CV của Assistant Brand Manager có gì? Chuẩn bị gì để theo đuổi con đường "brand thủ"?

Assistant Brand Manager – Trợ lí quản trị thương hiệu chắc hẳn không còn xa lạ, là mục tiêu của nhiều sinh viên ngành Marketing. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, Assistant Brand Manager chỉ là người hỗ trợ, đứng đằng sau Brand Manager. Suy nghĩ này không sai, nhưng cũng chưa đủ. Hãy cùng AIM Academy nghía qua CV công việc của Assistant Brand Manager “xịn” trông như thế nào nhé!
Marketing Management

Nội dung bài viết

Assistant Brand Manager – Trợ lí quản trị thương hiệu chắc hẳn không còn xa lạ, là mục tiêu của nhiều sinh viên ngành Marketing. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, Assistant Brand Manager chỉ là người hỗ trợ, đứng đằng sau Brand Manager. Suy nghĩ này không sai, nhưng cũng chưa đủ. Hãy cùng AIM Academy nghía qua CV công việc của Assistant Brand Manager “xịn” trông như thế nào nhé!

I. Tóm lược

Assistant Brand Manager (ABM) được coi là người hỗ trợ Brand Manager trong việc thiết kế chiến dịch quảng bá thương hiệu, marketing sản phẩm trên các phương tiện truyền thông đại chúng.

ABM không chỉ là người chịu trách nhiệm về hình ảnh thương hiệu, làm sao cho nhiều người biết đến sản phẩm mà còn chịu trách nhiệm về doanh số, kết quả kinh doanh hàng tháng để từ đó làm việc với các phòng ban nội bộ và agency để đạt được hiệu quả kinh doanh đề ra. 

Vì thế, rất nhiều bạn trẻ cho rằng làm Assistant Brand Manager là “ngồi nghĩ chiến lược”, nhưng công việc thực sự lại thiên về “thực thi” thông qua việc chạy số, phân tích dữ liệu, quản lí dự án.

Một ABM không chỉ có kiến thức, am hiểu về marketing, thương hiệu mà còn phải hiểu biết công việc kinh doanh. Bên cạnh đó, kĩ năng phân tích dữ liệu vô cùng cần thiết vì công việc sẽ liên quan nhiều đến phân tích tình hình thị trường, báo cáo doanh số, biết làm bảng excel, chạy phần mềm.

Đây cũng được coi là vị trí thử thách giúp bạn vừa rèn luyện kĩ năng, vừa xem bản thân có phù hợp với việc lên chiến lược và lãnh đạo trong tương lai nếu trở thành Brand Manager hay không.

II. Mục tiêu nghề nghiệp

Lộ trình phát triển nghề nghiệp như thế nào?

Marketing Intern => Marketing Executive => Assistant Brand Manager 

Xuất phát điểm của bạn sẽ ở Marketing Inhouse với vị trí Marketing Executive rồi nâng dần lên thành ABM sau khoảng 2-3 năm. Đặc biệt, nếu bạn tham gia các chương trình tìm kiếm tài năng như Management Trainee của các tập đoàn lớn như Unilever, P&G hay Nestle, có những bạn sẽ được trở thành ABM sau 14-15 tháng. Thời gian để trở thành một Brand Manager cũng dao động khá nhiều. Nhưng khi trở thành BM, bạn sẽ cần có khả năng quản trị kinh doanh, quản trị marketing cũng như đưa ra định hướng và chiến lược về thương hiệu. 

1. Marketing Intern hoặc Trainee

Bạn có thể bắt đầu với vị trí Marketing Intern. Đây cũng là vị trí phổ biến cho các bạn sinh viên mới trong ngành. Tuy nhiên, đối với vị trí này, bạn sẽ được bắt đầu với những công việc cơ bản nhất như tìm kiếm thông tin về ngành hàng, thương hiệu, đối thủ,…dưới sự điều phối và hướng dẫn của Marketing Executive hoặc Assistant Brand Manager.

2. Marketing Executive

Ở vị trí này, bạn đã có những kiến thức nền tảng và một ít kinh nghiệm thực tiễn. Lúc này, bạn đã phải tự chủ công việc của chính mình, chịu trách nhiệm hoàn toàn cho những ý kiến mình đề xuất. Đồng thời, bạn bắt đầu làm việc và phối hợp cùng các phòng ban khác trong công ty. Công việc của một Marketing Executive lúc này sẽ tùy thuộc vào từng ngành hàng, nhưng bạn cần có kiến thức chuyên môn cũng như kiến thức về ngành hàng, kĩ năng thuyết trình, design, sản xuất content, làm số liệu.

3. Assistant Brand Manager

Sau thời gian khoảng 2-3 năm nữa (tùy vào năng lực và công ty) thì người Markeing Executive sẽ được thăng chức thành Assistant Brand Manager. Công việc của bạn lúc này sẽ là đưa ra quyết định về chiến lược cho khách hàng và quản lý bao quát những cấp thấp hơn.

