Content Writer Trong Creative Agency: Tôi Là Ai? Đây Là Đâu?

Content writer và copywriter có phải là một? Để trở thành một copywriter trong creative agency thì cần những tố chất nào? Làm sao để biết mình có đang đi đúng hướng không? Đọc bài viết này để tự có cho mình câu trả lời nhé.
Creative Communication

Nội dung bài viết

Content Writer và Copywriter có phải là một? Để trở thành một Copywriter trong creative agency thì cần những tố chất nào? Làm sao để biết mình có đang đi đúng hướng không? Đọc bài viết này để tự có cho mình câu trả lời nhé. 

Agency và client, hai bên đều cần có Copywriter/Content Writer để sản xuất nội dung. Copywriter là người “rang tôm” (brainstorm) để ra những thông điệp chính thức, những câu tagline, slogan… của nhãn hàng theo từng campaign.

Còn Content Writer sản xuất ra nội dung để nuôi dưỡng niềm tin yêu của người tiêu dùng đối với nhãn hàng dần dần, có thể là những mẫu tin, những bài viết xoay quanh nhãn hàng và nhiều thứ liên quan khác nữa. Và dù là Copywriter hay Content Writer thì cũng đều là người dùng ngòi bút để chinh phục khách hàng luôn đi kèm những tố chất nhất định.

Cùng AIM khám phá Phòng Creative huyền thoại và những phẩm chất cần có của những ứng viên sinh ra để dành cho “nghiệp” Copywriter nào!

I. Phòng Creative có phải “ông trùm” của agency?

Thông thường, phía client, các bạn sản xuất nội dung sẽ nằm ‘dưới trướng’ của phòng marketing. Vậy đối với agency các bạn sẽ ‘lạc trôi’ về phòng nào? À thì tất nhiên các bạn sẽ thuộc về phòng creative rồi.

Để ra được một chiến dịch thành công, creative còn phải kết hợp với 2 phòng ban khá là ‘bé bự’ trong agency nữa là account và planning. Có một số sẽ nghĩ Account chỉ là người nói chuyện với khách hàng và nhận brief về cho agency. Trên thực tế, một Account giỏi còn có khả năng đo lường sự thích ứng của ý tưởng từ phòng sáng tạo với bản kế hoạch cùng tính khả thi của kế hoạch đó.

Đối với phòng planning, sau khi nhận brief, các chiến lược gia bắt đầu cân đong đo đếm kha khá các yếu tố như đối thủ, nguồn tiền, xu thế thị trường để cuối cùng ra một bản creative brief truyền cảm hứng cho phòng creative ‘bay cao bay xa’.

account – planner – creative là ‘tam giác vàng’ trong agency

Không có Account sẽ không có brief, không có Planner sẽ không có creative brief, phòng sáng tạo phải ‘trông cậy’ cả vào hai phòng này là thế. Bởi vậy người ta mới bảo account – planner – creative là ‘tam giác vàng’ trong agency. Đến đây các bạn content đã phần nào mượng tượng được bộ phần creative của mình nằm ở đâu trong một agency chưa?

Dù không quá liên quan trực tiếp, phòng sáng tạo cũng cần để ý đến ý kiến của một bộ ba ‘quyền lực’ khác trong agency để biết liệu đường mà sáng tạo cho đúng. Account – media – finance đôi khi buộc phải loại những idea dù hay ho nhưng không khả thi. Media giới hạn TVC trong từng này giây, finance giới hạn trong ngần này ngân sách. Creative giờ đây phải ‘bật’ ra ý tưởng lẫn cách cô đọng ý tưởng trong khả năng thực thi của agency.

II. Nghiệp múa bút: được gì, mất gì.

Vậy một Copywriter sẽ mất gì và được gì trong nghiệp này? Tố chất cần có để thành công với nghề viết lách theo ‘đơn đặt hàng’ gồm những gì? Dựa trên những chia sẻ của anh Nguyễn Hữu Thịnh (Creative Director – Dentsu One), nếu đã chọn nghiệp content writer hay copywriter, hãy sẵn sàng để đón nhận những chữ V trong nghề như sau:

1. Vất vả

Những bạn thích viết lách ban đầu có lẽ cũng sẽ nghĩ Content Writer/Copywriter là một nghề lý tưởng, vừa được viết, vừa được trả lương cho công việc mình yêu thích. Nhưng thực tế ‘phũ phàng’ cho thấy rằng bởi bạn được trả lương nên bạn sẽ phải viết theo những gì khách hàng yêu cầu.

