Nên Đầu Tư Xây Dựng Thương Hiệu Khi Nào?

Với đội ngũ giảng viên là các nhân sự marketing cấp cao đến từ các tập đoàn hàng đầu, lớp Brand Management Excellence tại AIM giúp bạn nắm vững quy trình xây dựng và quản trị thương hiệu chuyên sâu. Dành ngay 5 phút để tìm hiểu kỹ hơn về nội dung khoá học tại đây .
Marketing Management

Nội dung bài viết

Nên chi tiền cho giảm giá hay đầu tư cho hoạt động giúp nuôi dưỡng mối quan hệ với khách hàng? Nên dành ngân sách tưởng thưởng các bạn sales hay giúp công ty xây dựng một bộ nhận diện cho ‘ra ngô ra khoai?”… Yên tâm, không chỉ mình bạn đang đấu tranh giữa tầm nhìn dài hạn (branding) và ‘cơm áo gạo tiền’ trước mắt (sale).

Với nhiều công ty, xây dựng thương hiệu là lựa chọn ‘xa xỉ’. Nhất là khi hiệu quả của thương hiệu ảnh hưởng tới bán hàng là thứ cực kỳ khó để đo đếm. Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại. Chẳng phải ngẫu nhiên danh sách 10 thương hiệu được tiêu dùng nhiều nhất Việt Nam 2017 lại thuộc về những ‘ông lớn’ như Unilever, Masan, Vinamilk, Nestlé.

Khi sở hữu một thương hiệu được người dùng tin tưởng, bài toán doanh số thị phần được giải quyết là điều có thể nhìn thấy được. Điều này đặc biệt đúng trong bối cảnh chi phí để có được một khách hàng cứ tăng ‘phi mã’ và công ty không thể cứ bỏ tiền chạy quảng cáo mãi.

Vậy, khi nào là thời điểm ‘chín muồi’ để xây dựng thương hiệu? Trong bài viết này, AIM xin gợi ý cho bạn 3 cơ sở được gợi ý trong lớp Brand Management Excellence để quyết định thời điểm xây dựng chiến lược thương hiệu.

I. Think big, start small

Sản phẩm và cách thức business vận hàng mới là thách thức lớn nhất dành cho team leader hay chủ doanh nghiệp.

Thương hiệu không phải là chìa khoá vạn năng giúp doanh nghiệp giải mọi bài toán. Sản phẩm và cách thức business vận hàng mới là thách thức lớn nhất dành cho team leader hay chủ doanh nghiệp.

Thương hiệu là yếu tố cốt lõi giúp doanh nghiệp phát triển và có một chiến lược làm thương hiệu về dài hạn là điều chủ doanh nghiệp nào cũng muốn.

Tuy nhiên, vấn đề này chỉ nên được bàn tới khi các ‘mắt xích’ khác của bộ máy có được sự hoàn thiện. Những mắt xích đó có thể là một mô hình kinh doanh rõ ràng, một sản phẩm thực sự chất lượng, một hệ thống phân phối đủ rộng để giải quyết bài toán ‘lười biếng’ của người tiêu dùng, một đội ngũ bán hàng hiểu rõ giá trị doanh nghiệp muốn theo đuổi và luôn tìm cách hiện thực hoá điều đó trong từng cuộc gọi… Tất cả những điều này mới là thứ giúp bạn tạo ra sự khác biệt thực sự để từ đó, giúp chiến lược thương hiệu vững chắc từ những viên gạch đầu tiên. 

Làm thương hiệu không thể tách rời mô hình kinh doanh. Hãy hiểu rõ business model của mình và bắt đầu làm tốt từ những yếu tố nhỏ nhất trước khi bàn tới câu chuyện định vị hay nhận diện.

II. 1 + 1 = 3

Trong kinh doanh. Không có công thức cố định nào cho doanh nghiệp trong việc xây dựng và quản trị thương hiệu.

Trong kinh doanh, một cộng một nhiều khi chẳng bằng hai. Không có công thức cố định nào cho doanh nghiệp trong việc xây dựng và quản trị thương hiệu.

