Làm sao để sản xuất content vừa nhiều, vừa "chất"?

"Content is King" là điều rõ ràng. Nhưng làm sao để sản xuất content vừa nhiều vừa chất, với cùng một nguồn lực là điều thách thức của không ít doanh nghiệp.
Creative Communication

Nội dung bài viết

Chúng ta đang sống trong thời đại mà nội dung, đặc biệt là nội dung số (digital content) nhiều hơn các thập kỉ trước cộng lại. Nội dung được đánh giá cao vừa phải có giá trị, vừa hấp dẫn, lại vừa mang tính liên tục. Làm thế nào để sản xuất content vừa nhiều vừa chất là nỗi niềm của nhiều doanh nghiệp.

Content marketing là một hoạt động đòi hỏi cả 2 mặt số lượng và chất lượng. Content dở thì dĩ nhiên không ai xem, nhưng content hay mà ít, không liên tục thì cũng không đủ sức để tác động đến người đọc. Đó là chưa kể đến việc “nuôi dưỡng”, chăm sóc một tệp người đọc trung thành.

Team content có thể làm gì để sản xuất nội dung nhanh hơn, hiệu quả hơn? Từ khâu lên ý tưởng, lập kế hoạch, viết bài đến chỉnh sửa và xuất bản?

I. Thiết lập quy trình sản xuất content

Một quy trình chung thống nhất trong cả team sẽ giúp công việc vào guồng nhanh hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian.

1. Xây dựng team content chuẩn

Một team content thường bao gồm những người với những vai trò khác nhau

Mỗi người sẽ có một vai trò khác nhau trong team. Ngoài ra bạn còn cần một leader để quản lý chung tiến độ công việc. Một team content chuẩn thường bao gồm những nhân vật này.

2. Xây dựng guidelines định hướng nội dung và phong cách

Để content được nhất quán, bạn cần có một bản guidelines ngay từ đầu, như một “kim chỉ nam” cho mọi thành viên. Những vấn đề cần được làm rõ trong content guidelines:

  • Tính cách thương hiệu của bạn là gì?
  • Nhóm độc giả mà bạn hướng đến là ai?
  • Mục tiêu content của bạn là gì: Bán hàng, tăng nhận diện thương hiệu hay thu thập lead?
  • Bạn có đang làm content cho một cá nhân cụ thể, trong một giai đoạn cụ thể của kênh bán hàng không?
  • Tone & mood của bạn là gì: Trang trọng hay bình dân, dành cho người mới hay chuyên gia,…?
  • Định hướng về visual: Màu sắc chủ đạo, kiểu typography, kiểu logo? Về hình ảnh, sử dụng hình graphics hay stock photos, hay cả hai? Có sử dụng ảnh động (Gifs) không? Có templates hình ảnh không?
  • Quy định về format bài viết: Các phần cần có trong 1 bài, quy định về độ dài, cách trình bày…
  • Quy định về việc chèn liên kết: Tần suất chèn internal và external links như thế nào, hình thức chèn ra sao?
  • Hướng dẫn về SEO content: Mật độ từ khóa, vị trí xuất hiện từ khóa?

Đọc thêm: Triển khai ý tưởng thành content

3. Xây dựng lịch sản xuất content

Lịch content được thiết kế dựa trên loại nội dung, chiến dịch, thời gian thực hiện… Bạn có thể sử dụng một số mẫu lịch có sẵn trên mạng hoặc điều chỉnh lại cho phù hợp với công việc của team mình.

Mẫu lịch dưới đây giúp các thành viên dễ dàng theo dõi tiến độ công việc.

Trong khi đó, mẫu này sẽ đảm bảo rằng bạn không bỏ lỡ những ngày lễ, những dịp đặc biệt trong năm.

II. Làm sao để sản xuất được nhiều content hơn?

Bây giờ bạn đã có team, có guidelines và lịch trình, hãy sử dụng những mẹo sau đây để đẩy nhanh năng suất “sinh sản” content.

1. Tận dụng sức mạnh của công cụ

Tận dụng sức mạnh của công cụ trong các khâu như lên ý tưởng, viết và soạn thảo, thiết kế hình ảnh hay quảng bá nội dung
Nguồn ảnh: seodiscovery

Đã qua rồi cái thời sáng tạo chỉ nhờ sức người. Hiện nay có rất nhiều công cụ giúp bạn chống “ách tắc” ở mọi khâu như lên ý tưởng, viết và soạn thảo, thiết kế hình ảnh hay quảng bá nội dung.