Chưa kể bạn phải phục vụ nhiều khách hàng một lúc, làm nhiều dự án một lúc và phải giải quyết vấn đề của các dự án liên tục chứ không chỉ ngồi ‘rung đùi múa bút’. Một bài viết hay một câu tagline xuất ra chưa chắc đã được duyệt ngay mà còn phải chỉnh sửa đôi ba lần, thậm chí ‘đập đi xây lại’ từ đầu. Chữ vất vả ấy là như vậy.

2. Vui sướng

Nghề nào rồi cũng có nhiều khó khăn vất vả riêng nên đừng vì chữ V đầu tiên mà hoang mang. Làm nghiệp ‘bút mực’ này cũng có những niềm vui riêng của nó. Bạn sẽ được tiếp xúc với nhiều nhiều người cá tính khác nhau từ đồng nghiệp đến khách hàng. Mỗi người là một kho kiến thức khác nhau. Nếu biết cách, bạn sẽ ‘lụm’ được anh này một chút, ‘chôm’ của chị kia một ít để làm giàu hơn cho vốn sống của mình. Từ đó, các bài viết của bạn chắc chắn sẽ màu sắc và đa dạng hơn nhiều

3. Vẻ vang

Làm nghiệp Copywriter, nhìn chiến dịch do agency mình làm thành công rực rỡ, tagline mình viết được nhắc đến ở khắp nơi chắc chắn bạn sẽ rất tự hào. Tuy nhiên, hãy để vinh quang dành cho khách hàng và lùi lại phía sau âm thầm tận hưởng chiến thắng đó bởi… còn nhiều dự án còn dang dở kìa. Quay lại viết mấy cái headlines cho xong đi ha.

Đọc thêm: CV của một Copywriter

các yếu tố giúp bạn nhận dạng một content writer tiềm năng

III. Đặc điểm nhận dạng của Content Writer

Mỗi nghề đều cần có những tố chất đặc trưng để có thể thành công. Nếu kiểm toán cần sự tỉ mỉ thì tài chính cần có sự nhanh nhạy với những con số. Nếu muốn làm content, hãy lần lượt check xem những tố chất liệt kê dưới đây bạn ‘dính’ được bao nhiêu cái nhé.

1. Cởi mở

Làm nội dung cần có một đầu óc cởi mở, sẵn sàng tiếp nhận ý kiến đóng góp hoặc thậm chí chỉ trích. Vì sao? Vì một bài viết bạn nghĩ là hay nhưng trong mắt khách hàng lại chưa đạt tiêu chuẩn. Nội dung chưa phản ánh được tính chất sản phẩm hay chưa rõ nét về thương hiệu…Đừng khăng khăng bảo vệ ‘đứa con tinh thần’ của mình bởi ‘con hát mẹ khen hay’ là điều dễ hiểu.

Nhưng thực tế, đôi khi ‘giọng hát’ của con lại là một thảm họa. Hãy sẵn sàng điều chỉnh, nghĩ khác, viết lại nếu những người có chuyên môn hơn bạn hay khách hàng chưa hài lòng về bài viết của mình.

2. Có đầu óc sáng tạo

Nếu giải quếyt những vấn đề bình thường, theo cách bình thường, thì ai cũng làm được. Làm ơn hãy nghĩ khác đi, tìm góc nhìn mới để tiếp cận vấn đề dù vấn đề đó có quen thuộc như thế nào. Ví dụ nếu như quảng cáo kẹo singum Happydent White dưới đây đi theo mô típ ăn kẹo xong nở một nụ cười khoe răng trắng nhạt nhẽo thì chắc chắn TVC không ‘làm mưa làm gió’ các giải thưởng sáng tạo trên thế giới thời bấy giờ.

