Truy Tìm Chân Dung Của Một Digital Marketer Qua Chiếc CV

Digital Marketer – một công việc nghe hết sức thời đại. Nhưng làm Digital là làm gì? Là chạy quảng cáo Google, Facebook đó hả? Nếu bạn đang có hứng thú với mảng Digital nhưng còn mù mờ, chưa biết chính xác mình phải học gì, làm gì thì hãy cùng bài viết này vén bức màn bí ẩn lên nhé. CV của một Digital Marketing Executive trông sẽ như thế nào đây?
Digital Marketing

Nội dung bài viết

Digital Marketer – một công việc nghe hết sức thời đại. Nhưng làm Digital là làm gì? Là chạy quảng cáo Google, Facebook đó hả? Nếu bạn đang có hứng thú với mảng Digital nhưng còn mù mờ, chưa biết chính xác mình phải học gì, làm gì thì hãy cùng bài viết này vén bức màn bí ẩn lên nhé. CV của một Digital Marketing Executive trông sẽ như thế nào đây?

I. Tóm lược

Digital Marketing là công việc gì?

Bạn có thể thấy nó gồm 2 phần: Marketing và Digital. Hiểu một cách đơn giản là làm marketing trong môi trường kĩ thuật số.

Hình như nghe nó cũng chưa được đơn giản lắm á, thôi đọc tiếp nè.

Làm Digital Marketing là làm tất cả những gì giúp sản phẩm, thương hiệu của bạn có khả năng cạnh tranh và chiến thắng trên thị trường, bằng cách sử dụng kĩ thuật số. Vũ khí của bạn là:

mô hình Paid - Own - Earned media cho từng nhóm stranger, customer, fans

II. Mục tiêu nghề nghiệp

Lộ trình phát triển của một digital như thế nào? Và bắt đầu từ đâu?

Nhìn hình trên bạn có thấy hoảng không?

Bạn có 3 kênh chính: Paid-Owned-Earned. Tùy theo chiến lược của công ty, thương hiệu, bạn chọn sử dụng 1 trong 3, hoặc kết hợp 2-3 kênh. Mỗi kênh lại có vô vàn những công cụ khác nhau. Là một chiến binh Digital Marketer, bạn phải biết cách sử dụng những loại “vũ khí” đó.

Nhưng không nhất thiết phải giỏi hết tất cả.

1. Chọn cho mình 1 kênh/công cụ để “đeo bám” lấy nó

Digital Marketing hết sức rộng lớn. Khi mới bắt đầu, bạn nên tìm hiểu tổng quan về tất cả các kênh, hiểu mục đích của kênh đó là gì.

Sau đó bạn có thể tập trung vào phát triển 1 mảng, 1 kênh hoặc 1 công cụ (chẳng hạn như Social, SEO, Content…), nhưng đồng thời cũng cần quan tâm đến những mảng khác để biết cách phối hợp chúng.

2. Một số mảng chính mà bạn có thể chọn và hướng phát triển

  • Mảng SEO: Nhiệm vụ chính là tối ưu nội dung, website, ở level cao thường hướng đến SEO leader, quản trị hệ thống, trang web.
  • Mảng Social Media: Tiếp cận và tương tác với khách hàng thông qua các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram… Sau một thời gian vững chuyên môn bạn có thể tiến đến làm thương hiệu, thực hiện các campaign mang tính sáng tạo.
  • Mảng Ads: Bao gồm chạy quảng cáo Facebook, Google, Zalo… Nhóm này tập trung vào kĩ thuật và mục tiêu tăng doanh số.
  • Mảng Content: Là những người tạo ra nội dung tiếp thị. Khám phá CV của một content writer sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nhóm này.
  • Mảng phân tích, Tracking: Công việc của nhóm này là theo dõi, đo lường, phân tích với mục đích là tối ưu hóa quảng cáo và trải nghiệm của người dùng.
  • Một số mảng khác: Email Marketing (tiếp thị bằng thư điện tử), Affiliate Marketing (tiếp thị thông qua liên kết)…