Tìm hiểu ngay về 13 công cụ cho người làm content này để tăng số lượng và chất lượng nội dung. Bật mí là rất nhiều trong số đó có thể sử dụng miễn phí.

2. “Tái sử dụng” content

Đăng đi đăng lại những bài viết cũ là một điều tương đối “kỵ” trong content marketing. Nhưng “tái chế” nó thành một bài viết mới thì lại là một cách làm thông minh và tiết kiệm thời gian.

Những nội dung nào có thể dùng lại được? Những bài chất lượng tốt hoặc những bài có thể cập nhật, khai thác thêm. Bạn có những cách nào để “tái sử dụng” content? Dưới đây là 1 số gợi ý.

  • Chuyển thể

Tìm một định dạng khác cho content cũ của bạn, chẳng hạn như biến bài viết thành presentation, infographic, Pinterest instructographic, video, hoặc ngược lại. Rượu tuy cũ, nhưng một chiếc bình mới vẫn có thể làm người ta hứng thú.

  • Cải tạo

Với những bài viết mà nội dung không lỗi thời theo thời gian, bạn có thể cập nhật hoặc đào sâu, mở rộng một số thông tin. Làm mới chúng bằng cách thay đổi hình ảnh, viết lại tiêu đề, điều chỉnh một số lỗi sai. Ngoài ra, nếu trong bài viết đăng lần đầu bạn bỏ qua các quy tắc về SEO để giữ nguyên tính sáng tạo, đột phá, thì trong lần repost bạn có thể điều chỉnh cho thân thiện với SEO hơn. Chẳng hạn như đổi tiêu đề bài, đặt lại tên hình ảnh, thêm từ khóa chính, từ khóa phụ.

  • Tổng hợp

Biên tập lại những bài viết đặc sắc từ trước đến nay thành dạng e-book. E-book này có thể sử dụng làm quà gửi cho khách hàng, người theo dõi trung thành chẳng hạn.

Đọc thêm: Sản xuất content vừa nhiều – vừa chất

III. Cần lưu ý gì khi hợp tác với freelance writers

Nhiều doanh nghiệp chọn giải pháp sử dụng dịch vụ content thuê ngoài để đáp ứng nhu cầu về nội dung. Những kinh nghiệm dưới đây sẽ giúp bạn làm việc với các freelancer hiệu quả hơn.

1. Chọn mặt gửi vàng

Trước tiên là vấn đề tìm freelance writers. Nhiều doanh nghiệp có tiền nhưng tìm “đỏ mắt” vẫn không được người ưng ý. Hiện nay có rất nhiều website tuyển dụng và các group trên mạng xã hội giúp bạn liên hệ với các writers. Trong quá trình “chiêu mộ”, chú ý những vấn đề sau.

  • Xem CV, portfolio hoặc yêu cầu họ gửi/viết thêm một vài bài theo yêu cầu của bạn để kiểm tra trình độ.
  • Những lĩnh vực như beauty/fitness/healthy living… đôi khi chỉ cần một người viết có khả năng nghiên cứu tốt là đủ. Nhưng một số lĩnh vực chuyên sâu hơn lại đòi hỏi người viết từng có kinh nghiệm về chủ đề, để đảm bảo tính chính xác và thuyết phục của thông tin.
  • Bạn cần một người giúp bạn đưa ra các ý tưởng và thực hiện một nội dung hoàn chỉnh, hay chỉ cần người viết theo các chủ đề được giao? Hãy xác định nhu cầu của mình trước rồi hãy đi tìm người phù hợp.

