Các công cụ không nên bỏ lỡ khi làm Instagram Marketing

Cuộc chiến cạnh tranh trên Facebook ngày càng “khốc liệt” hơn bao giờ hết, khiến những doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn “chen chân” cũng khó. Người dùng cũng đã bắt đầu “ngán ngẩm” về lượng thông tin “nhiễu” quá lớn trên Facebook. Họ cần tìm một không gian mạng xã hội riêng tư và “art” hơn. Hai lý do khách quan trên đã giúp Instagram trở thành công cụ marketing hữu dụng trong thời gian hiện nay.
Digital Marketing

Nội dung bài viết

I. Vì sao Instagram trở thành kênh marketing hiệu quả? 

1. Tỷ lệ tiếp cận 

Theo thống kê, Instagram có 1 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng, đứng phổ biến thứ 3 chỉ sau Facebook (hơn 2 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng) và YouTube (1,9 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng). Thêm nữa có đến 50% người dùng trong 1 tỷ đó truy cập Instagram mỗi ngày để cập nhật. 

2. Khách hàng 

64% người dùng Instagram có độ tuổi từ 18-29. Vì thế, nếu những thương hiệu nào nhắm đến gen Y và gen Z – những lực lượng đã, đang và sẽ nắm giữ tài chính trong tương lai, thì Instagram là một kênh không thể bỏ qua. 

Thêm vào đó, một mảnh đất “chật chội” với hàng ngàn tài khoản quảng cáo cộng với sự thay đổi liên tục của Facebook khiến cho khả năng cạnh tranh giữa các thương hiệu ngày càng cam go hơn. Do đó, nếu thương hiệu muốn bắt đầu với một kênh có lượng người dùng nhiều, “trung thành” (hầu hết những những người dùng Instagram đều quan tâm đến những vấn đề rất cụ thể) thì Instagram là một lựa chọn hấp dẫn. 

3. Lợi thế về hình ảnh

Instagram giúp các thương hiệu thể hiện thông tin một cách trực quan, sinh động và dễ dàng thu hút sự chú ý hơn bởi thiết kế giao diện tận dụng tối đa màn hình di động.

Ngoài ra, Instagram còn sở hữu một bộ lọc ảnh cực kỳ phong phú và riêng biệt, không lẫn lộn với bất cứ nền tảng chỉnh sửa ảnh và video nào. Chỉ cần vài bước chỉnh sửa là bạn đã có ngay cho mình bức ảnh khá “bén”. Nếu tận dụng những ưu điểm này cộng với việc chăm bón kỹ lưỡng, chắc chắn Instagram của bạn sẽ được nhiều người biết đến. Đây cũng là yếu tố khiến người dùng thích Instagram vì nó cho phép bất kỳ ai cũng trở thành “một nhà sáng tạo” theo phong cách họ muốn. 

II. Các công cụ giúp bạn kinh doanh hiệu quả trên Instagram 

1. Công cụ Bio link

Bio link là gì? 

Bio link nhằm điều hướng người dùng về trang đích cuối mà tài khoản mong muốn. Bio link ra đời từ thực tế “Không thể chèn nhiều hơn 1 liên kết trên Instagram”. Khác hoàn toàn với Facebook, một account có thể chèn được rất nhiều đường link trong tiểu sử. Điều này gây ra hạn chế với những người muốn chèn thêm các liên kết trong giới thiệu, đặc biệt là người nổi tiếng, influencer hoặc bán hàng online. 

Công cụ bio link giúp bạn kinh doanh hiệu quả trên instagram

Có rất nhiều các ứng dụng Bio link khác nhau như ink.biolinkin.bio…. nhưng nổi bật là linktr.ee

Cách sử dụng để tạo Bio Link trên linktr.ee cũng khá đơn giản: 

  • Bước 1: Đăng nhập, chọn thêm link 
  • Bước 2: Qua trang đích hoặc sản phẩm mà bạn hướng tới, copy link URL 
  • Bước 3: Paste link URL vào app và tạo tên cho link 

Vậy là xong, ngoài ra linktr.ee cũng hỗ trợ bạn thay đổi hình ảnh profile cùng giao diện theo ý muốn. Ứng dụng này cho phép bạn dẫn link về rất nhiều trang đích khác nhau. và hẹn giờ đăng bài 

2. Studio sáng tạo của Facebook

Một trong những ứng dụng quen thuộc mà có lẽ ai cũng biết đó là studio sáng tạo của Facebook. Studio này cho phép bạn tiếp thị đồng thời nội dung trên cả Facebook và Instagram hoặc riêng Instagram. 

3. Sked Social 

Ngoài những chức năng tương tự như studio sáng tạo, Sked Social cho phép người dùng: 

  • Lên lịch cho nhiều nền tảng khác như Twitter, Google, Linkedin và kể cả Facebook. 
  • Nguồn dữ liệu Instagram hàng tuần và hàng tháng được thiết kế trực quan để bạn xác định được lịch đăng phù hợp
  • Dữ liệu phân tích có thể xem được trong vòng 2 năm cả Instagram và Facebook. 

