Hiểu Thêm Về Marketing Hiện Đại Bằng Tiếng Anh

Để làm marketing và quảng cáo tốt, ngoài kiến thức và kinh nghiệm thì tiếng Anh là phần không thể thiếu. Đừng giới hạn mình trong ‘ao làng’ khi tiềm lực của mình đủ để ‘vượt biển’. Trang bị công cụ ngôn ngữ của mình hôm nay để mở ra những cơ hội sự nghiệp mới. Tham khảo thêm khóa Modern Marketing & Advertising tại AIM Academy, nơi bạn được trực tiếp học với chuyên gia bằng tiếng Anh và tranh luận như trong môi trường làm việc quốc tế. Mọi thông tin khóa học, bạn có thể tìm hiểu ở đây.
Marketing Management

Nội dung bài viết

Bạn là một marketer giàu kinh nghiệm nhưng khá ái ngại khi phải làm việc với đối tác nước ngoài vì hạn chế ngôn ngữ?

Bạn là một sinh viên mới ra trường muốn có một cái nhìn tổng quan và cập nhật về xu hướng marketing hiện đại?

Yên tâm, bạn không hề đơn độc bởi đó cũng chính là mối quan tâm của các bạn trẻ tại buổi học thử lớp Modern Marketing & Advertising tại AIM Academy và đã được giải quyết phần nào.

Tối thứ 3, sau một ngày bận rộn công việc, nhiều bạn trẻ vẫn sẵn sàng hi sinh vốn thời gian cuối ngày hiếm hoi của mình để tham dự buổi học thử về Marketing và Quảng Cáo hiện đại.

Bài giảng được trình bày bởi anh Daan Van RossumMarketing Strategy Consultant & Former Regional Strategy & Innovation Director tại Ogilvy Việt Nam.

Điều đặc biệt của buổi học cũng như khóa học sau này là những bài giảng sẽ được trình bày hoàn toàn bằng tiếng Anh để các học viên làm quen với từ vựng chuyên ngành cũng như môi trường làm việc quốc tế sau này.

I. Mô hình Marketing – cũ và mới

Để có cái nhìn tổng thể, 60 năm lịch sử phát triển marketing đã được đề cập sơ lược nhằm đưa ra một cái nhìn tổng quan cho học viên. Sau đó giảng viên đi sâu về mô hình marketing cũ hiện đang được dùng phổ biến ‘purchase funnel’ và mô hình mới phù hợp hơn với tình hình hiện tại ‘loyalty loop’ để nhằm giúp học viên tự so sánh.

1. Purchase funnel – Phễu bán hàng

phễu mua hàng có 4 yếu tố nhận thức, hứng thú, quyết định  và hành động trong marketing

‘Phễu bán hàng’ là một mô hình thể hiện chu trình bán hàng về mặt lý thuyết từ việc tạo ra nhận thức cho khách hàng về nhãn hàng của bạn đến mục tiêu cuối cùng là khách hàng chịu bỏ tiền túi ra để sở hữu sản phẩm.

Mô hình này được xây dựng năm 1898 nhưng vẫn được áp dụng tại nhiều công ty. Mô hình gồm 4 yếu tố nhận thức – awareness, hứng thú – interest, quyết định – decision và hành động – action.

Anh Daan giải thích mô hình sơ lược:

  • Nếu khách hàng không biết về sản phẩm, họ sẽ không quan tâm đến sản phẩm đó.
  • Nếu khách hàng không có hứng thú với sản phẩm đó, họ sẽ không ra quyết định mua hàng.
  • Và nếu không có quyết định nào được thực hiện thì sản phẩm sẽ không thể bán được.

Đó chính là chu trình được áp dụng nhiều năm về trước.

2. Loyalty loop (Tạm dịch: vòng lặp khách hàng trung thành)

Loyalty loop - vòng lặp khách hàng trung thành

Marketing hiện đại không chỉ dừng lại ở bước ‘action’. Các thương hiệu cần chú ý đến yếu tố cảm xúc của người mua để biến nguồn khách hàng sẵn có thành khách hàng trung thành nhằm tiết kiệm chi phí quảng cáo.

Mô hình ‘loyalty loop’ được xây dựng dựa trên ý tưởng đó. Xuất hiện vào năm 2009, tính đến thời điểm hiện nay mô hình không phải là cập nhật nhất nhưng vẫn khá mới so với ‘phễu bán hàng’.

Các thương hiệu nhận ra, không chỉ dừng lại ở việc làm cách nào để khách hàng ra quyết định mua hàng mà cần phải trung thành với thương hiệu.

Thay vì đi sâu nghiên cứu các bước từ ‘awareness’ đến ‘action’, các thương hiệu có thể tiết kiệm những chi phí quảng cáo đắt đỏ đó bằng cách tập trung vào duy trì mối quan hệ với khách hàng đã có.

Ví dụ, các thương hiệu thường kêu gọi khách hàng theo dõi Facebook và Instagram của mình để liên tục cập nhật các sản phẩm mới của mình. Điều này đồng nghĩa với việc liên tục nhắc nhở khách hàng trung thành với thương hiệu.