2. Đưa ra mức thù lao hợp lý

Tham khảo mức thù lao trung bình trước khi đăng tin tuyển người. Hiện nay vấn đề thù lao cho content thuê ngoài khá nhạy cảm trong cộng đồng freelancers. Nếu bạn đưa ra mức thù lao quá thấp so với “giá thị trường” thì rất dễ gây “phẫn nộ” từ phía mọi người. Để xác định được số tiền bao nhiêu là đủ, cân nhắc những yếu tố như:

  • Thể loại bài viết
  • Độ dài bài viết
  • Yêu cầu về chất lượng: Unique bao nhiêu %, có chuẩn SEO hay không, yêu cầu về từ ngữ, văn phong…
  • Mức độ chuyên sâu
  • Cần người đã có kinh nghiệm hay có thể đào tạo thêm

3. Thống nhất trước về outline

Vấn đề lớn nhất của những tay viết freelance là họ rất khó theo đúng định hướng content của doanh nghiệp. Họ cần một outline – dàn ý để điều chỉnh lại ý của mình, không đi xa khỏi những gì doanh nghiệp mong muốn. Outline có thể đơn giản hay chi tiết, tùy bạn cho phép writer tự do đến đâu.

Ví dụ outline cho một bài post chủ đề “X công cụ giúp bạn…”:

  • Intro: Đặt ra một câu hỏi, một vấn đề khiến người đọc suy nghĩ, giới thiệu sơ nét danh sách công cụ và lý do tại sao bạn chọn chúng.
  • Body: Đánh số từng công cụ và đặt chúng là H2 (heading 2). Đối với mỗi công cụ, thêm 1 ảnh chụp giao diện và 1 liên kết đến trang chủ của họ. Mô tả thêm về chức năng và giá cả.
  • Conclusion: Kết lại bài và kêu gọi hành động.

Trong trường hợp bạn để cho writer sáng tạo và tự lên ý tưởng, hãy yêu cầu họ gửi outline cho bạn duyệt trước khi viết thành bài.

Đọc thêm: Làm sao để trở thành freelance content writer?

4. Brief rõ ràng, dễ hiểu

Nhiều doanh nghiệp đi thuê người viết bài nhưng không biết cách brief sao cho writer hiểu. Cuối cùng là bài gửi về không đúng ý và gây phiền toái cho cả 2 bên.

Bản brief là nơi thể hiện những yêu cầu mà bạn muốn bài viết đáp ứng. Vì vậy hãy thể hiện nó thật rõ ràng và dễ hiểu.

Ví dụ bạn là một công ty bán các sản phẩm chăm sóc da từ thiên nhiên, brief của bạn dành cho writer sẽ tương tự thế này.

  • Chủ đề: Các biện pháp tự nhiên chăm sóc da khô mùa đông
  • Độ dài: 700-1000 từ
  • Thể loại: Blog post
  • Nội dung: Những phương pháp tự nhiên giúp cải thiện độ ẩm cho da, khéo léo đề cập đến sản phẩm Pureleia Pure Radiance Oil.
  • Xưng hô: Chúng tôi – bạn
  • Tone & mood: Nhẹ nhàng, thân thiện
  • Từ khóa: Chăm sóc da tự nhiên, da khô, chăm sóc da mùa đông
  • Deadline: 5 ngày

Còn đây là ví dụ về một chiếc brief mơ hồ, thiếu thông tin.

  • Chủ đề: Các biện pháp chăm sóc da tự nhiên
  • Mô tả: Một bài blog về các biện pháp chăm sóc da tự nhiên
  • Độ dài: 700-1000 từ
  • Deadline: 1 ngày

Các content writer trong team in-house có thể có đủ thông tin để hoàn thành chủ đề mà không cần thêm bất cứ mô tả về yêu cầu nào. Nhưng freelancer thì lại khác, họ chưa quen với cách làm, định hướng của bạn nên cần thiết phải có một bản brief chỉn chu.

Trong thời kì mà content trở thành con át chủ bài của marketing, hãy giữ cho content của doanh nghiệp bạn luôn đảm bảo về cả chất lượng và số lượng. Những phương pháp nêu trên sẽ giúp cho quá trình sản xuất nội dung được “trơn tru” và hiệu quả hơn.

Cấu trúc chiến lược nội dung ra sao thì hợp lý, lên ý tưởng và ứng dụng ý tưởng thành từng định dạng như thế nào… là những thứ bạn sẽ phải học nếu là một người phụ trách mảng nội dung của công ty.

Hãy đến với khóa học CONTENT MARKETING tại AIM Academy để tạo ra được những nội dung vừa truyền tải được thông điệp thương hiệu, vừa cuốn hút người đọc.

Đăng ký sớm để nhận được mức học phí ưu đãi!