CV mô phỏng những yếu tố cần có để ứng tuyển Assistant Brand Manager – Trợ lí quản trị thương hiệu

III. Học vấn

Nếu bạn tốt nghiệp các chuyên ngành Marketing-Truyền thông, quảng cáo, quan hệ công chúng thì có khả năng ưu tiên nhiều hơn. Chứng chỉ cũng là một yếu tố quan trọng trong nghề, Tuy nhiên, kiến thức thực tế, kĩ năng kinh nghiệm cũng là đòi hỏi quan trọng hơn cả.

Dù đang học chuyên ngành Marketing hay truyền thống, bạn cũng nên tham gia các khóa học chuyên sâu về quản trị thương hiệu và kiến thức Marketing chuẩn mực từ các tập đoàn hàng đầu tại AIM Academy như:

BRAND MANAGEMENT EXCELLENCE – Quy trình quản trị thương hiệu chuẩn mực từ các tập đoàn toàn cầu kết hợp tính ứng dụng tại thị trường Việt Nam.

MARKET RESEARCH – Trọn vẹn từ chiến lược đến chiêu thức PR hiện đại

HANDS-ON MARKETING -Nắm vững bản chất của marketing để ứng dụng vào tình huống doanh nghiệp

IV. Kinh nghiệm

Tuy mỗi vị trí đều tương ứng với một con số năm kinh nghiệm nhất định, nhưng còn tuỳ vào khả năng của bạn mà tốc độ bạn phát triển trên con đường sự nghiệp này như thế nào. Đặc biệt trong ngành Marketing – truyền thông, nơi thị trường thay đổi từng giờ, việc có kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn vững vàng là một đòi hỏi vô cùng quan trọng. 

V. Kỹ năng

1. Khả năng nghiên cứu và phân tích dữ liệu

Bên cạnh đó kĩ năng phân tích dữ liệu vô cùng cần thiết vì công việc sẽ liên quan nhiều đến phân tích tình hình thị trường, báo cáo doanh số như là tháng nay doanh số tăng hay giảm, tăng ở Hà Nội hay ở HCM. Nếu tăng ở Hà Nội thì tại sao tăng? Đâu là nguyên nhân của nó? Một công cụ thường hay dùng nhất là excel, do đó nắm vững các hàm cơ bản trong excel, biết dùng pivot table, cách làm báo cáo là điều cần kíp. 

AIM Academy cũng có khóa học DATA ANALYTICS FOR MARKETERS giúp bạn đọc hiểu, phân tích data và ứng dụng vào 5 mục đích khác nhau trong marketing.

2. Kỹ năng thuyết phục và xử lý tình huống

Assistant Brand Manager phải làm việc với rất nhiều phòng ban như accounting, sales, finance hay agency, ngoài ra còn tham gia vào rất nhiều khâu trong chiến lược cũng như kế hoạch Marketing. Đặc biệt, trong nhiều công ty, Assistant Brand Manager còn làm việc cùng freelancer, copywriter, designer, video editor thuộc phòng ban Marketing. Vì thế, kĩ năng giao tiếp, làm việc nhóm, kĩ năng thuyết phục và xử lí tình huống vô cùng quan trọng. 

3. Ngoại ngữ

Sử dụng tiếng Anh thành thạo là kĩ năng bắt buộc. Rất nhiều bạn vì hạn chế về tiếng Anh nên không thăng tiến được mặc dù chuyên môn công việc rất giỏi. Biết tiếng Anh cũng sẽ giúp các bạn cập nhật các kiến thức mới về thương hiệu mà ở Việt Nam chưa kịp cập nhật. 

Mục tiêu nghề nghiệp của một Assistant Brand Manage là gì

VI. Chứng chỉ

Nếu bạn có bằng cấp tiếng Anh thì ngôn ngữ này sẽ giúp bạn rất nhiều trong công việc. Để trau dồi kiến thức về nghề, rất nhiều tài liệu nước ngoài giá trị mà bạn có thể tìm kiếm học hỏi thêm.

Ngoài ra, bạn vẫn nên tham gia một khoá học marketing ngắn hạn để có thể nắm bắt được công việc thực tế, và được hướng dẫn chi tiết, cụ thể hơn bởi những anh chị nhiều năm kinh nghiệm trong nghề.

Nếu bạn đã đi làm một thời gian và có mong muốn trở thành Brand Manager hoăc Assistant Brand Manager thì đừng ngần ngại tham gia ngay lớp học BRAND MANAGEMENT EXCELLENCE hoặc MARKET RESEARCH tại AIM Academy để trau dồi đầy đủ các kỹ năng cần có của một Brand Manager.

Còn nếu khái niệm đó còn mới lạ, bạn có thể tham gia khoá học marketing nền tảng HANDS-ON MARKETING, từ đó xác định xem mình có phù hợp với vị trí này không nhé.

Chúc các bạn thành công với con đường “brand thủ” của mình!