Trở Thành Planner, Bạn Cần Có Khả Năng Nào Và Bắt Đầu Từ Đâu?

Là ‘hoa tiêu’ cho những chiến dịch quảng cáo, planner chắc chắn phải có những khả năng ‘điêu luyện’. Tất cả đã được anh Hồ Công Hoài Phương chia sẻ tại buổi học thử lớp Strategic Communication Planning .
Creative Communication

Nội dung bài viết

Là ‘hoa tiêu’ cho những chiến dịch quảng cáo, planner chắc chắn phải có những khả năng ‘điêu luyện’. Tất cả đã được anh Hồ Công Hoài Phương chia sẻ tại buổi học lớp Strategic Communication Planning.

Như anh Phương cho biết, một công ty quảng cáo sẽ có ba bộ phận chính là account, creative và planner.

Tuy nhiên, planner là vị trí ít quan trọng nhất, dễ bị thay thế và nếu không có planner thì công ty quảng cáo vẫn hoạt động được.

Bên cạnh đó, nhiều khách hàng còn không hiểu vai trò của planner, và thường nhầm lẫn với người account. Chính vì thế, các planner luôn sợ bị lãng quên, đào thải và không đóng góp được nhiều cho công ty.

Để phát huy được hết năng lực, planner phải luôn trau dồi kiến thức và sở hữu nhiều khả năng nổi trội.

Tại buổi học thử, anh Phương đã không ngần ngại chia sẻ các yếu tố, khả năng mà người làm planning cần phải có. Đồng thời, anh cũng đề cập đến những vị trí khởi đầu cho bước đệm an toàn để trở thành một Strategic Planner chuyên nghiệp.

I. Những khả năng mà planner cần có

5 khả năng cần có của planner

Planner là người kết nối mọi thứ lại với nhau, đưa quảng cáo gần với người tiêu dùng hơn, thu nhỏ khoảng cách của sáng tạo và chiến lược lại, giúp chiến dịch truyền thông trở nên hiệu quả. Bên cạnh đó, muốn làm được việc thì planner phải làm cho creative ‘thương’ và account ‘cần’ để củng cố vị trí trong công ty.

1. Khả năng nghiên cứu

Trong công ty quảng cáo, account bận rộn tiếp khách hàng và creative thì bận tìm kiếm ý tưởng. Chính vì thế, công việc nghiên cứu cho chiến dịch sẽ được planner gánh vác.

Planner là những nhân vật am hiểu về consumer insight, hiểu người tiêu dùng cần gì ở một thương hiệu. Khả năng nghiên cứu của planner còn phải mang tính học thuật khi nguồn kiến thức của họ sẽ được bồi đắp từ các công trình nghiên cứu khoa học.

Nếu không có khả năng nghiên cứu, bạn không thể trở thành planner.

2. Khả năng thấu cảm

Để hiểu tâm lý người tiêu dùng là chuyện không dễ dàng nếu bạn không nhạy cảm. Muốn nắm bắt được suy nghĩ và trải nghiệm của người khác, bạn phải quan tâm đến cảm xúc của người khác.

3. Khả năng sáng tạo

Đây là yếu tố rất quan trọng đối với một planner. Một người có khả năng sáng tạo thì có thể truyền cảm hứng cho creative và có thể làm việc được trong thế giới sáng tạo của quảng cáo.

4. Khả năng thuyết phục

Nhiệm vụ cuối cùng của account, creative và planner là bán được idea. Vì thế, khả năng thuyết phục là khả năng cần có cho mọi planner. Nếu bạn không thuyết phục được người khác thì xem như bạn đã thất bại.

5. Khả năng trình bày

Nhiều người cho rằng phần công việc của planner được nhìn thấy rõ nhất chính là bài thuyết trình powerpoint. Theo anh Phương chia sẻ, làm powerpoint đẹp là một phần nhỏ, planner phải trình bày các cấu trúc và chiến lược sao cho hợp lý, hấp dẫn. Nhiều bạn có ý tưởng rất hay nhưng không biết trình bày sao cho thật thu hút thì cũng không nhận được cái ‘gật đầu’ của khách hàng.

6. Khả năng phục vụ

Anh Phương nhấn mạnh rằng người làm planner cuối cùng cũng là người phục vụ khi phải bán được ý tưởng, làm hài lòng khách hàng.

Đọc thêm: Lộ trình tự học Strategic Communication Planning cho người mới

II. Để trở thành một planner, bạn cần phải bắt đầu từ vị trí nào?

ai có thể phù hợp để bắt đầu công việc làm planner

Để trở thành một planner, bạn cần phải bắt đầu từ vị trí nào? Tại buổi học thử, anh Phương cũng giải đáp câu hỏi này.

