Chọn Quảng Cáo Facebook Hay Google?

Bắt tay vào tập tành chạy Ads, chi phí có hạn và không biết chia tiền cho Google và Facebook như thế nào? Bài viết này dành cho bạn!
Digital Marketing

Nội dung bài viết

Bắt tay vào tập tành chạy Ads, chi phí có hạn và không biết chia tiền cho Google và Facebook như thế nào? Bài viết này dành cho bạn!

I. Google Ads và Facebook Ads khác nhau như thế nào?

Muốn chọn được kênh quảng cáo thích hợp thì ít nhất cũng phải biết một vài điểm khác biệt cơ bản giữa chúng đã. Cụ thể, sự khác biệt của 2 kênh thể hiện qua các yếu tố:

1. Mức độ target chính xác:

  • Facebook Ads:

Quảng cáo trên Facebook sẽ target đến những người ‘có khả năng’ trở thành khách hàng của bạn dựa trên nhân khẩu học, sở thích, hành vi,… Việc có target đúng hay không tùy thuộc vào tư duy và độ am hiểu insight khách hàng của người thiết lập ads. 

  • Google Ads: 

Google search ads nhắm mục tiêu dựa trên “từ khóa”, người dùng phải tìm kiếm từ khóa liên quan đến sản phẩm của bạn trên Google thì quảng cáo mới hiện ra, có nghĩa là họ quan tâm đến sản phẩm của bạn rồi. 

Trong khi đó, Google display ads lại có cách nhắm mục tiêu theo placement (vị trí, website để cho quảng cáo xuất hiện), nhân khẩu học, chủ đề, v.v..

Với YouTube ads (cũng là anh em nhà Google), bạn có thể “ngắm bắn” theo tệp audience của kênh hoặc video bạn chọn đặt quảng cáo.

mức độ target chính xác
Target trên Facebook theo nhân khẩu học

 

target trên Google theo từ khóa
Target trên Google theo từ khoá

Bên cạnh Search, Google cũng có những loại hình quảng cáo dựa trên nhân khẩu học như GDN (Google Display Network) và một số kiểu quảng cáo trên Youtube.

những loại hình quảng cáo của google
Tuỳ vào từng giao đoạn để sử dụng các công cụ quảng cáo phù hợp

Như vậy, nói về target đúng khách hàng mục tiêu thì Google search ads có lợi thế nhất vì tiếp cận được những người đã có nhu cầu.

Đồng thời, về mức độ chính xác của thông tin cá nhân, đặc biệt là nhân khẩu học, Google sẽ thu thập chính xác hơn Facebook.

Vì sao? Có phải hầu hết chúng ta đều “khai” tuổi thật khi tạo tài khoản Google nhưng với Facebook thì không?

2. Chi phí

Chính vì cách target như trên nên dẫn đến sự khác nhau giữa phí quảng cáo của Google và facebook, thể hiện qua CPC (cost per click, số tiền trung bình cho 1 người click vào quảng cáo của bạn).

Nghĩ thử nè, Facebook thả quảng cáo trên diện rộng, tỉ lệ click vào chưa hẳn cao, mà click vào cũng chưa chắc đã mua hàng. Còn Google quảng cáo cho đúng người đang cần, khả năng mua hàng chắc chắn cao hơn. Mà click chất lượng hơn thì giá phải cao hơn là đúng rồi.

Ví dụ: Với dịch vụ “vận chuyển nhà” bạn có thể phải trả 20,000 – 50,000đ cho 1 Click nếu quảng cáo Google. Nhưng bạn có thể chỉ phải trả 100 – 2,000đ cho 1 click khi quảng cáo trên Facebook.

3. Yêu cầu về trang đích

Khi click vào quảng cáo trên Google, người dùng sẽ được dẫn về trang đích (landing page hoặc website). Trải nghiệm trên trang đích là yếu tố chủ chốt dẫn đến quyết định mua hàng của họ, vì thế bạn phải đầu tư cho trang đích của mình nếu chạy quảng cáo trên Google (hình ảnh, thông tin, tốc độ load trang,…). 

Trong khi đó, quảng cáo trên Facebook, khách hàng có thể tương tác với bạn qua messenger, comment, hoặc các phương tiện cá nhân khác chứ không nhất thiết phải dẫn về website, thế nên bạn không nhất thiết quá đầu tư và website khi chỉ quảng cáo Facebook.

4. Kênh phủ sóng

Google Adwords: Có mặt ở hầu hết các website, blog đã đăng ký làm đối tác quảng cáo của Google display network (mạng hiển thị google) như: Kênh 14, 24h, zing… 

Quảng cáo facebook: Chỉ hiển thị quảng cáo ở trên trang facebook, tuy nhiên facebook lại có một lượng người dùng lớn. Chưa kể tính năng tương tác sẽ khiến sản phẩm của bạn viral hơn nhiều lần nếu bạn có content chất lượng.

II. Ngành hàng nào nên dùng Facebook? Ngành hàng nào nên dùng Google?

ngành hàng nào nên chọn quảng cáo facebook, ngành hàng nào nên chọn google

Dựa vào những tính chất trên, Facebook Ads và Google Ads có thể phù hợp với mỗi ngành hàng có những đặc thù như sau:

1. Với Facebook Ads: 

Sản phẩm, dịch vụ bán trực tiếp cho người tiêu dùng, không phải là doanh nghiệp, bởi Facebook dùng để tìm và kết nối với người tiêu dùng cá nhân. Mặc dù các công ty có trang trên Facebook, nhưng sự hiện diện của họ là để bán hàng ra thị trường người tiêu dùng, không phải để mua từ doanh nghiệp của bạn.

