Có Nên Trang Bị Cho Mình Một Khoá Digital Ngắn Hạn?

Nếu bạn đánh dấu tick một trong những lợi ích trên đây, hãy chắc chắn rằng bạn có thể sắp xếp thời gian để ghi danh lớp Digital Platform Management tháng 7 này.
Digital Marketing

Nội dung bài viết

Ham học là tốt nhưng cũng phải xem bạn có đủ ‘nội lực’ để đón nhận kiến thức digital mới. Không phải lúc nào 1 khoá digital cũng là giải quyết được vấn đề, và ngược lại. Thiếu một cái nhìn toàn diện và digital đôi khi tốn của bạn khá nhiều tiền bạc và thời gian từ việc sửa sai đấy.

có nên học khoá digital marketing ngắn hạn

Khi Digital Platform Management trở thành khóa học được yêu thích tại AIM, có rất nhiều bạn liên hệ chúng mình để hỏi rằng cùng một câu hỏi: “Tại sao trang bị kiến thức digital lại là điều cần thiết?”…

Tuỳ vào từng vị trí, ngành nghề cũng như loại hình công ty (client hay agency), sẽ có những câu trả lời khác nhau. Tuy nhiên, qua những chia sẻ và đóng góp từ những học viên cũ, vẫn có những câu trả lời giống nhau cho câu hỏi “học digital để làm gì?”. Nếu bạn đang tìm kiếm cho mình lý do để học một khoá digital ngắn hạn tại Hồ Chí Minh, đừng ngại dành thêm 5 phút để đọc hết bài chia sẻ này nhé.

I. Phối hợp ăn ý với agency

Theo một thống kê trên quy mô 112 client, có tới 61% các nhãn hàng Việt Nam không hài lòng với các agency trong đó lý do chính là kết quả khác với đề xuất ban đầu.

Rất nhiều digital agency dù luôn cố gắng chứng minh sự hiệu quả về mặt business cho khách hàng của mình, vẫn đang thường xuyên nói về tăng thứ hạng từ khoá (SEO), chạy quảng cáo Facebook/Google hay tạo ra những nội dung ‘viral hơn’. Tuy nhiên, làm sao để bạn – ở cương vị là một người lead phòng marketing có thể biết được những proposal nói trên hiệu quả tới đâu? Và điều gì sẽ giúp hiện thực hóa những lời hứa đó?

Nói cùng một ngôn ngữ với khách hàng và team trong nhà

Với vai trò là lead phòng marketing, người đảm nhiệm những KPI quan trọng về doanh số, thị phần, bạn có thể không trực tiếp tham gia vào việc triển khai nhưng phải đánh giá được đề xuất của digital team trong nhà hay agency bên ngoài. Việc đánh giá ở đây nằm ở chỗ bạn hiểu được digital có vai trò như thế nào trong business của mình, từ đó, chiến lược trên digital sẽ là gì, có những goal/objective nào, triển khai thành các KPIs nhỏ ra sao.

Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn làm việc với agency và muốn đảm bảo ROI dành cho kênh digital của mình. Thực tế, không phải agency nào cũng thực sự hiểu sâu và đúng tính chất của cụm từ “chiến lược”. Hoặc nếu có, đó là những người đứng đầu của agency, còn team triển khai phía dưới thì không hẳn.

Làm việc với agency là điều chưa bao giờ dễ dàng. Sự khác nhau này đơn giản đến từ đặc thù công việc và mục tiêu khác nhau, dẫn tới cách 2 bên nhìn nhận về vai trò của digital trong hoạt động marketing và kinh doanh cũng là khác nhau. Và khi đã khác nhau như vậy, chuyện thực tế đi xa với kỳ vọng cũng là điều dễ hiểu.

Vậy thì làm thế nào để bạn giúp công ty khai thác được hiệu quả từ digital? Cách tốt nhất để bắt đầu là xác định lại vai trò của digital với business của bạn. Thống nhất cách hiểu chung về digital nhiều khi chính là phương thuốc giúp cải thiện sự phối hợp giữa client và agency.

II. Nói cùng một ngôn ngữ với khách hàng và team trong nhà

Targeted views, Impressions, Sessions, CPM, CPC… nếu bạn cảm thấy đầu ‘ong ong’ mỗi khi nói nói tới những thuật ngữ cơ bản của digital media, đã đến lúc bạn cần tìm hiểu chi tiết về digital rồi đấy.

đảm bảo hiểu và truyền đạt đúng thông tin giữa đôi bên

Account hay content, dù ở vị trí nào tại agency, chắc hẳn bạn đã quá rành về thương hiệu, ý tưởng sáng tạo hay thông điệp truyền thông. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu về công nghệ, công cụ và những thuật ngữ digital. Khi mà client ngày càng yêu cầu agency khả năng cập nhật về digital, nếu đăng bài facebook hay xây dựng website là tất cả những gì bạn biết về digital thì rất nguy hiểm.

Là một người làm account, làm sao bạn có thể manage được kỳ vọng của client khi bản thân mình không hiểu rõ bản chất của các KPI? Là một người sáng tạo nội dung, sẽ là thiếu sót nếu bạn không hiểu về hành vi người dùng online cũng như đặc thù của những loại hình quảng cáo trên digital. Chưa hết, khi digital trở thành trọng tâm của cả chiến dịch, không nắm được kiến thức cơ bản sẽ khiến bạn không nói chung ngôn ngữ với cả team.

III. Nghĩ lớn, nhìn xa

đáp ứng được mục tiêu trong tương lai, digital plan không phải chỉ có chạy ads

Là chủ một doanh nghiệp sống nhờ vào digital, có bao giờ bạn tự hỏi nếu ngừng quảng cáo, mọi chuyện sẽ ra sao?

Rất nhiều doanh nghiệp đang loay hoay trong chiến lược digital của mình đơn giản vì sự phụ thuộc vào quảng cáo. Khi marketing đồng nghĩa với Facebook/Google Ads thì khi thị trường xuất hiện đối thủ có đủ khả năng phủ sóng trên tất cả các kênh mà bạn đang chạy, với những nội dung hấp dẫn và liên tục hơn công ty bạn thì điều gì giúp business của bạn tồn tại?

Câu trả lời chính là thương hiệu, là giá trị chung giữa brand của công ty bạn với người tiêu dùng. Ngay từ lúc này, bên cạnh với chuyện tối ưu hiệu quả quảng cáo, bạn cần tập trung cho một chiến lược truyền thông dài hạn và đồng nhất trên digital để xây dựng lợi thế cạnh tranh dài hạn cho công ty mình.

Bất chấp thực tế của digital đã có mặt ở Việt Nam gần 20 năm, vẫn có không ít cái nhìn sai lệch và thiếu hệ thống về lĩnh vực này. Là chủ một doanh nghiệp muốn tận dụng digital như một chiến lược truyền thông dài hạn, bạn nên bắt đầu bằng cách nhìn nhận digital một cách tổng quan và cơ bản nhất trước khi đi sâu vào SEO, SEM, Website, Fanpage…

Nếu bạn đánh dấu tick một trong những lợi ích trên đây, hãy chắc chắn rằng bạn có thể sắp xếp thời gian để ghi danh lớp DIGITAL PLATFORM MANAGEMENT sắp khai giảng.