Phối hợp giữa các mảng là như thế nào? Chẳng hạn như Content biết về SEO để tạo ra nội dung on-top Google, chạy Ads và Tracking có liên quan với nhau để tối ưu được quảng cáo…

3. Sau khi đã thành thạo 1 mảng rồi thì sao?

Khi đã vững trong 1 kênh/1 công cụ và nắm được những mảng liên quan, bạn có 2 hướng để theo: Đi dọc hay đi ngang. Mà đi dọc với đi ngang là như thế nào? Hãy thử đọc bài viết Làm digital marketing – nên bắt đầu từ đâu? để có được hướng phát triển đúng cho bản thân nhé.

III. Học vấn

Hiện nay một số trường đại học tại Việt Nam đã có đào tạo chuyên ngành Digital Marketing nhưng chưa nhiều. Nếu bạn học ngành Marketing, các ngành về kinh tế, truyền thông thì vẫn rất phù hợp để “dấn thân” vào nghề này.

Còn nếu bạn không có bằng cấp gì hay học một ngành không liên quan thì sao? Thật ra bằng cấp không phải là vấn đề gì ghê gớm trong các ngành Marketing nói chung. Nhưng bạn nên đi làm để có kinh nghiệm, đồng thời học thêm các khóa đào tạo ngắn hạn về Marketing hoặc Digital.

IV. Kinh nghiệm

CV digital marketing executive mô phỏng

Khi mới bắt đầu vào nghề, bạn có thể chọn làm việc ở client hoặc agency để phát triển về mảng chuyên môn của mình. Sau một thời gian đã tích lũy đủ kĩ năng và kinh nghiệm mà không muốn tiếp tục theo 2 hướng trên, bạn có những lựa chọn khác như là freelancer, thành lập và làm chủ một agency nhỏ, v.v…

V. Kỹ năng

Như đã nói ở trên, Digital Marketing là một ngành rất rộng và bao gồm rất nhiều mảng, và mỗi mảng lại yêu cầu những kĩ năng khác nhau. Chẳng hạn như:

  • Người chạy Ads hay phân tích, tracking cần có tư duy về số, khả năng phân tích và đánh giá số liệu, nhạy với công nghệ, thao tác máy tính nhanh.
  • Người làm Social Media phải có khả năng sáng tạo, nắm bắt xu hướng và thị hiếu, có thể phát triển nội dung và thiết kế.
  • Làm SEO thì dành cả thanh xuân để nghiên cứu từ khóa, đánh giá, lựa chọn, định hướng content cho website….

Tuy nhiên, dù là làm ở vị trí nào, bạn cũng cần có những kiến thức cơ bản về Marketing. Vì dù bạn sử dụng kênh nào, công cụ nào thì mục đích cuối cùng vẫn là làm Marketing.

VI. Chứng chỉ

chứng chỉ digital marketing đóng vai trò quan trọng để lọt vào mắt xanh NTD

Bên cạnh các chứng chỉ tiếng Anh và Tin học cơ bản, sẽ là một điểm cộng nếu bạn được trang bị những chứng chỉ về Marketing nói chung hay Digital Marketing nói riêng.

Sau khi soi xét “xào nấu” một chiếc CV của digital marketer thì ông bạn này cũng không còn quá bí ẩn nữa đúng không? Nếu bạn thấy những gạch đầu dòng trên phù hợp với mình thì cứ mạnh dạn thử và theo đuổi, hay gạch đầu dòng nào mình còn trống thì tìm cách lấp đầy vào nhé.

Bạn đã sẵn sàng chọn cho mình “vũ khí” và trở thành một “chiến binh” digital chưa?

Nếu đã lên tinh thần, sẵn sàng để “dấn thân” nhưng chưa tự tin vào khả năng cũng như kiến thức nền tảng về Digital thì khoá học DIGITAL PLATFORM MANAGEMENT rất phù hợp để giúp bạn hình dung rõ nét về các công việc trong digital một cách bài bản

Điền form đăng ký ngay để AIM tư vấn chi tiết hơn cho bạn!