III. Các dữ liệu quan trọng cần biết khi làm Instagram marketing 

Cũng như nhiều nền tảng khác, Instagram cũng có các dữ liệu mà bạn cần phải biết cách đọc và phân tích: 

Nhân khẩu học: bạn nên biết về giới tính, độ tuổi, nơi ở, thời gian online của các follower để phân bổ nội dung hợp lý.

Các dữ liệu quan trọng: 

  • Reach – lượt tiếp cận: cho biết tổng số người xem nội dung của bạn. 
  • Impression – lượt hiển thị: là số mà content của bạn được người dùng nhìn thấy. Bao gồm người dùng lướt qua hình ảnh đó trên feed, nhấn vào profile để xem ảnh hoặc xem nội dung trên Instagram Direct. 
  • Engagement – tương tác: tổng số tương tác bao gồm like, share hay lưu hình ảnh, video. 
  • Follower growth – tăng trưởng lượng theo dõi: con số này giúp bạn có thể hiểu rõ việc tăng trưởng có phù hợp với chiến lược hay không. 

Bạn có thể theo dõi con số này qua trong Studio của Facebook (mục Instagram) 

Bạn có thể xem thêm một số thông tin khác như:

1. Instagram Insights

Khi sử dụng công cụ này, bạn có thể theo dõi được nhiều số liệu phổ biến như lượt xem, bài đăng tốt nhất, nhân khẩu học của độc giả. Tuy nhiên, hạn chế của nó là không thể phân tích sâu về độc giả để bạn điều chỉnh cho phù hợp. 

Ưu điểm của công cụ này là: 

  • Dễ sử dụng 
  • Miễn phí 
  • Dễ dàng có được cái nhìn tổng quan về Instagram bên bạn 
  • Tích hợp ngay trong Instagram của bạn 

Cách sử dụng Instagram Insight: Muốn phân tích số liệu sâu hơn, bạn phải sử dụng một bên thứ 3. Bạn có thể tham khảo thêm ứng dụng Iconosquare. 

2. Iconosquare 

Hiện tại, Iconosquare có hơn 10 triệu người dùng và xếp hạng đầu trong 800 trang web được người dùng sử dụng trên thế giới. Iconosquare sẽ giúp bạn điều gì? 

Phân tích nhân khẩu học: 

Xác định được phân khúc đối tượng chính của bạn theo độ tuổi, giới tính, ngôn ngữ, phạm vi tiếp cận, số lần hiển thị, tần suất và thời gian xem nội dung để bạn có những điều chỉnh phù hợp. 

Phân tích dữ liệu tổng quan mà bạn theo dõi hàng ngày: 

  • Tổng số người theo dõi
  • Số lần hiển thị
  • Reach 
  • Tỷ lệ tương tác trung bình trên mỗi post 
  • Phương tiện tương tác gần nhất
  • Các tin bài tốt nhất gần đây 
  • Tăng trưởng theo dõi 

Iconosquare còn đưa ra thời điểm tốt nhất để đăng bài thông qua việc thống kê thời gian bạn chọn đăng (màu đen) và thời gian khách hàng tương tác với bạn nhiều nhất (màu hồng). Bạn có thể di chuột đến từng ô vuông để xem tỷ lệ tương tác chính xác với họ. 

Ngoài ra, việc thống kê được bài đăng nào có nhiều tương tác nhất trong thời gian xác định sẽ giúp bạn có những chiến lược nội dung phù hợp. 

Xác định “tuổi thọ” bài đăng: đây là một điều thú vị cho biết khi nào bài đăng có dấu hiệu giảm tương tác. Kết hợp với việc phân tích những bài post, Iconosquare sẽ giúp bạn xác định được các dòng bài nổi trội để “đánh”. 

Theo dõi hashtag: hashtag được ví như một đặc trưng của Instagram và được đông đảo người dùng hưởng ứng. Công cụ phân tích này sẽ giúp bạn phân tích về lượt thích, nhận xét mà bài đăng nhận được cũng như số lượng các bài đăng kết hợp với nó trên khắp Instagram. 

Phân tích tháng luân chuyển: sẽ hiển thị cho bạn 10 người theo dõi, tương tác nhiều nhất trong tháng để giúp bạn mở cánh cửa tiếp thị dễ dàng hơn. 

Phân tích đối thủ của bạn thông qua

  • Tăng trưởng lượng theo dõi
  • Thói quen đăng bài 
  • Thẻ hashtag họ hay dùng 
  • Phương tiện truyền thông hiệu quả nhất với họ 

3. Sprout Social 

Sprout Social sẽ hỗ trợ bạn về nhắn tin, bình luận cùng nhiều tính năng khác. 

