Khám Phá Chân Dung Creative Director – “Thần Tượng Quốc Dân” Giới Sáng Tạo

Người ta thường nói, đối với những “mầm non” ngành quảng cáo, người Creative Director (CD – Giám đốc sáng tạo) đầu tiên mà bạn gặp sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến tư duy và phong cách sáng tạo của bạn sau này. Có mấy ai ngày đầu bước chân vào agency mà không nhìn anh/ chị CD bằng ánh mắt long lanh ngưỡng mộ. Chịu trách nhiệm ý tưởng, chỉ đạo team thực hiện các chiến dịch bạc tỉ đi vào lòng người… Ôi chao là ngầu!
Creative Communication

Nội dung bài viết

Người ta thường nói, đối với những “mầm non” ngành quảng cáo, người Creative Director (CD – Giám đốc sáng tạo) đầu tiên mà bạn gặp sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến tư duy và phong cách sáng tạo của bạn sau này. Có mấy ai ngày đầu bước chân vào agency mà không nhìn anh/ chị CD bằng ánh mắt long lanh ngưỡng mộ. Chịu trách nhiệm ý tưởng, chỉ đạo team thực hiện các chiến dịch bạc tỉ đi vào lòng người… Ôi chao là ngầu!

I. Creative Director là ai trong… hội giám đốc?

Hồi còn ngây thơ, nghe 2 tiếng “giám đốc” thôi là ký ức của những bộ phim Hàn Quốc ùa về, với những vị sếp mặc vest đạo mạo đi đến đâu nhân viên cúi rạp đến đó. Sau này vào agency mới ngỡ ngàng, sao nhiều giám đốc thế, và hình như họ cũng không “đáng sợ” như tưởng tượng.

Nào là Art Director, Creative Director hay thậm chí có cả Executive Creative Director.

  • Art Director (AD – Giám đốc nghệ thuật) là người phát triển các ý tưởng, yếu tố liên quan đến hình ảnh, phối hợp với Copywriter (phụ trách mặt nội dung, câu chữ) trong một chiến dịch quảng cáo.
  • Creative Director (CD – Giám đốc sáng tạo) thiên về “nhìn” và “hiểu” hơn là “thực hiện” một sản phẩm sáng tạo. Ngoài chịu trách nhiệm chính về ý tưởng, CD còn đóng vai trò của một người quản lý. Họ nhận creative brief từ Account hoặc Planner, phụ trách team Creative thực hiện sao cho đảm bảo tiến độ công việc, làm việc với các bên khác, chẳng hạn như đơn vị sản xuất TVC…
  • Executive Creative Director (ECD – Giám đốc điều hành sáng tạo) thì lại càng “xịn” hơn, phụ trách hoạt động của bộ phận sáng tạo ở cấp cao như vùng, quốc gia hoặc toàn cầu.
CV mô phỏng của chức danh người Creative DirectorGiám đốc sáng tạo trong ngành MarCom

II. Đi bao lâu, đi đường nào để trở thành Creative Director?

Bạn không thể cưỡi trực thăng mà từ tay không lên thẳng vị trí CD được. Khi chưa có kinh nghiệm gì, hãy bắt đầu từ những bậc thang đầu tiên.

Như đã nói, CD là một vị trí senior, yêu cầu nhiều năm kinh nghiệm. Thông thường, CD thường được đề bạt từ Art Director, Designer hoặc Copywriter. Nhưng cũng có trường hợp Account cũng có thể làm được CD nếu đủ tố chất và có đủ nhiều kinh nghiệm trong ngành quảng cáo.

Con đường trở thành giám đốc sáng tạo của mỗi người sẽ nhanh chậm khác nhau, tùy theo năng lực cá nhân và yêu cầu của từng công ty.

Đọc thêm: Khám phá CV của một content writer.

III. Học ngành gì để làm Creative Director?

Yêu cầu then chốt để trở thành một CD là kinh nghiệm làm việc trong ngành quảng cáo cũng như năng lực được thể hiện ở các dự án bạn từng tham gia. Do đó bằng cấp không phải là một tiêu chí quá quan trọng.

Tuy nhiên, nếu đã xác định được mục tiêu của mình từ khi còn trên ghế nhà trường, bạn có thể lựa chọn những ngành học giúp bạn có nhiều lợi thế hơn trong ngành:

  • Marketing: Người có kiến thức tổng quát về marketing sẽ tiếp cận nhanh hơn với yêu cầu từ thương hiệu, hiểu được sự khác biệt giữa sáng tạo đơn thuần và sáng tạo trong truyền thông – quảng cáo.
  • Báo chí – Văn học – Ngôn ngữ: Những ngành này giúp bạn trau dồi khả năng viết lách, tạo nên những nội dung hấp dẫn và giàu giá trị.
  • Thiết kế đồ họa – Mỹ thuật: Dành cho những bạn muốn tiếp cận CD theo con đường của một Designer và Art Director.

Truyền thông, quảng cáo là một ngành tương đối rộng mở dù cho bạn học chuyên ngành gì đi nữa. Tuy nhiên, bằng cấp có thể không đặt nặng, nhưng kiến thức thì không thể không có. Ít nhất cũng phải “dằn túi” những kiến thức cơ bản về marketing để hiểu về cái ngành mà mình đang muốn dấn thân vào.

Đi bao lâu, đi đường nào để trở thành creative director

IV. Creative Director cần tố chất và kĩ năng gì?

Chỉ cần nhìn vào tên gọi cũng đã thấy được 2 tố chất quan trọng nhất đối với một giám đốc sáng tạo – khả năng sáng tạo và quản lý.

Bạn không chỉ cần có một cái đầu dồi dào ý tưởng, thành thục một mảng copy hoặc art, hoặc cả 2, và còn phải có khả năng thẩm định ý tưởng của cả team. Ý tưởng đó có phù hợp với tinh thần của thương hiệu không, có nêu được vai trò sản phẩm hay có đánh trúng vào insight khách hàng?

Bên cạnh đó là khả năng quản lý và phát triển team. Bạn tổ chức team hoạt động ra sao để hoàn thành công việc đúng deadline, với chất lượng tốt nhất.

V. Học sáng tạo cùng các Creative Director

Như đã nói, có nhiều con đường để trở thành một Creative Director. Nhưng nếu bạn có thế mạnh về câu chữ và chọn “bệ phóng” là một Copywriter, liệu bạn đã đủ tự tin?

Copywriter không phải nhà văn, để ý tưởng tha hồ lên rừng xuống biển. Ý tưởng trong truyền thông, quảng cáo phải giải quyết được vấn đề thương hiệu đặt ra. Copywriter không viết những câu chữ vần điệu nhưng sáo rỗng, mà mỗi một từ ngữ đều được chọn lọc để làm nổi bật thông điệp cần truyền tải.

Phát triển ý tưởng và viết-cho-ra-ý-tưởng đó là những điều bạn sẽ được học ở lớp CREATIVE IDEAS. Học sáng tạo, được “cầm tay chỉ việc” bởi chính các Creative Director giàu kiến thức – kinh nghiệm – trải nghiệm.

Những gì bạn học được từ họ không chỉ là kiến thức, mà còn là định hướng nghề nghiệp và những trải nghiệm sống độc đáo.

Điền form đăng ký ngay để AIM tư vấn chi tiết hơn cho bạn!

Chúc bạn tự tin để chinh phục vị trí “thần tượng quốc dân” trong tương lai!