  • Account hoặc Copywriter. Hai vị trí này đã quá hiểu phương thức vận hành của một công ty quảng cáo

Ngoài ra, anh Phương cho rằng account chính là sự khởi đầu ‘chuẩn’ nhất. Account là những nhận vật kĩ lưỡng, có khả năng ‘make it happen’ và khả năng ‘chiều chuộng’ khách hàng.

Còn về phần copywriter, họ là người có khả năng sáng tạo và khả năng thuyết phục người tiêu dùng thông qua con chữ. Bên cạnh đó, họ cũng hiểu được consumer, nền tảng cho những chiến dịch quảng cáo.

  • Client

Khi bạn từng làm việc với vị trí client và muốn chuyển sang vị trí planner thì bạn nên nhận thức rằng mình đang ‘phục vụ’ người khác.

Những bạn từ vị trí này muốn nhảy sang agency sẽ gặp vài khó khăn và cần thời gian thích ứng vì họ đã quen được ‘phục vụ’.

  • Nghiên cứu thị trường

Trước đây, các planner thường được tuyển dụng từ các công ty nghiên cứu thị trường. Chính vì vậy ‘đôi giày’ planner cũng khá ‘vừa vặn’ với họ. Ngoài ra, để làm tốt công việc, những bạn từng làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường cần có thêm khả năng sáng tạo.

  • Sinh viên mới ra trường

Với xuất phát điểm này, các newbie sẽ gặp nhiều khó khăn nếu chưa có nhiều kinh nghiệm và kiến thức. Vì thế, anh Phương cũng khuyên các bạn hãy kiên nhẫn, chịu khó trau dồi. Hoặc, các bạn có thể đi lên từ các vị trí trên để quen dần với công việc và tránh được tình trạng ‘không biết làm gì’.

Vị trí dễ bị thay thế, công việc áp lực nên các Strategic Planner tương lai cần phải học ngay những kỹ năng còn thiếu.

Ngoài ra, để trở thành planning, các bạn hãy chọn sự khởi đầu tốt nhất để cọ xát bản thân, đồng thời biết thêm nhiều kiến thức liên quan.

Là khoá học duy nhất tập hợp những planner hàng đầu, trong khoá Strategic Planning bạn sẽ được rèn luyện tư duy truyền thông chiến lược thông qua:

5 điều bạn học được từ khoá học:

    1. Chuẩn bệnh sai khó lòng bốc thuốc đúng. Chiến lược truyền thông luôn bắt đầu từ vấn đề. Dù làm việc ở agency hay team truyền thông in-house, khoá học giúp bạn là tìm ra đâu là vấn đề (thực sự) của brand, từ đó xác định được mục tiêu rõ ràng. Objectives đi trước, giải pháp đi sau. Không có chuyện ngược lại.
    2. Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng. Biết người ở đây là việc nắm về brand communication, hiểu ‘tâm tư tình cảm’ của client và brand team. ‘Người’ ở đây cũng là biết đối thủ hay kỹ năng làm competitor review. Khóa học giúp bạn nhìn ra khả năng quá nửa số idea ‘kinh thiện động địa’ của bạn đã được các brand khác làm (có điều là bạn chưa biết thôi).
    3. Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nhấc bổng quả đất lên. Với chiến lược truyền thông, điểm tựa chính là insight – sự thật ngầm hiểu. Bạn sẽ bất ngờ khi biết rằng có tới gần 10 loại insight như: consumer insight, product insight, Brand insight, Business insight, Competitor insight…
    4. Creative brief là đầu câu chuyện. Creative brief (bản yêu cầu sáng tạo) – đề bài từ phía brand được cô đọng lại để creative team tạo ra những idea sáng tạo mà hiệu quả. Làm sao tạo ra creative brief ngắn mà vẫn gợi cảm hứng luôn là thử thách của Account và Planner.
    5. Nói dễ hơn làm. Chiến lược từ kế hoạch tới thực thi luôn có một khoảng cách dài ngang Vạn Lý Trường Thành. Trước khi lập kế hoạch truyền thông, bạn cần hiểu cách thức truyền thông hoạt động. Đặc biệt là hiểu về IMC – câu ‘thần’ chú đang được nhiều brand ứng dụng hiện nay.
Hình ảnh học viên tốt nghiệp khóa Strategic Communication Planning
Học viên tốt nghiệp khóa Strategic Communication Planning tại AIM

Điền form đăng ký về khoá STRATEGIC COMMUNICATION PLANNING ngay để AIM tư vấn phù hợp theo mục đích của bạn