  • Tạo thẻ danh mục dịch vụ khách hàng: chẳng hạn như “Giao hàng/Trả hàng”, “Khách phản hồi kém”, “Hàng hỏng” để bạn có thể dễ dàng phân loại khi phản hồi và thuận tiện để theo dõi chất lượng dịch vụ mà bạn cung cấp
  • Tự động gắn thẻ và lọc tin nhắn: chẳng hạn như bạn sẽ gắn một thẻ là “hoàn tiền lại” thì nếu với các tin nhắn tương tự, ứng dụng sẽ gắn thẻ tự động. Bằng cách này, bạn sẽ sắp xếp các thứ tự giải quyết ưu tiên tối ưu hơn. 
  • Gắn thẻ nhân viên: những nhân viên có kiến thức về một hoặc một dòng sản phẩm sẽ được chuyển task đến người đó để chăm sóc khách hàng tốt hơn.
  • Xây dựng bộ câu hỏi thường gặp: thay vì phải gõ lại nhiều lần thì bạn có thể xây dựng phản hồi chung trong thư viện nội dung của Sprout. Điều này giúp tiết kiệm thời gian trả lời và training nhân viên. 
  • Tránh nhiều người trả lời cùng một lúc: Sprout sẽ hiển thị nếu bạn và đồng nghiệp khác đang tương tác cùng một khách hàng để tránh trùng lặp và gây khó hiểu cho khách hàng. 
  • Hạn chế việc bỏ lỡ tin nhắn với tính năng thông báo những tin nhắn quan trọng 
  • Thiết lập được các danh sách VIP để bạn chăm sóc các khách hàng trung thành tốt hơn. Sprout Social sẽ hỗ trợ bạn về nhắn tin, bình luận cùng nhiều tính năng khác.

4. Thiết kế hình ảnh trong Instagram

Instagram được xem là nơi để thể hiện gu thẩm mỹ với ảnh. Nếu bạn còn loay hoay để lên những layout hợp lý cho Instagram thì hãy đọc hết 8 bí quyết lên layout cực đỉnh này nha. 

Square: Mỗi ảnh bạn đăng lên tương ứng với 1 ô vuông. Các ảnh đăng lên cùng thời điểm thì nên có cùng màu sắc chủ đạo hoặc chủ đề. Nếu bạn là người chuộng màu sắc, nhớ chú ý đến việc phối màu giữa các ảnh. 

Lines: Cách này được bố trí như một đường dẫn thị giác. Nếu bạn chọn một đường bên trái hoặc phải là chữ thì chúng sẽ liên kết nội dung với nhau. Bên phải là những bức ảnh có sự liên kết về chủ đề hay phối màu để tạo ra sự khác biệt nhưng hoà hợp với nội dung. 

Tiles: Mấu chốt trong cách phối này là sự đối xứng: 1 chữ, 1 ảnh xen kẽ để tạo ra sự thanh lịch. Với chữ, bạn có thể chia sẻ status của mình hay một câu quote bạn ưng ý, kế bên là một tấm hình cùng tone với nội dung. 

Row by Row: Từ trái qua phải, các hình sẽ có cùng một chủ đề hay màu sắc chủ đạo. Tuyệt hơn nếu chúng được chụp trong một khoảng thời gian, chỉ khác nhau về góc chụp. Cách sắp xếp này tạo nên sự tự nhiên cho mắt. 

Rainbow Feed: Từ 1-3 hàng, màu sắc chính sẽ thay đổi một lần như chiếc cầu vồng vậy. Kiểu layout này đòi hỏi sự phức tạp và kỳ công hơn, dành cho những bạn thích sự cá tính, chống “nhàm mắt”. 

Puzzle: Thay vì để một tấm ảnh lớn vào ô vuông, bạn sẽ cắt chúng thành nhiều mảnh nhỏ rồi đăng theo thứ tự. Làm sao khi nhìn tổng thể, chúng vẫn tạo nên một bức tranh hoàn chỉnh là điều quan trọng. Bạn cần lưu ý 2 điều là: chất lượng ảnh khi cắt không quá tệ và mỗi tấm ảnh cắt ra đều có ý nghĩa riêng. 

Bolds: Mỗi ảnh được bao quanh bởi các viền màu để làm giảm cảm giác “dính vào nhau” khi nhìn, tạo cảm giác hứng thú hơn. 

Mix: Cách nào cho phép bạn sáng tạo nhiều kiểu khác nhau, “lộn xộn trong sự thống nhất” để làm nên một Instagram hấp dẫn hơn. Ví dụ dưới đây là kiểu Bolds và Row by row. 

Layout thì bạn đã biết cách làm sao cho đỉnh rồi, vậy còn ảnh thì sao? Đừng lo, nắm trọn 10 công cụ thiết kế ảnh này sẽ giúp bạn có được những bức ảnh vạn người mê một cách dễ dàng nha.

Công cụ giúp bạn thực hiện mọi việc dễ dàng hơn nhưng để mang lại hiểu quả cao thì tư duy để làm chủ công cụ, tối ưu hiệu suất làm việc mới là điều quan trọng hơn nữa. Tham khảo ngay khoá học DIGITAL PLATFORM MANAGEMENT để “bứt phá” hơn với không chỉ Instagram mà còn nhiều công cụ khác nữa.

Nhanh tay điền form đăng ký, AIM liên hệ và tư vấn phù hợp theo nhu cầu của bạn ngay!