Chẳng phải tự nhiên TH True Milk xuất hiện trên thị trường với “sữa sạch” hay Coffee House chọn chiến lược thương hiệu “Nhà Cà Phê” với không gian để chia sẻ trải nghiệm. Marketing nói chung, làm thương hiệu nói riêng không thể xa rời những nguyên tắc nền tảng.

Trong nội dung lớp Brand Management Excellence tại AIM, một chiến lược thương hiệu hiệu quả luôn được xây dựng trên cái nhìn rõ nhất về tiềm năng thị trường (market potential) hay phân khúc thị tiêu dùng (consumer segmentation). Điểm khác biệt của thương hiệu phải dựa trên thấu hiểu về consumer insight và brand architecture.

Mặc dù truyền thông thương hiệu đều có những nguyên tắc nhất định, vẫn không có một công thức cố định nào có thể áp dụng cho tất cả doanh nghiệp. Nhảy vào thị trường chuỗi coffee đầy cạnh tranh, sẽ là nguy hiểm nếu bạn copy y nguyên mô hình cà phê pha máy tại các ngã tư.

Với nguồn lực thua kém, lại sinh sau đẻ muộn, làm theo mô hình của đối thủ trong cùng ngành hàng có thể khiến bạn thua cuộc trên ‘chiến trường’ vốn đã không bằng. Chỉ nên bắt tay vào làm thương hiệu khi bạn (thực sự) thấy rằng mình có thể làm tốt hơn đối thủ từ những điểm nhỏ nhất.

III. Thấu hiểu, vẫn là thấu hiểu!

Làm thương hiệu khi chưa thấu hiểu khách hàng thực sự muốn nghe gì cũng là một phương thức đốt tiền hiệu quả.

Làm thương hiệu khi chưa thấu hiểu khách hàng thực sự muốn nghe gì cũng là một phương thức đốt tiền hiệu quả. Bao nhiêu lần bạn nghe thấy thông điệp ‘đao to búa lớn’ được lặp đi lặp lại trên những mẫu quảng cáo TVC? “Hàng đầu Việt nam” “Bán chạy nhất Việt Nam” “Đầu tiên Việt Nam”… không phải lúc nào cũng thu hút được khách hàng khi xung quanh họ là hàng chục đối thủ khác cũng ca một bài ca tương tự.

Thông điệp chỉ là một phần trong làm thương hiệu. Trước đó còn là cả một quãng dài về định vị và lựa chọn tính cách cho thương hiệu. Chưa dừng lại ở đó.

Ra được tính cách của thương hiệu, sự thấu hiểu về tập khách hàng mục tiêu, về thị trường hay về chính sức mạnh nội tại của doanh nghiệp là điều bắt buộc.

Làm thương hiệu là cuộc chiến chiếm lấy tiềm thức của khách hàng. Và cuộc chiến này sẽ dễ dàng để thắng hơn nếu nắm trong tay nguyên tắc ‘thấu hiểu’.

Đọc thêm bài viết 8 kỹ thuật nghiên cứu thị trường cho doanh nghiệp nhỏ để biết cách tìm hiểu tâm lý, hành vi người tiêu dùng.

Đầu tư cho thương hiệu khi sản phẩm chưa có một giá trị rõ ràng chẳng khác nào ‘ném tiền qua cửa sổ’. Ngược lại, sản phẩm tốt mà không chú trọng thương hiệu cũng giống như ‘áo gấm đi đêm’, tốt mà chẳng ai biết đến. Sản phẩm tốt luôn là ‘động lực’ tốt thúc đẩy doanh số.

Tuy nhiên, làm thế nào nếu tất cả các sản phẩm trên thị trường đều tốt ‘na ná’ như nhau? Lúc này, phần thắng sẽ nghiêng về ai biết làm thương hiệu bài bản, hiểu được cách xây dựng khác biệt thương hiệu. Càng kinh doanh nhỏ, càng phải chú trọng làm thương hệu.

Với đội ngũ giảng viên là các nhân sự marketing cấp cao đến từ các tập đoàn hàng đầu, lớp BRAND MANAGEMENT EXCELLENCE tại AIM giúp bạn nắm vững quy trình xây dựng và quản trị thương hiệu chuyên sâu. 

Điền form đăng ký ngay để AIM tư vấn chi tiết cho bạn!