Có thể thấy ‘purchase funnel’ và ‘loyalty loop’ là hai khái niệm không quá xa lạ về marketing. Giảng viên Daan cũng không đề cập quá sâu về hai mô hình này. Điều này giúp những sinh viên mới ra trường hệ thống lại được những kiến thức chung và cập nhật về ngành. Đồng thời, những học viên đã đi làm lâu năm làm quen được với những từ vựng cơ bản về marketing trong tiếng Anh và theo kịp được bài giảng.

3. Vận hành ‘bánh xe’ hệ thống Brand và Agency

Giống như một chiếc bánh xe, để lăn bánh được cần phối hợp nhiều yếu tố. Tương tự như vậy, để chạy một chiến dịch thành công, brand và agency cần hợp tác với nhau để thực hiện từng bước một. Dù đôi lúc có vấn đề nảy sinh, hai bên vẫn cần tìm cách ‘hòa hợp’ để giúp ‘bánh xe’ chiến dịch của mình không bị ‘đổ ngã’.

Theo anh Daan, một chiến dịch marketing gồm 7 bước. Vấn đề kinh doanh – Business problem sẽ là điều đầu tiên cần hỏi khi một agency làm việc với khách hàng. Sau đó khách hàng sẽ phải nghiên cứu khảo sát (research) để tìm ra vấn đề chính thương hiệu mình đang gặp phải và trình bày (brief) lại với bên agency.

Từ đó, phía agency sẽ bắt đầu lập kế hoạch (planning) và lên ý tưởng (idea) cho chiến dịch để giải quyết vấn đề kinh doanh mà khách hàng. Bước tiếp theo là triển khai ý tưởng(execution ideas) và sản xuất (production).

Việc thực hiện chiến dịch đòi hỏi sự phối hợp từ hai phía.

  • Ba bước đầu tiên sẽ do phía khách hàng phụ trách và quá trình này kéo dài khoảng ba tháng.
  • Sau khi đã có thông tin, agency sẽ thực hiện chính hai bước tiếp theo từ hai đến ba tháng.
  • Quá trình triển khai ý tưởng kéo dài một tháng và cần có sự tương tác tích cực giữa khách hàng và agency.
  • Hai bên sẽ tiếp tục tương tác trong quá trình sản xuất kéo dài khoảng bốn tháng và chiến dịch kết thúc.
7 bước cốt lõi khi lên chiến dịch marketing

Quá trình lăn ‘bánh xe’ hợp tác giữa thương hiệu và agency trung bình khoáng 10 tháng.

Tuy nhiên, theo anh Daan chia sẻ, trước đây, khi một chiến dịch ra đời, agency xem như được ‘thở phào nhẹ nhõm’ nhưng hiện nay, đó chính là thời điểm những khó khăn thực sự ban đầu. Agency sẽ phải liên tục tương tác, tối ưu hóa và giải quyết vấn đề.

Theo như trích dẫn của Colin Mitchell, Worldwide Planning Director, Ogilvy & Mather, các chiến dịch ngày nay không giống như việc để đứa trẻ của mình rời nhà đi học đại học nữa mà là quan sát đứa trẻ kể từ lúc sinh ra: công việc chỉ mới bắt đầu mà thôi.

Brand và agency cần dựa vào nhau mà sống vì thương hiệu không thể tự làm tất cả mọi thứ cũng như agency không thể bán được sản phẩm của mình nếu không có khách hàng.

Đôi khi, có những xung khắc xảy ra từ hai phía.

  • Brand cho rằng agency không hiểu về dữ liệu con số và thiếu tính sáng tạo.
  • Về phần agency, những yêu cầu của khách hàng đôi khi quá khó hoặc ‘ngược đời’ và ngân sách hạn hẹp so với yêu cầu.

Nhưng dù vậy, cuối cùng brand và agency vẫn hợp tác với nhau và đôi khi tạo nên những chiến dịch tuyệt vời.

Buổi học thử là nỗ lực tổ chức của AIM Academy để chỉ ra vai trò của việc học marketing bằng tiếng Anh quan trọng như thế nào.

Đối với những ai đang đi làm, liệu bạn có tự tin rằng bạn đã nắm rõ tất cả các thuật ngữ về marketing bằng tiếng Anh để tự tin tranh luận với đồng nghiệp hay đối tác nước ngoài? Đối với các bạn sinh viên, liệu bạn đã có những cập nhật mới nhất về chuyên ngành marketing mình chọn cho nghề nghiệp sau này?

Để làm marketing và quảng cáo tốt, ngoài kiến thức và kinh nghiệm thì tiếng Anh là phần không thể thiếu. Đừng giới hạn mình trong ‘ao làng’ khi tiềm lực của mình đủ để ‘vượt biển’.

Để nhận những tin tức mới nhất từ AIM, bạn hãy để lại thông tin tại mục Nhận bản tin ở cuối trang AIM Academy nhé