3. Khả năng diễn giải và diễn đạt tốt

Nếu dân tài chính diễn đạt bằng những con số thì Copywriter phải biết cách diễn đạt hay bằng câu chữ và lời nói. Nếu bạn không viết hay, sao bạn thuyết phục được người đọc? Nếu bạn không trình bày thuyết phục về ý tưởng của mình, sao khách hàng có thể tin tưởng giao dự án nghìn đô cho agency bạn đang làm? Ngôn từ là ‘cần câu cơm’ của bạn. Hãy cố gắng ‘nâng cấp’ nó từng ngày.

Đọc thêm: 5 bước viết quảng cáo

4. Nhạy bén

Tư duy của bạn có đủ sắc bén? Bạn có tin vào khả năng quan sát và óc phán đoán của mình? Bạn nắm bắt vấn đề nhanh chỉ qua một vài lời nói? Bạn thức thời với những xu thế mới nhất? Nếu câu trả lời là có, xin chúc mừng bạn đã vượt vòng đầu bài test ‘nhạy bén’.

5. Thích nghi nhanh

Hãy tưởng tượng mình bị quẳng vào một vùng đất xa lạ, mất bao lâu để bạn có thể thích nghi được? Nếu bạn được giao phụ trách một nhãn hàng mới, mất bao lâu để bạn thấu hiểu được nhãn hàng và đáp ứng được nhiều yêu cầu của nhiều loại khách hàng? Bởi thị trường thay đổi từng giây, bạn không thể yêu cầu “Chị ơi cho em 2 ngày để em đọc thêm về nhãn hàng của chị nhé?”. Vì ngay sau khi kết thúc câu hỏi, đã có agency khác làm xong những yêu cầu cho khách hàng của bạn rồi. Cái nghiệp này cần bạn thích nghi nhanh là vậy.

6. Lì & Lầy

Hãy bản lĩnh để tiếp nhận những nhận xét đầy ‘gươm giáo’ từ khách hàng. Hãy thật bình tĩnh khi creative director lần lượt ‘giết’ chưa ý tưởng sáng tạo bạn mất công vắt não 2 ngày trời của mình. Lầy là sao? Là chịu khó trải nghiệm, nhìn cái mới, học cái mới để làm phong phú thêm kiến thức của mình. Là làm điều mình thích đến nơi đến chốn dù phải thức khuya dậy sớm. Từ đó, vốn sống của bạn sẽ đang dạng dần, content bạn viết sẽ có độ sâu và nhiều màu sắc hơn.

IV. Tông kết

Qua bài viết này, hi vọng các bạn phần nào nắm được lịch sử và sự trưởng thành của ngành quảng cáo Việt Nam đến thời điểm này; biết được những phòng ban nào cần phối hợp nhịp nhàng để ra một chiến dịch ‘rực rỡ’ ra sao; và đặc biệt những ‘yếu tố cơ bản’ hình thành nên một content writer đủ ‘chất’.

Đó là những tố chất mà theo Creative Director từ Dentsu One cho là cần thiết để theo đuổi được nghiệp content. Vậy bạn đã ‘tick’ được bao nhiêu cái rồi?

Qua bài viết này, hi vọng các bạn phần nào nắm được lịch sử và sự trưởng thành của ngành quảng cáo Việt Nam đến thời điểm này; biết được những phòng ban nào cần phối hợp nhịp nhàng để ra một chiến dịch ‘rực rỡ’ ra sao; và đặc biệt những ‘yếu tố cơ bản’ hình thành nên một content writer đủ ‘chất’.

Nếu cũng là một người thuộc ngành sáng tạo và muốn thiết lập tư duy sáng tạo đúng cách và hiệu quả, bạn hãy tham khảo ngay khoá học CREATIVE IDEAS với lộ trình được thiết kế và dẫn dắt bởi các Creative directors và Content directors kỳ cựu tại Việt Nam với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành.

Hoặc nếu chuyên sâu hơn, bạn muốn tập trung vào phát triển các chiến lược nội dung toàn diện cho thương hiệu, khoá học CONTENT MARKETING sẽ là thứ bạn cần ngay lúc này!

Điền form đăng ký ngay để AIM tư vấn chi tiết hơn cho bạn!