một kỳ thực tập hoặc đã có sẵn kiến thức nền tảng nhờ học những khoá học ngắn hạn nào đó và cũng có thực hành sơ khai. Bạn sẽ bắt đầu công việc với các dự án có ngân sách nhỏ (khoảng dưới 10-15 triệu). Nếu công ty có quy mô lớn hơn, bạn có thể bắt đầu với những bước nhỏ dưới sự chỉ đạo của quản lý. Sau đó bắt đầu tham gia vào sâu hơn khi bạn đã quen dần với nhịp độ và cách làm việc của dự án.

3. Senior Advertising/Paid Media

Sau 2-3 năm, bạn có thể tiến đến vị trí này. Tất nhiên nó cũng không phải là con số chính xác. Nếu khả năng của bạn linh hoạt, phát triển nhanh thì bạn có thể rút ngắn thời gian thăng tiến. Có thể bạn sẽ được ủng hộ nâng cấp khả năng bằng cách tiếp cận với 1-2 nền tảng khác, nếu bạn định hướng trở thành Manager trong tương lai.

4. Advertising/Paid Media Specialist

Nếu bạn định hướng chỉ muốn ‘gắn bó’ với một nền tảng duy nhất, đây sẽ là vị trí mà bạn có thể nhắm đến sau 4-5 năm.

5. Advertising/Paid Media Leader/Manager

Đây là cấp quản lý cao nhất. Thông thường sẽ nắm vững nhiều hơn 1 kênh để quản trị chung hiệu quả quảng cáo cho khách hàng hoặc cho công ty. Ở cấp độ này, bạn sẽ cần:

  • Hiểu rõ cách hoạch định chiến lược
  • Biết cách khai thác tiềm năng
  • Linh hoạt cập nhật xu hướng mới
  • Đảm bảo tình hình công việc của team,…

Từ đó đạt mục tiêu chung mà cấp trên đưa ra.

khám phá những điều cần biết trong cv của advertising- paid media executive

IV. Học vấn

Thực tế thì bất cứ ngành học nào cũng có thể tiếp cận vị trí này một cách dễ dàng. Quan trọng tuỳ thuộc vào khả năng linh hoạt thực chiến với công cụ digital của bạn như thế nào. Vì ‘sức nóng’ của lĩnh vực này, nên hiện nay cũng có một số trường đào tạo kỹ năng chạy quảng cáo digital với nhiều quy mô lớn nhỏ khác nhau. Phù hợp với mọi đối tượng từ sinh viên đến người đã đi làm nhiều năm và đáp ứng những nhu cầu khác nhau trong từng thời điểm.

Chẳng hạn, tại AIM Academy có đa dạng khoá học từ nền tảng kiến thức cơ bản. Từ khóa dành cho những ai chỉ muốn nắm tổng quan để vận hành công việc tốt hơn.

Hoặc bắt đầu tiếp cận digital ở những bước đầu một cách bài bản. Cho đến những lớp học thực chiến, dành cho những ai muốn tập trung vào thực hành thiết lập, tối ưu hoá các công cụ, và cao nhất là lớp học về chiến lược chỉ dành cho cấp quản lý.

Đọc thêm: Lộ trình phát triển sự nghiệp digital marketing.

Nói tóm lại, sẽ may mắn nếu bạn đã xác định ngay được từ những năm đầu đại học, và theo học những trường đào tạo dài hạn trong khoảng 2-3 năm.

Tuy nhiên, cũng sẽ không có khó khăn gì nếu bạn vừa mới ra trường còn đang loay hoay, hay trái ngành chưa biết bắt đầu từ đâu. Bạn hoàn toàn có thể tham gia các lớp đào tạo ngắn hạn nhưng vẫn bổ sung kiến thức một cách thực tế, chuyên nghiệp và tự tin ứng tuyển vào các công ty, tập đoàn lớn.

V. Kinh nghiệm

Thông thường, kinh nghiệm của vị trí này sẽ phụ thuộc vào lĩnh vực mà bạn chuyên sâu. Một đặc điểm của công việc này là bạn có thể làm dưới dạng bán thời gian/freelance. Vậy nên bạn càng quản trị nhiều chiến dịch khác nhau thì bạn sẽ được đánh giá cao hơn.

Vì cơ bản mỗi chiến dịch đều có tính chất khác nhau, bạn càng làm nhiều, sẽ tích góp được nhiều kinh nghiệm và rút ra được nhiều bài học cho bản thân. Từ đó vận dụng vào các tình huống tương tự một cách linh hoạt hơn.

Còn về số năm kinh nghiệm, vị trí này không có một khuôn khổ quá chuẩn mực. Bạn càng thao tác thực chiến linh hoạt, và có cảm nhận về những con số một cách logic, bạn sẽ có cơ hội phát triển nhanh hơn.

Ngoài ra, để được thăng tiến trong ngành, ngoài việc bạn cần nắm vững kiến thức về mặt kỹ thuật, bạn cần trau dồi thêm một số kỹ năng xã hội để nâng cao khả năng của mình. Cụ thể những kỹ năng nào, xem tiếp phần dưới đây nhé!

VI. Kỹ năng

  • Nắm vững các kiến thức về mặt lý thuyết và thực hành của kênh mà bạn vận hành. Bao gồm cách vận hành như thế nào, kết hợp vào trong chiến lược marketing mix của doanh nghiệp. Hành trình mua hàng của khách hàng cũng như đọc hiểu ý nghĩa của các con số.
  • Khả năng phân tích, nhìn nhận vấn đề, nhất là nhạy cảm với các con số. Không chỉ đọc và hiểu mà có thể liên kết câu chuyện, đánh giá tổng quan hơn. Từ đó mới đưa ra chiến lược, phương hướng cải thiện.
  • Tư duy logic, cả về số cả về mặt con chữ để thiết lập quảng cáo phù hợp. Về con chữ thì bạn có thể kết nối với người làm nội dung. Tuy nhiên bạn cũng cần có cảm nhận về nó vì cách áp dụng nội dung trong quảng cáo digital sẽ có những lưu ý và linh hoạt hơn.
  • Có khả năng giao tiếp rõ ràng, rành mạch. Nếu có một chút sự khéo léo sẽ được ghi điểm cao hơn. Vì đôi lúc, bạn sẽ phải tham gia vào các cuộc họp với công ty hay khách hàng, trình bày những hiệu quả mà mình đã thực hiện được. Tất nhiên là dưới hình thức dễ hiểu nhất, đơn giản hoá nhất bởi họ không am hiểu quá nhiều về thuật ngữ quảng cáo như bạn.
  • Có khả năng giải quyết vấn đề, linh hoạt khi xử lý các tình huống bất trắc. Khi bạn càng thăng tiến lên vị trí cao hơn, bạn càng phải thể hiện rõ khả năng này. Bởi lúc này, bạn sẽ ít ‘can thiệp’ vào công việc ‘tay chân’ như thiết lập bằng cách copy & paste. Mà bạn sẽ tập trung vào quản lý team và lên chiến lược để điều phối cả team cùng làm. Vậy nên, bất cứ tình huống rủi ro nào cũng có thể xảy ra. Nhất là đối với những rủi ro liên quan đến khoản ngân sách chạy quảng cáo rất lớn của khách hàng, công ty.

Tham khảo chương trình học toàn diện DIGITAL MARKETING để tăng khả năng đạt được công việc với mức lương mong muốn ngay từ hôm nay