Sản phẩm, dịch vụ mang tính chất thú vị, độc nhất: Facebook là nơi hoàn hảo để bán các sản phẩm độc đáo, mang tính cá nhân, vật phẩm thể hiện thị hiếu và sở thích riêng của một người như đồ lưu niệm, quà handmade, thời trang độc đáo,… Bạn sẽ không phát huy tối đa tiềm năng tiếp thị của Facebook, nếu bạn đang bán các sản phẩm mà khách hàng dễ dàng tìm thấy hoặc so sánh giá cả. 

Sản phẩm đơn giản, giá trị không quá lớn: Quần áo, phụ kiện, nhu yếu phẩm, đồ ăn…Đơn giản là vì thông tin sản phẩm đơn giản (không cần phải vào website để đọc) và giá trị sản phẩm không quá cao. Người dùng sẽ dễ dàng nắm được thông tin đầy đủ của sản phẩm và quyết định mua hàng nhanh hơn chỉ qua nội dung trên Facebook. 

2. Với Google Ads:

Sản phẩm, dịch vụ theo mùa như là áo ấm, áo lạnh, dịch vụ nhà cửa, sửa chữa điện máy, sản phẩm các dịp lễ, tết,…Vào những khoảng thời gian cụ thể trong năm, nhu cầu tìm kiếm những mặt hàng này cao đột ngột, nên tận dụng Google Ads để tăng khả năng tiếp cận đến người dùng 

Sản phẩm, dịch vụ cạnh tranh cao. Những ngành nghề cạnh tranh gay gắt với nhau như bất động sản, nội thất, mỹ phẩm,.. luôn tận dụng mọi kênh để tiếp cận với khách hàng của mình. Muốn có chỗ đứng khi kinh doanh mặt hàng này, bạn cũng phải đầu tư nhiều vào Google Ads. 

Những sản phẩm đắt đỏ. Với những sản phẩm ‘ngốn’ nhiều tiền, khách hàng sẽ cân đo đông đếm và lên website để tìm hiểu thông tin kỹ trước khi mua, vì thế Google Ads là điều cần thiết lúc này.

III. Kết hợp quảng cáo giữa Facebook và Google

Có thể thấy Facebook là kênh tốt nhất để bạn tăng độ nhận diện thương hiệu (raise awareness) hoặc ‘educate’ khách hàng về những nhu cầu mà chính họ còn chưa nghĩ đến trước đó.

Vậy nên nếu sản phẩm còn mới, hoặc bạn làm startup với một mặt hàng ‘chưa bao giờ có trước đây’’ thì tốt nhất là nên bắt đầu với Facebook. Bạn cũng có thể dùng Facebook để retargeting những khách hàng đã vào website của mình bên cạnh Google Ads.

kết hợp chạy quảng cáo giữa facebook và google

Mặt khác, nếu sản phẩm của bạn đã có một chỗ đứng nhất định và bạn đang muốn tăng Conversion (tức là thúc đẩy hành động mua hàng), Google Ads sẽ là sự lựa chọn rất phù hợp.

Do đó, nếu doanh nghiệp của bạn đang kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản, bán ô tô, máy in, thiết bị chống cháy, thiết bị giáo dục… thì quảng cáo facebook chỉ phù hợp với mục đích làm tiếp thị lại, còn nếu bạn muốn sử dụng dịch vụ quảng cáo facebook đại trà để tiếp cận khách hàng thì điều đó là không thể bởi bạn sẽ không thể tìm được những nhóm đối tượng có khả năng hoặc đang có ý định mua hay sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn.

Tất nhiên, những nhận xét này chỉ mang tính tương đối. Đặc biệt là khi tối ưu quảng cáo, bạn không chỉ phải tập trung vào đặc trưng sản phẩm mà còn vào xu hướng mua sắm của khách hàng. Đây là điều khó đoán cực kì vì hành vi của họ bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố và thường xuyên thay đổi, chưa kể đến việc tính năng quảng cáo của các kênh cũng update không ngừng.

Bởi thế, bạn phải liên tục theo dõi và có những điều chỉnh nhất định dựa trên số liệu thu được trong quá trình chạy. Mọi quyết định phân chia ngân sách và tối ưu quảng cáo chủ yếu dựa trên những bảng report và độ nhạy bén của tư duy đó!

Tóm lại

Trên đây là những kiến thức hết sức căn bản về Facebook và Google. Để có thể chạy Ads thành thục và tối ưu ngân sách, bạn phải đi sâu vào phân tích nguyên lý hoạt động lẫn các metrics, KPIs hoặc thậm chí cách viết content đặc thù cho từng kênh.

Vì vậy, hãy theo dõi các kiến thức từ khóa học Ads để những chuyển biến liên tục của Google và cập nhật ngay những thay đổi từ Google Ads để cải thiện quảng cáo, góp phần giúp cho hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn nhé!

FACEBOOK MARKETING và GOOGLE ADS ALL IN ONE là hai khóa học digital được quan tâm nhất tại AIM Academy.

Điền form đăng ký ngay để AIM tư vấn phù hợp theo mục đích của bạn